Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Hàm Nghi

Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Hàm Nghi

Bài 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

(tiết 1)

 I. Mục tiêu bài học :

 1. Kiến thức:

- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.

- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .

2. Kỹ năng:

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .

- Biết phòng ngừa cho bản thân .

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .

3. Thái độ:

- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - - Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH .

- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH .

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục :

 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.

III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

 - Quan sát tranh ảnh, băng hình

 - Đóng vai, xử lí tình huống

 - Trình bày một phút

 - Thảo luận nhóm, động não.

 - Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.

 

doc 137 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 2 - Trường THCS Hàm Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:07/01/2012
Tiết 19 Ngày dạy :09/01/2012
Bài 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
(tiết 1)
 I. Mục tiêu bài học : 
 1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .
- Biết phòng ngừa cho bản thân .
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
3. Thái độ:
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - - Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH .
- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH .
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : 
	Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : 
 - Quan sát tranh ảnh, băng hình
 - Đóng vai, xử lí tình huống
	- Trình bày một phút
 - Thảo luận nhóm, động não.
 - Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.
IV. Phương tiện dạy học : 
	- SGK, SGV GDCD 8.
 - Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự
	- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội.
	- Bài tập tình huống, phiếu học tập. 
 - Băng hình, tranh ảnh
V/ Tiến trình dạy học : 
1/Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hàng ngày ?
3. Bài mới:
a)/Khám phá: GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là ma tuý)
GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Ba tệ nạn này đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại của chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà hôm nay XH, nhà trường và mỗi chúng ta phải quan tâm , phải tìm hiểu . Vậy tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vấn đề này .
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV yêu cầu 1 học sinh đọc 2 tình huống trong sgk
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 
Nhóm 1 : 
1. Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
2. Nếu các bạn trong lớp em cũng chơi thì em sẽ làm gì ?
GV : Nếu nhờ cô giáo can thiệp Em có sợ các bạn sẽ trả thù không ?
Nhóm 2
1. Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? ( P, H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay sai ? ). 2. Họ sẽ bị xử lí như thế nào ?
Nhóm 3
1. Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ? 
2. Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ?
I. Đặt vấn đề : 
- Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là chơi ít rồi thành quen ham mê sẽ chơi nhiều .
- Nếu các bạn lớp em chơi thì em sẽ ngăn cản, nếu không được thì em sẽ nhờ đến cô giáo chủ nhiệm can thiệp.
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút (không chỉ là vi phạm đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định .
HS rút ra bài học cho bản thân.
- Không chơi bài ăn tiền , không ham mê cờ bạc , không nghe kẻ xấu để nghiện hút.
- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến nhau.
- Nên tránh xa các tệ nạn này .
HS nêu lên mối quan hệ của 3 tệ nạn
- 3 tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm có liên quan đến với nhau, là bạn đồng hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực tiếp dẫn đến HIV/AIDS
