Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phúc Thắng

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phúc Thắng

TIẾT 2 BÀI 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. Mục đích bài học

- Giúp HS hiểu được thế nào là lẽ phải

- Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống

- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải

- Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

II. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV GDCD 8

- Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn

- Bài tập tình huống GDCD8

 

doc 69 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Phúc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 bài 1 Soạn ngày 14/08/2010
Tôn trọng lẽ phải
I. Mục đích bài học
- Giúp HS hiểu được thế nào là lẽ phải 
- Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải 
- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống 
- Phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải 
- Phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
GV Yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK
GV:Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
GV: Hình bộ thượng thư là anh ruột của tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì?
GV: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Việc làm đó biểu hiện phẩm chất đạo đức nào?
GV yêu cầu HS thảo luận các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong một cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em sẽ xử xự ntn?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ KT, em sẽ làm gì?
HS tự do đưa ra ý kiến của mình
GV nhận xét, giải thích và chốt ý
ốĐể có cách xử xự phù hợp trong các tình huống trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống? Lấy VD?
à Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Thái độ, lời nói, cử chỉ, việc làm
- Tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất cần thiết của mỗi người góp phần làm cho xã hội lành mạnh tốt đẹp hơn
- HS phải học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử đúng đắn.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS rút ra nội dung chính của bài học bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
1.Tôn trọng lẽ phải là gì?
2. Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải?
3. ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với đời sống?
4. HS phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng lẽ phải?
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK
I. Đặt vấn đề
- Không nể nang, đồng loã với việc xấu
- Dũng cảm, trung thực dám đấu tranh với những sai trái
* Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải
- Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc
- Dũng cảm phê phán những việc làm sai trái như quay bài ..
- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
- Tôn trọng những quy định của nhà trường đề ra.
* Biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải
- Làm trái các quy định của pháp luật như vi phạm luật ATGT
- Vi phạm nội quy của nhà trường
- Thích làm việc gì thì làm không quan tâm đến ai
- Không dám đưa ra ý kiến của mình 
- không mốn làm mất lòng ai, gió chiều nào xoay chiều ấy.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng lẽ phải là gì?
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp vói đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng
2. Biểu hiện
- Thái độ, cử chỉ và hành động ửng hộ bảo vệ điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
3. ý nghĩa
- Đó là một chất đạo đức quý báu
- Người biết tôn trọng lẽ phải luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý.
III. Luyện tập
HS làm BT 1,2,3
3. Dăn dò Học bài và làm bài tập còn lại trong SGK
Tiết 3: Bài 2 Soạn ngày 20/08/2010
 Liêm Khiết
I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh hiểu được:
Thế nào là liêm khiết?
Phân biệt hành vi trái với liêm khiết 
Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.
Có thái độ đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết.
HS biết kiểm tra và rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
a) Tôn trọng lẽ phải là gì? Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
b) Giải thích câu tục ngữ: Gió chiều nào xoay chiều ấy.
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
HS đọc 3 câu chuyện trong SGK và thảo luận các nội dung sau:
1. Những hành vi nào thể hiện việc làm của bà Mariquyri? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
GV giới thiệu thêm cho HS thông tin về vợ chồng Mari Quyri.
2. Em hãy nêu những hành động của Dương Trấn? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào?
GV: Em có suy nghĩ gì về cách xử xự của các nhân vật trong các câu chuyện trên? Những cách xử xự đó có điểm gì chung? Vì sao?
GV: Em rút được ra bài học gì cho bản thân thông qua 3 câu chuyện trên?
GV hướng dẫn HS liên hệ trong thực tế 
- Theo em việc học tập gương sáng liêm khiết có cần thiết và phù họp không?
- Nêu những hành vi biểu hiện đức tính liêm khiết trong đời sống hằng ngày? Lấy VD?
GV cung cấp thêm cho HS những câu về Bác Hồ, tấm gương sáng nhất của đức tính liêm khiết.
- Nêu những hành vi trái với liêm khiết?
