Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Thịnh

Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Thịnh

 BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: -HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện, ý nghĩa?

 2.Kỷ năng: -HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

 3.Thái độ: -Học tập gương tốt,phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bài soạn+SGK,SGV

 - HS: Bài soạn +SGK8

III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài củ: Kiểm tra sách vở HS.

3. Bài mới:

 

doc 57 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Vĩnh Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1
Ngày soạn: 10/8/2011
Tiết: 1
 BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: -HS hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện, ý nghĩa?
 2.Kỷ năng: -HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 
 3.Thái độ: -Học tập gương tốt,phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Bài soạn+SGK,SGV
 - HS: Bài soạn +SGK8
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài củ: Kiểm tra sách vở HS. 
 Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung 
*HĐỘNG 1
 Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
GV gọi HS đọc nội dung ĐVĐ, thảo luận theo câu hỏi:
GV:Hãy nêu những việc làm của viên tri huyện Thanh ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
GV:Hình bộ thượng thư anh ruột của tri huyện Thanh ba đã có hđộng gì?
GV: Hãy nhận xét việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? 
GV:Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
GV kết luận.
* HĐỘNG 2
 Liên hệ phần đặt vấn đề, GV chia nhóm HS thảo luận.
N1:Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự ntn?
HS:
N2:Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
HS:
GV : Bổ sung kết luận.
* HĐỘNG 3
 Tìm hiểu nội dung bài học.
GV:Thế nào là lẽ phải?
GV:Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
GV:Hãy nêu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?
GV : Kết luận.
 * HĐỘNG 4
 Luyện tập
GV:Hãy tìm 2 hành vi tôn trọng lẽ phải.
GV:Hãy tìm 2 hành vi không tôn trọng lẽ phải.
Bài 1(SGK)
Bài 2(SGK)
GV bổ sung cho điểm.
GV kêt luận toàn bài.
HS:-Ăn hối lộ của tên nhà giàu
-Ức hiếp dân nghèo
-Xử án không công minh  «  Đổi trắng, thay đen »
HS:-Xin tha cho tri huyện.
HS:-Bắt tên nhà giàu trả lại ruộng cho người nông dân
-Phạt tên nhà giàu về tội ức hiếp hối lộ
-Cách chức tri huyện Thanh ba
-Không nể nang đồng loã với việc làm xấu.
-Dũng cảm trung thực, dám đấu tranh với những sai trái.
-Bảo vệ chân lý, tôn trọng lẽ phải.
N1 : Ủng hộ bạn, bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý.
N2 : Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn không nên làm như vậy.
HS:
HS:
HS:
HS:
I.Đặt vấn đề:
-Ăn hối lộ của tên nhà giàu
-Ức hiếp dân nghèo
-Xử án không công minh  «  Đổi trắng, thay đen »
II.Nội dung bài hoc:
1. Lẽ phải:
Là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của XH.
2.Tôn trọng lẽ phải: là công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực không chấp nhận và không làm những vịêc sai trái.
3. Ý nghĩa:
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mqh XH, góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển.
III. Bài tập
-Phê phán việc làm sai trái.
-Chấp hành nội quy nơi mình sống,htập.
-Vi phạm luật giao thông.
-Thích gì làm đó.
Bài 1 : Đáp án c+giải thích.
Bài 2 : Đáp án a,b,d,g +giải thích.
IV. Củng cố: -Giải thích câu thành ngữ: "Gió chiều nào theo chiều ấy"
 « Dĩ hoà vi quý ».
V.HDVN  - Làm bài tập còn lại ở sgk.
 - Học bài củ, chuẩn bị bài mới.
 - HS thực hiện tốt ATGT.
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:2
Ngày soạn: 17/8/2011
Tiết: 2
 LIÊM KHIẾT 
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: - HS hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt liêm khiết với không liêm khiết
 - Vì sao cần phải liêm khiết?
 2.Thái độ : - Học tập gương liêm khiết.
 - Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
 3.Kĩ năng : - HS có thói quen rèn luyện bản thân mình sống liêm khiết.
II.Chuẩn bị: 
 - GV: Bài soạn + SGK,SGV8
 - HS : Bài củ + bài soạn,SGK8
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 
2.Kiểm tra bài củ:
 Tìm hvi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc s?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung 
 * HĐỘNG 1
 Tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Gọi HS đọc
GV: Chia nhóm thảo luận
N1:-Hãy nêu những việc làm của bà Ma-riQuy-ri?
-Những việc làm đó thể hiện đức tính gì của bà?
N2:-Hãy nêu hành động của Dương Chấn?
-Hành động đó thể hiện đức tính gì?
N3: - Hành động của Bác Hồ được đánh giá ntn?
GV: Hành động đó thể hiện đức tính gì của Bác?
GV: Theo em những cách cư xử đó có điểm chung gì?Vì sao?
GV kết luận
 * HĐỘNG 2
 Tìm hiểu NDBH
GV: Thế nào là liêm khiết?
GV: Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
GV: Hãy nêu tác dụng của đức tính liêm khiết đối với bản thân em và mọi người?
GV: K luận.
 * HĐỘNG 3
 Luyện tập
Bài 1:(SGK)
Bài 2:(SGK)
GV bổ sung cho điểm
HS:
N1:-Bà Ma-ri Quy-ri cùng chồng là Pie Quy-ri đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị về KH-KT.
-Không giữ bản quyền phát minh, sẵn sàng giữ quy trình chiết tách cho những ai cần tới.
-Bà gửi biếu 1 gam Rađi cho viện nghiên cứu để chữa ung thư.
-Không nhận quà mà Tổng thống Mỹ trao tặng.
-Bà không tham lam, vụ lợi.
-Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
N2:- Dương Chấn nhà hiền triết thời Đông Hán được bổ đi làm quan thái thú ở quận Đông Lai.
-Vương Mật người được ông tiến cử đem vàng đến lễ.
- Ông tiến cử người làm việc tốt, không cần đến vàng của người đó
- Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.
N3: Cụ Hồ sống như người Việt Nam bình thường...
- Cụ là người sống trong sạch,liêm khiết.
- Đều nói lên lối sống thanh cao, không hám danh, hám lợi. Làm việc vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
I. Đặt vấn đề:
II.Nội dung bài học:
1.Thế nào là liêm khiết?
-Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỷ.
2. Ý nghĩa:
-Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản.
-Nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho XH trong sạch, tốt đẹp hơn.
3.Tác dụng:
-Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
-Quý trọng người liêm khiết, phê phán thiếu liêm khiết.
-Thường xuyên rèn luyện để trở thành người liêm khiết.
III.Bài tập:
Bài 1: Đáp án: 
 -Hành vi liêm khiết:1,3,5,7
 -Hành vi không liêm khiết:2,4,6
Bài 2: Không đồng ý với các ý kiến trên.HS giải thích.
IV. Củng cố: 
 -HS đọc lại NDBH.
 -Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết.
V. HDVN:
 - Làm bài tập 3,4,5(SGK)
 - Học bài củ,xem trước bài mới.
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:3
Ngày soạn: 24/8/2011
Tiết: 3
 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC 
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức : - HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện, ý nghĩa
 2.Thái độ : - Học tập hành vi tôn trọng ngưòi khác
 - Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác
 3.Kĩ năng : - Phân biệt hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác
 - Rèn luyện bản thân mình biết tôn trọng người khác.
II.Chuẩn bị : - GV :Bài soạn + SGK,SGV8
 - HS : Bài củ +bài soạn
III.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài củ : - Hãy kể 1 câu chuyện về tính liêm khiết.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV 
* HĐỘNG 1:
 Thảo luận phần đặt vấn đề
GV: Gọi HS đọc và thảo luận
N1: Nhận xét về cách cư xử, thái độ việc làm của bạn Mai?
HS:
GV: Mọi người đối xử với Mai ntn?
HS:
N2: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải?