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về tác hại của tệ nạn xã hội
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV chia thành 3 nhóm thảo luận
Câu 1. Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với xã hội ? 
Câu 2. Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với gia đình ?
Câu 3. Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân cá nhân ?
Nhận xét, Diễn giải. 
Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc, mại dâm đều là trong độ tuổi lao động. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới thì số người trong độ tuổi lao động mắc tệ nạn xã hội này trên 40% (15-20 tuổi), đồng thời những đối tượng này đang trong độ tuổi sinh đẻ ® bản thân họ sinh ra những đứa con tật nguyền hoặc chết.
HIV/AIDS là hiểm hoạ không riêng một quốc gia, dân tộc nào.
- Tính đến nay, VN có 129.715 người nhiễm HIV, 26.840 người bị nhiễm AIDS và 39.664 người tử vong do AIDS. Ước tính đến năm 2010, VN sẽ có khoảng 420.000 người bị nhiễm HIV/ AIDS và trong số đó sẽ có trên 100.nghìn người tử vong.
Dự báo cuối thập kỉ gần 30.000 người nhiễm HIV/AIDS.
GV Kết luận và chuyển ý :
Những tệ nạn xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó gặm nhấm, làm tổn hại nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người.
GV : Nguyên nhân nào khiến con người ta xa vào các tệ nạn xã hội ?
Trong các nguyên nhân đó, theo em nguyên nhân nào là chính?
Nhận xét
Em có biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội ?
 Hướng dẫn học sinh tìm ra các biện pháp chung , riêng .
Nhận xét- Kết luận:
Để cho việc phòng chống tệ nạn xã hội hữu hiệu, pháp luật của nhà nước ta đã có những quy định áp dụng cho toàn xã hội, trong đó có cả những đối tượng như chúng ta.
1. Tác hại của các tệ nạn xã hội :
Các nhóm có thể trả lời theo nội dung sau :
 Nhóm 1 :
- Đối với xã hội .
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội .
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xã hội
 Nhóm 2 :
- Đối với gia đình .
+ Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người
+ Gia đình tan vỡ
 Nhóm 3 :
- Đối với bản thân 
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.
+ Vi phạm pháp luật 
HS nghe
2- Nguyên nhân :
- HS liên hệ ở trường , địa phương về vấn đề này.
* Nguyên nhân khách quan .
- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm ,còn nhiều tiêu cực trong xã hội.
- Kinh tế kém phát triển.
- Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường.
- Ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ.
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le.
- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
* Nguyên nhân chủ quan .
- Lười lao động , ham chơi, đua đòi , thích ăn ngon ,mặc đẹp
- Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ.
- Do thiếu hiểu biết.
- Thiếu ý chí tự chủ
HS trả lời 
- Nguyên nhân chủ quan là chính
HS trao đổi , tham gia ý kiến cá nhân
3- Biện pháp phòng tránh
HS trao đổi tìm ra các biện pháp
 * Biện pháp chung .
- Nâng cao chất lượng cuộc sống 
- Tăng cường giáo dục tư tưởng , đạo đức
- Giáo dục pháp luật 
- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn 
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-NT- XH 
 * Biện pháp riêng .
- Không tham gia che giấu, tàng trữ chất ma tuý.
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn XH.
- Có cuộc sống cá nhân lành mạnh, lao động và học tập tốt.
- Vui chơi giải trí lành mạnh.
- Giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm.
- Không xa lánh người mắc bệnh tệ nạn xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.
c. Luyện tập : 
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV : Tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố ( treo bảng phụ )
 Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? (đánh dấu x vào lựa chọn của em )
- Gia đình 
- Nhà trường 
- Xã hội 
- Bản thân 
- Cả 4 ý kiến trên
 HS : Lên bảng làm bài tập
GV : Nhận xét , kết luận tiết 1
d. Vận dụng :
 - Củng cố lại kiến thức tiết 1 đã học 
4. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị cho tiết 2
- Làm các bài tập 1,2- SGK 
=======================================
Tuần 20 Ngày soạn:14/01/2012
Tiết 20 Ngày dạy :16/01/2012
