Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Trần Phú

Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Trần Phú

Tuần 1 – Tiết 1

Bài 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trong lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trong lẽ phải.

- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải

2. Kỹ năng:

 - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.

- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Thái độ:

- Biết tôn trong lẽ phải và học tập gương của những người biết tôn trong lẽ phải.

- Phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

* Trọng tâm: thế nào là tôn trọng lẽ phải, luyện tập.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH.

2. Học sinh : soạn bài, tìm các câu tục ngữ, danh ngôn. về TTLP

 

doc 51 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 kì 1 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8/2009
Tuần 1 – Tiết 1
Bài 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tôn trong lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trong lẽ phải.
- HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải
2. Kỹ năng:
 - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Thái độ:
- Biết tôn trong lẽ phải và học tập gương của những người biết tôn trong lẽ phải.
- Phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
* Trọng tâm: thế nào là tôn trọng lẽ phải, luyện tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, tìm các câu tục ngữ, danh ngôn... về TTLP
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
2/ Giới thiệu bài mới:
 GV: đưa tình huống: “ Đầu năm học,có bạn HS không tuân thủ nội qui nhà trường...”
? Theo em hành vi bạn là đúng hay sai?
à Dẫn vào bài
3 / Bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
? Em có nhận xét gì về việc làm của quan tri huyện Thanh Ba ?
HS : Aên hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minhà Tư lợi, không làm đúng chức trách.
? Hình bộ thượng thư, anh ruột của viên quan này có thái độ, hành động gì trước sai phạm của em ?
Xin tha cho em mình.
GV : Cả hai anh em họ đều coi thường công lí, lẽ phải.
? Vậy Nguyễn Quang Bích có gí khác với hai anh em trên ?
HS : bắt nhà giàu trả ruộng cho người nghèo, cách chức quan tri huyện Tba, dũng cảm đấu tranh với những điều sai trái.
GV : Ngược lại với anh em tri huyện Tba, tuần phủ NQB là người chính trực, tuân theo những điều đúng đắn, phù hợp đạo lí, lợi ích xã hội. Đó cũng chính là ông đang làm theo lẽ phải.
? Vậy lẽ phải là gì ?
HS :
Thảo luận nhóm :
1/ Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến đúng nhưng bị đa số các bạn khác phản đối, nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử xự như thế nào? Vì sao?
? Trong giờ kiểm tra nếu thấy bạn mình quay cóp thì em sẽ làm gì?
HS thảo luận, cử đại diện trình bày
à Hướng đáp án :
1/ Em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng hợp lý
2/ Em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó; phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy nữa, giúp bạn học tập
GV: khi chúng ta biết tôn trọng những điều đúng đắn, điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, phản đối và không làm theo điều sai trái thì các em đã biết TTLP.
? Vậy thế nào là TTLP?
HS:
? Lấy ví dụ về những việc làm thể hiện TTLP và không TTLP ?
HS :
 - TTLP : tuân thủ luật giao thông, trung thực trong học tập, không đồng lõa với hành vi xấu
 - Không TTLP : vô lễ với người lớn, quay cóp, ý lớn đánh nhỏ, vi phạm luật giao thông đường bộ, vi phạm nội quy cơ quan, trường học, làm trái các quy định của pháp luật
? Cần có thái độ thế nào với những việc làm trên ?
HS : tuân theo và ủng hộ hành vi TTLP, lên án hành vi không TTLP.
? Theo em, nêu không TTLP thi gia đình, nhà trường và xã hội sẽ ra sao ?
HS :
Xã hội rối lọan
Gia đình tan vỡ
Lớp học : ảnh hưởng đến nề nếp, chất lượng học tập.
GV : đấy là những hậu quả nghiêm trọng từ việc không TTLP.