- Suy nghĩ của Hải ntn?
- Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
N3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
- Vịêc làm đó thể hiện đức tính gì?
GV kết luận.
- Trong cuộc sống, mọi người tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập mối quan hệ tốt đẹp.
 * HĐỘNG 2:
 Tìm biểu hiện hành vi tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác?
HS:
GV kết luận
 * HĐỘNG 3:
 Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Thế nào là tôn trọng người khác?
HS:
GV: Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác?
HS:Tự liên hệ bản thân.
GV: Chúng ta phải rèn luyện tính tôn trọng người khác ntn?
HS:
GV: kết luận.
 * HĐỘNG 4:
 Luyện tập
Bài 1 (SGK)
GV gọi HS giải thích
Bài 2 (SGK)
GV gọi HS giải thích
GV nhận xét cho điểm
 Hoạt động của HS
N1: -Mai là HS giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác.
-Lễ phép, chan hoà với mọi người.
-Gương mẫu chấp hành nội quy.
-Mai được mọi người tôn trọng quý mến.
N2: -Các bạn trêu chọc Hải vì em là da đen.
-Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da đen đó từ cha mình.
-Tôn trọng cha mình.
N3: -Quân và Hùng đọc truyện, cười đùa trong giờ Văn.
-Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác 
Hvi
Đ điểm
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng người khác
Gia đình
Vâng lời bố mẹ
Xấu hổ vì bố đạp xích lô
Công cộng
Nhường chổ cho cụ già trên xe buýt
Dẫm lên cỏ
Nhà trường
Gđỡ bạn bè
Chê bạn nhà nghèo
 Nội dung
I. Đặt vấn đề:
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
- Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích của người khác.
-Thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người. 
2. Ý nghĩa:
-Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Làm cho quan hệ XH trở nên lành mạnh, trong sáng tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện:
- Cần tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.
-Cử chỉ, hành động tôn trọng người khác.
III.Bài tập:
Bài 1: Đáp án: 
-Hành vi tôn trọng người khác:a,g,i
-Hvi không tôn trọng người khác:b,c,d, đ,h,k,l,m,n,o.
Bài 2: Đáp án:-Tán thành:b,c
 -Không tán thành:a
IV. Củng cố: -GV gọi HS gthích câu ca dao: " Lời nói không mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
V.HDVN:
 -Làm BT 3,4 SGK
 -Học bài củ,xem trước bài mới.
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:4
Ngày soạn: 3/9/2011
Tiết: 4
 GIỮ CHỮ TÍN 
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : - HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, biểu hiện?vì sao phải giữ chữ tín?
 2.Thái độ : - Mong muốn rèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín
 3. Kĩ năng : -HS phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín
II.Chuẩn bị -GV: Bài soạn+SGK,SGV8
 -HS: Bài củ+bài soạn+SGK8
III.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài củ: 1.Thế nào là tôn trọng người khác? Ý nghĩa?
 2. Làm BT 2 trang 10 SGK.
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV 
 * HĐỘNG 1:
 Tìm hiểu mục đặt vấn đề
GV: Gọi HS đọc
N1: -Tìm hiểu việc làm của nước Lổ?
-Tìm hiểu việc làm của NCT? Vì sao NCT lại làm như vậy?
N2: Em bé đã nhờ Bác mua gì? Vì sao Bác làm như vậy?
N3: -Người sản xuất kinh doanh phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
- Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với quy định đã được kí kết?
N4: Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
GV kết luận.
 * HĐỘNG 2
 Liên hệ tìm biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
GV: kết luận
 * HĐỘNG 3:
 Tìm hiểu NDBH
GV: Thế nào là giữ chữ tín?
GV: Hãy nêu ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
GV: Là HS chúng ta phải làm gì để giữ chữ tín?
GV:Kết luận. 
 * HĐỘNG 4:
 Luyện tập
Bài 1 (SGK)
Bài 2 (SGK)
GV: nhận xét cho điểm.