Bài 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
( Tiết 2 )
 I. Mục tiêu bài học : 
 1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .
- Biết phòng ngừa cho bản thân .
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
3. Thái độ:
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - - Xa lánh tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH .
- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH .
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : 
	Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : 
 - Quan sát tranh ảnh, băng hình
 - Đóng vai, xử lí tình huống
	- Trình bày một phút
 - Thảo luận nhóm, động não.
 - Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.
IV. Phương tiện dạy học : 
	- SGK, SGV GDCD 8.
 - Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự
	- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội.
	- Bài tập tình huống, phiếu học tập. 
 - Băng hình, tranh ảnh
V/ Tiến trình dạy học : 
1/Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Nguyên nhân nào khiến con người ta xa vào các tệ nạn xã hội ?
3. Bài mới:
a)/Khám phá: - GV củng cố , hệ thống lại kiến thức của tiết 1 dẫn dắt vào tiết 2
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Tìm hiểu nội dung bài học
 Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học 
 Em hiểu tệ nạn xã hội là gì ? 
Cho HS làm bài tập nhanh ( treo bảng phụ ) 
Trong các tệ nạn sau tệ nạn nào là nguy hiểm nhất ?
a. Cờ bạc.
b. Đua xe máy, xe đạp.
c. Ma tuý.
d. Mại dâm.
đ. Nghiện rượu.
e. Quay cóp, gian lận thi cử.
Nhận xét, bổ sung
 Theo em các tệ nạn này có tác hại gì ?
Nhận xét, chốt lại, yêu cầu HS đọc
Để giảm bớt các tệ nạn xã hội Nhà nước ta đã phải huy động nguồn tài chính để có ngân sách chi cho các hoạt động xã hội như cai nghiện ma túy, mở các trường giáo dưỡng, xây trại giam...
Vậy theo em Nhà nước ta huy động nguồn tài chính đó từ đâu ?
Để phòng chống các tệ nạn xã hội có phải Nhà nước ta lấy ngân sách từ nguồn thu thuế không ?
Kết luận : Để phòng chống tệ nạn xã hội Nhà nước cần nguồn tài chính. Vì vậy việc trốn thuế, gian lận thuế cũng ảnh hưởng đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức học sinh tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hôi.
Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với xã hội ?
Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ? 
Giới thiệu Luật phòng chống ma túy ( Điều 3 ) - Bộ luật Hình sự năm 1999. 
( Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.)
1. Người nào sử dụng trái phép chất Ma tuý dưới bất cứ hình thức nào, đã được gi ... m giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
Nêu một số câu hỏi cho HS tự tìm hiểu và trả lời
1. Nước có vai trò quan trọng trong đời sống con người như thế nào ?
Nhận xét , bổ sung :
 Học sinh, sinh viên cần tuyên truyền cho mọi người biết tầm quan trong của nước trong sinh hoạt, đời sống... qua đó thuyết phục, vận động mọi người giữ gìn trong sạch nguồn nước, tránh xả rác bừa bãi nơi sông suối...
2.Vì sao chúng ta phải bảo vệ cây xanh và tài nguyên rừng? 
3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
4. Nêu biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ?
Nhận xét, kết luận
Tổ chức cho HS liên hệ thực tế về vấn đề bảo vệ môi trường tại địa phương
 1- TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (15’)
HS theo dõi, lắng nghe
HS trao đổi đưa ra nhận xét
HS trao đổi và nêu lên những ảnh hưởng 
 II- TÌM HIỂU VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG 
HS trao đổi và đưa ra kết luận
->Riêng đối với cuộc sống của con người. nước có một vai trò hết sức đặc biệt.Đối với cơ thể con người nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn không uống nước trong vòng 3-5 ngày được..
->Vai trò của cây xanh : Cây xanh đóng góp lớn trong việc bảo vệ bầu khí quyển, bởi lượng lớn CO2 mà cây xanh hấp thụ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đã góp phần vào việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.Điều hòa khí hậu và giảm thiểu tiếng ồn là vai trò chính trong bảo vệ môi trường,ngăn chặn lũ lụt. Ngoài ra, cây xanh còn tham gia vào chuỗi thức ăn vì nó là thành phần chính tổng hợp chất dinh dưỡng, cung cấp cho hệ sinh thái.