? Vậy ngược lại, TTLP sẽ mang lại cho ta điều gì ?
HS :
? Bản thân em cần làm gì để thể hiện đức tính TTLP ?
HS : trả lời theo suy nghĩ cá nhân
Họat động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
HS đọc và trả lời cá nhân BT1 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, cho điểm.
HS đọcBT2, thảo luận theo bàn, cử đại diện trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, cho điểm.
HS đọc và trả lời cá nhân BT3 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, cho điểm.
* Vận dụng : HS thi đua giữa các nhóm
? Tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, danh ngôn nói về lẽ phải và tôn trọng lẽ phải ?
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Aên ngay nói thẳng.
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
- Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
- Quân pháp bất vị thân.
- Danh ngôn : điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận. ( Descartes)
* Hướng dẫn học ở nhà:
Nắm nội dung bài học, tìm những mẫu gương TTLP trong cuộc sống.
Làm BT 4,6/5
Chuẩn bị bài : Liêm khiết( GV phân cho HS chuẩn bị tình huống)
I. Bài học:
1. Lẽ phải?
 Là những điều đúng đắn, phù hợp đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
2. Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
- Là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ, tuân theo những điều đúng đắn.
- Điều chỉnh hành vi mình theo hướng tích cực.
- Không chấp nhận và không làm điều sai trái.
3. Ý nghĩa?
- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
- Góp phần thúc đầy xã hội ổn định và phát triển
II. Luyện tập :
BT1 :
- Chọn câu c
- Giải thích: vì bạn đã cư xử theo lẽ phải, có sự phân tích- đánh giá hợp lí.
BT2 : 
- Chọn câu c
- Giải thích: vì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh thì cần phải biết tha thứ và giúp bạn khắc phục theo hướng tốt. Bên cạnh đó, khi ta biết điều chỉnh hành vi mình theo hướng tích cực, giúp bạn khắc phục, sửa chữa khuyết điểm chính là ngăn chặn những điều sai trái
à TTLP
BT3: Chọn câu a,c,e
D. Rút kinh nghiệm:
******************************
Ngày soạn: 27/8/2009
Tuần 2 – Tiết 2
Bài 2
LIÊM KHIẾT
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là liêm khiết.
- Biểu hiện và ý nghĩa của tính liêm khiết
2. Kỹ năng:
 HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết..
3. Thái độ:
 HS có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết; đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống
* Trọng tâm : HS hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện tính liêm khiết
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
1. Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, ĐDDH...
2. Học sinh : soạn bài, học bài
C. Tiến trình lên lớp
1 / Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà : 
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Em hãy kể một mẫu gương TTLP trong cuộc sống mà em biết?
? Những việc làm nào sau đây là TTLP, vì sao?
Tuân thủ nội qui trường học, công sở hoặc nơi công cộng.
Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với hoàn cảnh, dù đôi lúc đi ngược với lẽ phải.
Bênh vực, bảo vệ đến cùng trong bất kì hoàn cảnh nào người ơn của mình.
Không dám nói ra sự thật vì biết rằng nói ra là không có lợi cho mình và người khác.
2/ Giới thiệu bài mới:
 GV: BaÙc Hồ dạy cán bộ, công nhân, viên chức phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Liêm ở đây là liêm khiết. Đó là đức tính thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta rõ hơn điều đó.
3 / Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học
HS đọc các câu chuyện trong Sgk 
Thảo luận:
GV: chia lớp thành 03 nhóm thảo luận, khai thác nội dung của 3 câu chuyện trên.
Nhóm 1. Hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri Quy-ri? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2. Hãy nêu hành động của Dương Chấn? Hành động đó thể hiện điều gì?