Hoạt động của HS
HS:
N1: -Nước Lổ phải cống nạp  ... ong gia đình? 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
 *HĐỘNG 1: 
Giới thiệu những quy định của PL về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành giáo dục nhân cách.
 PL nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên sau:
GV: Hướng dẫn HS phân tích, đối chiếu những quy định với những điều mà em vừa học ở tiết 1 để thấy rõ tính hợp lý của PL.
GV: Kết luận.
 * HĐỘNG 2:
Liên hệ thực tế về việc làm tốt và chưa tốt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
GV: Bổ sung, nhận xét.
 * HĐỘNG 3:
 Tìm hiểu NDBH.
GV:Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu?
GV:Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà,cha mẹ?
GV:Hãy nêu nghĩa vụ của anh,chị em trong gia đình?
HS:
GV: Kết luận.
 * HĐỘNG 4:
 Luyện tập.
* Bài tập : sách tình huống.
 Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
a) Con dại cái mang.
b) Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
c) Của chồng công vợ.
* Bài 6 (SGK) 
GV: Kết luận.
- Điều 64: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt.......... .............................các con”.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
“Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho XH ...giúp đỡ nhau”.
- Nhà nước và XH không thừa nhận...con trai và con gái ...giá thú.
*) Việc làm tốt:
- Động viên, an ủi, tâm sự với con cái.
- Tôn trọng ý kiến của con cái.
- Gia đình, con cái quan tâm đến ông bà.
- Bố mẹ gương mẫu với con cái.
*) Việc làm chưa tốt:- Nuông chiều con.
- Can thiệp thô bạo vào tình cảm, ý thích của con cái.
- Đánh, mắng, chửi con.
- Con cái vô lễ, anh em đánh nhau.
II. Nội dung bài học:
1. Quyền và nvụ của cha mẹ, ông bà:
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt...
- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom ...nuôi dưỡng.
2.Quyền và nghĩa vụ của con cháu :
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà ( đặc biệt là khi ốm đau, già yếu)
- Nghiêm cấm việc con, cháu ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3. Nghĩa vụ của anh, chị em trong gia đình:
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Nuôi dưỡng nhau( nếu không còn cha, mẹ).
III. Bài tập :
* BT tình huống.
Đáp án : 3 ý trên.
* Bài 6 :
- Nếu giữa cha mẹ ... có sự bất hòa.
Cách xử sự tốt :
- Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng.
- Khuyên 2 bên thật bình tĩnh, giải thích khuyên bảo để thấy được đúng, sai.
4. Củng cố: - HS nhắc lại NDBH.
5. Dặn dò: - Học bài củ,làm BT 1,2,7(SGK).
 - Chuẩn bị bài tiết sau ngoại khóa.
IV. Rút kinh nghiệm
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
Tuần:16
Ngày soạn: 19/11/2011
Tiết: 16
 ÔN TẬP HỌC KÌ I.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2.Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
3.Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Chuẩn bị
 - GV : Bài soạn + SGK8.
 - HS : Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài củ: Kết hợp kiểm tra ôn tập.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
 *HĐỘNG 1: 
GV: Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải?
GV: Thế nào là liêm khiết?
GV: Thế nào là tôn trọng người khác?
GV: Thế nào là giữ chữ tín?
GV: Pháp luật là gì? Kỷ luật là gì? mối quan hệ giữa Pháp luật và Kỷ luật?
GV: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm nào?
GV: Những hoạt động như thế nào được coi là hoạt động chính trị - xã hội?
GV: Thế nào là cộng đồng dân cư? Ý nghĩa của việc XD nếp sống VH ở khu dân cư?
GV: Tự lập là gì? Ví dụ?
GV: Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Ví dụ? Tại sao phải lao động tự giác, sáng tạo?
GV:Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
GV: Kết luận.
 * HĐỘNG 2:
 Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm lại các BT.
GV: Kết luận.
HS: Nêu 1 vài ví dụ.
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS:TL
HS: Làm bài
1. Lẽ phải:
- Những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của XH.