* Nguyên nhân :
- Do khói bụi thải ra từ các nhà máy
- Do sử dụng các chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Do phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
- Do các khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu. - Bụi - Tiếng ồn
- Do lượng rác thải
 * Biện pháp khắc phục
- Xử lí rác thải, nước thải đúng quy trình
- Nâng cao ý thức của mỗi người dân
- Bảo vệ nguồn nước và tài nguyên rừng 
- Tăng cường việc trồng cây xanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 
- Bảo vệ động, thực vật quý hiếm
HS viết bài thu hoạch về tình hình môi trường ở địa phương.
 3- Củng cố
GV : Tổ chức cho HS thi hái hoa dân chủ và vẽ tranh với chủ đề về môi trường ( Chia lớp thành 3 đội
 Phần 1 : Thi hái hoa dân chủ
- GV: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống.
- GV: Chọn 3 HS làm giám khảo ( BGK chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống).
- GV: Chọn 1 HS làm người dẫn chương trình.
* Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi.
- HS lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống.
- Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá.
 Các câu hỏi:
1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường?
2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia.
3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người.
4.Theo em, phá rừng nguy hiểm ntn?
5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?.
6.Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?.
7. Vì sao khi ăn trái cây phải rửa thật sạch?.
8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường.
9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc.
10. Cạnh nhà bạn có một gia đình chuyên nuôi lợn. Mùi phân lợn bốc lên rất khó chịu.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó.
 Phần 2 : Thi vẽ tranh
GV : Yêu cầu trong thời gian là 10’ mỗi đội phải vẽ được một bức tranh nói về môi trường.
HS : Thi giữa các tổ, bình xét về nội dung tranh
GV : Nhận xét, khích lệ HS
GV : Kết luận : Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.
 4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà
- Tìm hiểu về tình hình môi trường tại địa phương
- Làm bài tập thu hoạch sau :
Câu 1 : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người ? Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em ?
Câu 2 : Theo em ,vì sao trong những năm gần đây hiện tượng mưa bão, lũ lụt, hạn hán, thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới ? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ?
- Đọc và tìm hiểu trước bài : Sống và làm việc có kế hoạch.
.
TIẾT 
Ngµy so¹n:
Ngµy . . th¸ng .. n¨m 2012
Ngµy d¹y:.
BGH kÝ duyÖt
Tiết 35 : THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG
 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức :
 - Cung cấp cho HS nắm được những vấn đề nổi bật diễn ra ở địa phương hiện nay đó là tệ nạn xã hội
 - Học sinh nắm được những chủ trương của địa phương trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội.
 2. Kỹ năng :
 - Biết đánh giá thái độ ,hành vi của bản thân đối với vấn đề tệ nạn xã hội đó.
 3. Thái độ :
 - Có thái độ đúng đắn với các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương mình. Vận động người thân trong gia đình và mọi người xung quanh không sa vào tệ nạn xã hội .
 II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Giáo viên :
 - Tài liệu : Phòng chống tệ nạn xã hội của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội của sở thương binh và xã hội tỉnh Sơn La.
 - Phiếu thảo luận, tranh ảnh tư liệu về tệ nạn xã hội.
 2. Học sinh :
 - Số liệu thông kê về số người mắc tệ nạn xã hội tại thôn , bản, làng , xã nơi đang cư trú.
 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. ổn định tổ chức : 
 - GV phân công nhóm, tổ
 - Chuẩn bị phiếu học tập có sẵn câu hỏi
 2. Nội dung ngoại khóa
 GV : Lần lượt tổ chức cho HS thực hiện qua các phần thi sau
*/ PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2010 (5’)
 GV : Đọc cho HS nghe tài liệu thống kê về tệ nạn ma túy và mại dâm trong toàn tỉnh