Nhóm 3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Nó thể hiện đức tính gì?
Cho HS thảo luận 03 phút, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình, GV tổng kết, nhận xét, cho điểm.
à Hướng đáp án:
Nhóm 1.Bà cùng chồng đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trọ khoa học và kinh tế. Không giữ bản quyền mà vui lòng sống túng thiếu..để gửi biếu tài sản lớn cho Viện nghiên cứu chữa bệnh ung thưVậy chứng tỏ bà không vụ lợi, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đòi hỏi vật chấtà Vì mọi người
Nhóm 2. Thanh cao, vô tư, không hám lợi.
Nhóm 3. Cụ Hồ sống như những người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phụcCụ là người trong sạch, liêm khiết
? Theo em cách cư xử của ba nhân vật trên có điểm gì đáng quí?
HS: liêm khiết.
? Vậy thế nào là liêm khiết?
HS:
? Ta có nên học theo những tấm gương đó không, vì sao?
HS: trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết.
? Lấy ví dụ về những hành vi thể hiện tính liêm khiết?
HS: không tham ô, hối lộ, tố cáo kẻ xấu, không ganh tị, hám lợi để hại bạn, không quay cóp
? Có phải trong cuộc sống, mọi người đều LK không, vì sao?
HS: không, vì cuộc sống khó khăn, nhiều cám do
? Hậu quả của những việc làm ấy?
HS: con người sống không được thanh thản, bị mọi người xem thường.
? Vậy vì sao ta phải sống liêm khiết?
HS:
Sắm vai tình huống:
1/ Ba người đi cùng 1 xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị công an thổi phạt, một trong số họ đã hối lộ công an.
2/ Ông A muốn con mình đậu vào trường chuyên nên hối lộ cho hiệu trưởng nhưng HT kiên quyết không nhận.
? Em có nhận xét gì về việc làm của người công an ?
? HT sử xự như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
? Ta cần có thái độ thế nào với người không LK ?
HS :lên án, phê phán. 
? Với người sống LK ?
HS : Đồng tình, ủng hộ
? HS cần thể hiện tính LK thế nào ?
HS : đồng tình, ủng hộ người sống LK và ngược lại. Tập sống LK ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không ghanh tị với bạn bè, hám lợi để hại bạn
Họat động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập
GV : gọi HS đọc và làm việc cá nhâ ... lập Đoàn 26/3.
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
1. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a. Gió chiều nào che chiều ấy.	c. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
b. Chỉ làm những việc mà mình thích.	d. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
2. Lẽ phải là gì?
a. Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
b. Là những điều đúng đắn.
c. Là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành.
d. Là coi trọng lòng tin mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
3. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác?
a. Học hỏi những cái hay, đẹp, tiến bộ của các nước.	c. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác.
b. Chỉ nên học hỏi những nước kinh tế phát triển.	d. Chỉ nên học hỏi những nước có công trình văn hoá lớn.
4. Tôn trọng người khác giúp ích gì cho ta trong cuộc sống?
a. Được người khác tôn trọng mình.	 c. Nhận được sự tôn trọng, tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
b.Tạo thiện cảm với người khác để dễ nhờ vả. d.Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh với mọi người
5. Nhận xét nào sau đây đúng về khả năng sáng tạo của học sinh?
a. Học sinh yếu không thể có khả năng sáng tạo. c. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
b. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.	d. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. 
6. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
a. Bỏ trồng cây thuốc phiện.	c. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.
b. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.	d. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy
7. Biểu hiện nào thể hiện việc tích cực tham gia hoạt động xã hội?