- Tôn trọng lẽ phải: Công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Liêm khiết:
- Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh lợi.
3. Tôn trọng người khác:
- Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác.
4. Giữ chữ tín:
- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình trọng lời hứa,tin tưởng nhau.
5. Pháp luật:
- Quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành...
- Kỷ luật: Quy định,quy ước của 1 cộng đồng về những hvi ...của mọi người.
6. Đặc điểm tình bạn:
- Phù hợp với nhau về quan niệm sống
- Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
- Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm với nhau
- Thông cảm, đồng cảm với nhau
7. Hoạt động CT- XH:
-Hđộng có nội dung liên quan đến việc XD và bảo vệ NN,chế độ chính trị, đoàn thể quần chúng và hđộng nhân đạo, bvệ mtrưòng sống của con người.
8. Cộng đồng dân cư: (SGK)
9. Tự lập:
- Tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
10. Lao động tự giác: (SGK)
- Ví dụ : Tự giác làm BT
Lao động sáng tạo: (SGK)
- Ví dụ : Cải tiến phương pháp học tập
III. Bài tập:
 4. Củng cố: - GV: hệ thống lại bài ôn tập.
5. Dặn dò: 
 - Về nhà làm đề cương ôn tập.
 - Tiết sau kiểm tra học kì I.
IV. Rút kinh nghiệm
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
TIẾT 16: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG : MA TÚY.
 Ngày soạn: 13/12/08.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: -HS hiểu mđích giờ học ngoại khóa là đi sâu tìm hiểu 1vđề nóng bỏng ở địa phương củng như toàn XH.Phòng chống tệ nạn ma túy.
2.Kĩ năng: - HS biết tránh xa ma tuý và giúp mọi người phòng chống tệ nạn này. 
3.-Thái độ: - HS quan tâm hơn việc học tập và biết hướng sự hứng thú của mình vào các họat động chung có ích. Biết lên án và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý.
II. Chuẩn bị	 :
 - GV: Tranh ảnh, tài liệu về ma tuý, Luật phòng chống MT. 
 - HS: Các tài liệu về phòng chống ma tuý.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài củ: 
 Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, bố mẹ? 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung 
 *HĐỘNG 1: 
Tìm hiểu các khái niệm về ma tuý, nghiện MT. 
GV: Cho HS xem tranh về thực trạng nghiện mt,các loại ma túy và phương hướng, chủ trương phòng, chống ma túy của nhà nước ta.
GV: Ma túy là gì? Có mấy loại?
HS;
GV: Theo em thế nào là nghiện ma túy?
HS:
 * HĐỘNG 2: 
Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện MT 
GV: Khi lạm dụng MT nó sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân?.
HS :
GV: Nghiện ma túy ảnh hưởng ntn đến gia đình và xã hội?
HS:
 GV: Vì sao lại bị nghiện ma túy?
HS:
 * HĐỘNG 3: 
Tìm hiểu cách cai nghiện và cách phòng chống MT.
GV: Làm thế nào để nhận biết người nghiện MT?
GV: Khi lỡ nghiện cần phải làm gì?
GV: Theo em cần làm gì để góp phần vào việc phòng chống MT?
GV: Hdẫn HS làm bài tập ở phiếu kiểm tra hiểu biết về MT.
HS: Trả lơi
HS: Trả lơi
HS: Trả lơi
HS: Trả lơi
HS: Trả lơi
1. Ma tuý, nghiện ma tuý là gì? 
 * Ma tuý: ....
 * Nghiện MT: Là sự lệ thuộc của con người vào các chất Ma tuý, làm cho con người không thể quên và từ bỏ được(cảm thấy khó chịu,đau đớn,vật vã,thèm muốn khi thiếu nó)
2. Tác hại của nghiện MT: 
 * Đối với bản thân người nghiện:
- Gây rối loạn sinh lí, tâm lí.
- Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn.
- Gây rối loạn thần kinh, hệ thống tim mạch, hô hấp, ...
=> Sức khoẻ bị suy yếu, không còn khả năng lao động.