 Sơn La là một trong những trọng điểm ma túy của toàn quốc. Toàn tỉnh có hơn 1 vạn người nghiện ma túy, đứng thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng so với số người nghiện trên số dân thì Sơn La đứng đầu trên cả nước. Cho nên số người nghiện tăng đã trở thành vấn đề bức xúc và mối quan tâm của toàn dân và của các cấp lãnh đạo.
 Thực hiện quyết định số 49 QĐ/ TTG ngày 10/ 03/ 2005 của Thủ tướng chính phủ về “kế hoạch tổng thể về phòng chống ma túy đến năm 2010 ” Ban thường vụ tỉnh ủy Sơn La đã quyết định thành lập ban chỉ đạo 03 của tỉnh để chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống ma túy.
 Với khẩu hiệu hành động : Toàn dân đoàn kết xây dựng bản làng, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, gia đình không có ma túy, với phương châm là : Tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện , kiên trì phòng chống ma túy. Toàn tỉnh đã thành lập 256 tổ cai nghiện với 1.912 người tham gia rong đó có 76 Bác sĩ, 429 Y sĩ, Y tá.
 Tính đến hết ngày 30 / 12/ 2008 toàn tỉnh đã hỗ trợ cắt cơn nghiện cho hơn 14.900 người nghiện tại gia đình và cộng đồng. Cùng với công tác tuyên truyền hố trợ cắt cơn nghiện, công tác đấu tranh phá các ổ nhóm, tụ điểm sử dụng ma túy đã tiến hành quyết liệt.
 Từ ngày 17/ 03/ 2006 đến hết ngày 30/ 12/2008 bắt giữ 1. 437 vụ gồm các tang vật như : Hê rô in. thuốc phiện, viên ma túy tổng hợp, viên nén thuốc tổng hợp, viên nén thuốc tân dược gây nghiện Khởi tố ,điều tra 953 vụ án, 1.045 bị can phạm tội về ma túy do Tòa án nhân dân các cấp xét xử lưu động tại các huyện, thị xã, phường.
 *. Một số chủ trương mới tăng cường phòng chống ma túy
 Ngày 06/ 07/ 2006 Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh đã có kết luận số 69/ KL-TU về một số chủ trương mới tăng cường công tác phòng chống ma túy, tiếp tục cuộc vận động 03 của tỉnh ủy với nội dung :
Bỏ bước xét nghiệm sàng lọc kết luận người nghiện ma túy bằng test thử. Từ ngày 01/ 07/ 2006, tập trung quy trình tư vấn chính sách để người mắc nghiện ma túy tự nhận, ký cam kết theo mẫu máu xét nghiệm các thông số cần thuyết phục cho công tác cai nghiện
Để động viên cán bộ xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố làm tốt công tác tư vấn giúp người nghiện ma túy tự nhận và xin cai nghiện ( không phải xét nghiệm ), hỗ trợ cắt cơn nghiện bằng thuốc hương trầm
Quản lí sau cai nghiện cho tất cả những người đã mắc nghiện mà chưa được cai nghiện, hỗ trợ bằng thuốc hương trầm tại cơ sở và tại gia đình.
Yêu cầu bắt buộc mọi công dân phải kí cam kết “ Không sử dụng buôn bán chất ma túy”
 */ PHẦN II : THI TÌM HIỂU VỀ MA TÚY. (20’)
 GV : Tổ chức cho HS thực hiện phần thi này bằng trò chơi “ Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi sau :
Vì sao Sơn La lại đưa ra quyết tâm bài trừ tệ nạn ma túy ?
Đối tượng người nghiện ma túy tập trung nhiều nhất ở độ tuổi nào ?
Nguyên nhân nào dẫn đến người đã cai nghiện khi trở về lại tái nghiện ?
Người nghiện ma túy sẽ gây ra hậu quả gì ?
Hãy thống kê số liệu về người mắc tệ nạn ma túy tại địa bàn nơi em cư trú ?
Em hãy nêu ý kiến của mình để làm cách nào đẩy xa được tệ nạn xã hội hiện nay ? đặc biệt là tệ nạn ma túy.
 HS : Trả lời bằng cách xin tín hiệu và trình bày trên phiếu học tập.
 GV : Nhận xét , đánh giá câu trả lời , cho điểm
 */ PHẦN III : THI ĐÓNG TIỂU PHẨM NGẮN (20’)
 GV : Đưa ra 1 tình huống, yêu cầu HS tự viết kịch bản tại chỗ và phân vai thể hiện tiểu phẩm – GV cử ra 1 ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
 Tình huống : Một kẻ nghiện ma túy bị gia đình ruồng bỏ dẫn đến trộm cướp rồi bị bắt vào tù . Sau 3 năm tù giam quay trở về với gia đình, ăn năn hối cải trở thành người hữu ích.
 HS : Các nhóm lên thể hiện tiểu phẩm
 BGK : Theo dõi, nhận xét, đánh giá nội dung diễn xuất kịch bản và cho điểm
 3. Tổng kết
 GV : Nhận xét ,đánh giá từng phần thi của các đội
Công bố điểm
Trao giải
 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà
 - Ôn tập toàn bộ các bài đã học 
 - Tìm hiểu các vấn đề của địa phương trong mọi lĩnh vực
 - Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội tại địa bàn đang cư trú.
 *************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGD 8 HKII.doc