a. Làm việc để được nhận xét tốt. c. Không tham gia sẽ bị mọi người chê cười.
b. Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động. d. Tham gia vì bạn bè lôi kéo
8. Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?
a. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. c. Bắt nạt bạn yếu.
b. Cười lớn trong giờ học.	d. Bật nhạc to khi đã quá khuya.
9. Em sẽ làm gì nếu bạn mình đạt được thành tích cao hơn trong học tập?
a. Nói xấu bạn với mọi người.	 c. Lấy bạn làm tấm gương và nỗ lực học tập để được như bạn.
b. Nghỉ chơi với bạn	 d. Ghen tị với bạn.
10. Câu nói nào sau đây thể hiện tính tự lập?
a. Quân pháp bất vị thân b. Muốn ăn cá, phải thả câu. c. Đói cho sạch, rách cho thơm. d. Lời nói, gói vàng
11. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm kỉ luật. c. Học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật trong nhà trường.
b. Kỉ luật và pháp luật làm con người bị gò bó, mất tự do.	d. Học sinh nhỏ tuổi cũng cần hiểu rõ pháp luật .
12. Nhìn thấy bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
a. Làm ngơ coi như không thấy.	 c. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục thì sẽ báo cô 
b. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.	 d. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép để khỏi quay bài.
II. Tự luận: ( 6 đ)
1. Hãy cho biết ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị – xã hội? Nêu bốn hoạt động chính trị – xã hội mà bản thân em có thể tham gia? ( 2 đ)
2. Cho tình huống sau: 
 “ Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo:
 - Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.”
 Theo em, Hòa có thể có những cách ứng xử thế nào? Nếu là Hòa, em sẽ chọn cách nào? Vì sao? ( 2 đ)
3. Em sẽ làm gì nếu bạn rủ mình cúp tiết ? ( 2 đ)
Bài làm
I. Trắc nghiệm: ( 4 đ)
A. Nối dữ kiện cột A với cột B sao cho phù hợp nhất: ( 1 đ)
1. nối  2. nối ............ 3. nối. 4. nối 
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
II. Tự luận: ( 6 đ)
Đề 2:
I. Trắc nghiệm: ( 4 đ)
A. Nối dữ kiện cột A với cột B sao cho phù hợp nhất: ( 1 đ)
A
B
1. Hoạt động chính trị xã hội
a. Luôn đảm bảo hợp đồng với những khách hàng quan trọng.
2. Liêm khiết
b. Tham gia văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3.
3. Giữ chữ tín
c. Tự mình suy nghĩ tìm ra cách giải bài tập mới.
4. Lao động tự giác, sáng tạo
d. Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
e. Làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình.
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
1. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
a. Bỏ trồng cây thuốc phiện.	c. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.
b. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.	d. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy
2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác?
a. Học hỏi những cái hay, đẹp, tiến bộ của các nước.	c. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác.
b. Chỉ nên học hỏi những nước kinh tế phát triển.	d. Chỉ nên học hỏi những nước có công trình văn hoá lớn.
3. Em sẽ làm gì nếu bạn mình đạt được thành tích cao hơn trong học tập?
a. Nói xấu bạn với mọi người.	 c. Lấy bạn làm tấm gương và nỗ lực học tập để được như bạn.
b. Nghỉ chơi với bạn	 d. Ghen tị với bạn.
4. Tôn trọng người khác giúp ích gì cho ta trong cuộc sống?
a. Được người khác tôn trọng mình.	 c. Nhận được sự tôn trọng, tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
b.Tạo thiện cảm với người khác để dễ nhờ vả. d.Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh với mọi người
5. Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?
a. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện. c. Bắt nạt bạn yếu.
b. Cười lớn trong giờ học.	 d. Bật nhạc to khi đã quá khuya
6.Câu nói nào sau đây thể hiện tính tự lập?
a. Quân pháp bất vị thân b. Muốn ăn cá, phải thả câu. c. Đói cho sạch, rách cho thơm. d. Lời nói, gói vàng 7. Nhận xét nào sau đây đúng về khả năng sáng tạo của học sinh?