-Nhân cách suy thoái.
*Đối với gia đình: - Kinh tế cạn kiệt
 - Hạnh phúc tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, đa số con nghiện đều trở thành tội phạm.
3. Nguyên nhân của nạn nghiện MT:
- Thiếu hiểu biết về tác hại của MT.
- Lười biếng, thích ăn chơi.
- CS gia đình gặp bế tắc.
- Thiếu bản lĩnh, bị người xấu kích động, lôi kéo.
- Do tập quán, thói quen của địa phương.
- Do ctác phòng chống chưa tốt.
- Do sự mở cửa, giao lưu quốc tế.
3. Trách nhiệm của HS:
- Thực hiện 5 không với MT.
- Tuyên truyền khuyên bảo mọi người tránh xa MT.
- Lỡ nghiện phải cai ngay....
4. Củng cố: - Ma túy là gì? Thế nào là nghiện ma túy, nêu tác hại và cách phòng chống?
5. Dặn dò: - Học bài,chuẩn bị nội dung tiết sau ôn tập học kỳ.
 - HS thực hiện tốt ATGT. 
Duyệt
Nguyễn Thị Phương Tuyền
 IV, Rút kinh nghiệm
Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ
 Ngày soạn:27/12/08.
A.Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả HS đã lĩnh hội được qua các bài đã học.
 - Phát triển tư duy logic hệ thống hoá kiến thức.
 - Rèn luyện kỉ năng viết.
B.Chuẩn bị:
 - GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi , đáp án.
 - HS: Ôn lại kiến thức làm bài.
C Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức :
 GV: phát đề :
I Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1:(1đ) Theo em hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng lẽ phải ?( Đánh dấu X vào câu đúng)
a. Chấp hành tốt nội qui cơ quan, nhà trường 
b. Thực hiện tốt qui định của pháp luật
c. Chỉ làm những việc mình thích
d. Phê phán những quan điểm sai trái với ý mình
e. Lắng nghe ý kiến của người khác
Câu 2(1.5đ) Hành vi nào sau đây thể hiện sự tích cực và không tích cực tham gia hoạt động chính trị , xã hội ? Hãy lựa chọn phương án thích hợp
Hành vi
Tích cực
Không tích cực
a.Luôn tham gia đúng giờ
b. Nhờ người khác tham gia để được nghĩ
c. Luôn luôn phải nhắc nhở
d. Bạn bè lôi kéo
e. Làm việc để được nhận xét
f. Vận động các bạn tham gia
.
.
.
.
Câu 3: (1đ)
* Ông bà,cha mẹ có những quyền và nghĩa vụ gì đối với con cháu ? Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng. 
a.Nuôi dạy con thành những công dân tốt
b. Phân biệt giữa các con(con đẻ và con nuôi)
c.Tôn trọng ý kiến của con cái
d. Quản lí con cháu chưa thành niên
đ. Đánh đập, xúc phạm con cái. 	
e. Ép buộc con làm những việc vi phạm pháp luật	
f. Đại diện cho con trước pháp luật
g.Tất cả các ý kiến trên
Câu 4(1.5đ) Điền từ thích hợp vào khoảng trống:
.quy định, quy ước của một cộng đồng() về
.nhằmhành động thống nhất chặt chẽ của
Câu 5:(1đ)Chọn câu trả lời đúng
 * Việc làm nào sau đây góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
	Tảo hôn
	Thực hiện kế hoạch hoá gia đình
	Mê tính dị đoan
	Dùng nước sạch hợp vệ sinh
	Mua số đề, nghiện hút
	Trẻ em đến tuổi đến trường học đều đặn
II.Tự luận:(4đ)
* Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân.Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Cho ví dụ ? Em thử nêu biện pháp khắc phục
Đáp án
IV.Cũng cố:
GV: Thu bài kiểm tra số lượng bài.
V.Dặn dò:
 - Đọc trước nội dung bài mới.
 - HS thực hiện tốt ATGT .

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8(4).doc