a. Học sinh yếu không thể có khả năng sáng tạo. c. Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.
b. Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.	d. Chỉ có học sinh khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. 
8. Biểu hiện nào thể hiện việc tích cực tham gia hoạt động xã hội?
a. Làm việc để được nhận xét tốt. c. Không tham gia sẽ bị mọi người chê cười.
b. Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động. d. Tham gia vì bạn bè lôi kéo.
9. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
a. Gió chiều nào che chiều ấy.	c. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
b. Chỉ làm những việc mà mình thích. d. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.10. 
10. Nhìn thấy bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
a. Làm ngơ coi như không thấy.	 c. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục thì sẽ báo cô 
b. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.	 d. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép để khỏi quay bài.
11. Lẽ phải là gì?
a. Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
b. Là những điều đúng đắn.
c. Là những qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành.
d. Là coi trọng lòng tin mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
12. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm kỉ luật. c. Học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật trong nhà trường.
b. Kỉ luật và pháp luật làm con người bị gò bó, mất tự do.	d. Học sinh nhỏ tuổi cũng cần hiểu rõ pháp luật .
II. Tự luận: ( 6 đ)
1. Hãy cho biết ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị – xã hội? Nêu bốn hoạt động chính trị – xã hội mà bản thân em có thể tham gia? ( 2 đ)
2. Cho tình huống sau: 
 “ Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung chạy sang bảo:
 - Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ.” 
Theo em, Hòa có thể có những cách ứng xử thế nào? Nếu là Hòa, em sẽ chọn cách nào? Vì sao? (2đ)
3. Em sẽ làm gì nếu bạn rủ mình cúp tiết ? ( 2 đ)
Bài làm
I. Trắc nghiệm: ( 4 đ)
A. Nối dữ kiện cột A với cột B sao cho phù hợp nhất: ( 1 đ)
1. nối  2. nối ............ 3. nối. 4. nối 
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
II. Tự luận: ( 6 đ)
ĐÁP ÁN MÔN GDCD 8
Đề 1:
I. Trắc nghiệm: ( 4 đ)
A. Nối dữ kiện cột A với cột B sao cho phù hợp nhất: ( 1 đ)
 1. nối e 2. nối c 3. nốid 4. nối a
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
d
a
a
c
b
d
b
a
c
b
d
c
Đề 2:
I. Trắc nghiệm: ( 4 đ)
A. Nối dữ kiện cột A với cột B sao cho phù hợp nhất: ( 1 đ)
 1. nối b 2. nối e 3. nối d 4. nối c
B. Chọn đáp án đúng nhất: ( 3 đ)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHỌN
d
a
c
c
a
b
b
b
d
c
a
d
II. Tự luận: ( 6 đ)
Câu 1: ( 2 đ)
 - Ý nghĩa: ( 1 đ)
+ Là điều kiện để cá nhân bộc lộ bản thân, rèn luyện và phát triển khả năng.(0,5đ)
+ Đóng góp trí tuệ, công sức vào lợi ích chung. ( 0,5đ)
- Học sinh nêu bốn hoạt động chính trị – xã hội mà bản thân có thể tham gia ( 1 đ) 
 (Mỗi hoạt động 0,25đ)
Câu 2: ( 2đ) Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản:
- Nêu được những cách ứng xử có thể xảy ra: ( 1 đ)
+ Hòa vặn to hơn nữa cho bỏ ghét. ( 0, 25đ)
+ Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước. ( 0, 25đ)
+ Hòa vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc. ( 0, 25đ)
+ Hòa tắt nhạc đi ngủ. ( 0, 25đ)
- Nếu em là Hòa em sẽ chọn cách ứng xử thứ tư. ( 0.5 đ)
- Vì làm như vậy tuy không được nghe nhạc nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ được sức khỏe của bản thân. ( 0.5 đ)
Câu 3: ( 2đ) Xử lí tình huống 
- Không đồng ý (0,5đ)
- Giải thích lí do và khuyên bạn: ( 1 đ)
+ Vi phạm nội qui nhà trường. ( 0.5 đ)
+ Không hiểu bài dẫn đến học kém, cha mẹ biết sẽ buồn  ( 0.5 đ)
- Nếu bạn vẫn không nghe thì em sẽ báo với GVCN hay thầy cô( 0.5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDCD 8 HKI NGAdoc.doc