GV: Hiện nay nạn tham ô tham nhũng đang hoành hành, nó không chỉ là vấn nạn của Việt Nam mà còn của tất cả các nước trên TG. Vậy theo em phải làm gì để ngăn chặn quốc nạn này?
à Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sáng trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dân bình thường hay cán bộ công chức. Liêm khiết là một trong những đức tính trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Cần-kiệm-liêm-chính-chí công-vô tư.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
Liêm khiết là gì?
Đức tính liêm khiết có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Tác dụng của đức tính liêm khiết đối với bản thân em và gia đình?
Hoạt động 3
Em hãy tìm những câu ca dao, tục nhữ, danh ngôn nói về liêm khiết
Làm BT 1,4( SGK)
I. Đặt vấn đề
- Không vụ lợi, tham lam. Sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội
- Đức tính thanh cao, vô tư, không hám lợi.
- Đó là tấm gương sáng để chúng em học tập noi theo.
à Suy nghĩ và hành động của các tấm gương đó thể hiện lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh vọng, làm việc vô tư. Đó là biểu hiện của đức tính liêm khiết
* Biểu hiện của đức tính liêm khiết
- Làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình.
- Kiên ttrì phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập, trong công việc
- Phấn đấu thành đạt để làm giàu cho đất nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi mọi người gặp khó khăn.
* Biểu hiện không liêm khiết
- Lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ
- Làm bất cứ việc gì nhằm đạt được mục đích.
- Trốn thuế
- ăn cắp, tham ô tài sản của nhà nước.
II. Nội dung bài học
1. Liêm khiết là gì?
 Liêm khiết là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. ý nghĩa
- Cuộc sống thanh thản
- Được mọi người quý trọng tin cậy.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
3. Tác dụng
- Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
- Đồng tình ửng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
- Thường xuyên rèn luyện để có thói quen liêm khiết
III. Luyện tập
Các câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính liêm khiết
Cây ngay không sợ chết đứng
Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo
3. Dặn dò
- Làm bài tập 3 trong SGK
- Đọc trước bài 3
Tiết 4 Bài 3 Soạn ngày 26/08/2010
Tôn trọng người khác
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống
- ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội.
2. Thái độ
- Đồng tình ửng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác.
3. Kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác
- Có hành vi rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
- Thể hiện hành vi tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi.
II. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 8
Chuyện, ca dao, tục ngữ, thơ, danh ngôn
Bài tập tình huống GDCD8
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
a. Liêm khiết là gì? Em hãy kể một câu chuyện thể hiện tính liêm khiết?
b. Đọc một câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính liêm khiết?
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
HS đọc 3 câu chuyện trong SGK và trả lời các câu hỏi sau
Câu chuyện 1
Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai? 
Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào
Câu chuyện 2
Em có nhận xét gì về cách cư xử của một số bạn với Hải? 
Suy nghĩ của Hải như thế nào?
Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
Câu chuyện 3
Em có nhận xét gì về việc làm của Quân và Hùng?
Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
Liên hệ thực tế
Tìm những hành vi tôn trọng người khácvà không tôn trọng người khác.
Giải quyết tình huống
Cười đùa trong đám tang. 
Vượt đèn tín hiệu giao thông
GV kể câu chuyện dân gian: Anh chàng ngốc
ốGVKL: Tôn trọng người khác là biểu hiện hành vi có văn hoá. Đó là thái độ ứng xử của chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi, với mọi người. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và làm những việc sai trái.
Hoạt động 2
GV: Em Hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
GV: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? Việc tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?
GV: HS chúng ta phải làm gì để rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?
GV: Em đánh gia như thế nào về hình ảnh những người bán hàng dong bám đuổi theo những người khách nước ngoài để co kéo mua hàng?
Hoạt động 3
Giải quyết các tình huống sau
TH1: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
TH2: Hương viết nhật ký, các bạn của Hương đến chơi tự ý lấy đọc. Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn? Việc làm đó sẽ gây nên hậu quả gì?
GV: Gợi ý, nhận xét, chốt
I. Đặt vấn đề
- Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn.
- Không chê bai, chế diễu người khác.
- Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
* Liên hệ
Những hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác.
Vâng lời bố mẹ.
Nhường chỗ ngồi cho người trên xe buýt
Giúp đỡ bạn bè
Những hành vi biểu hiện sự không tôn trọng người khác
Xấu hổ vì bố đạp xích lô
Chế diễu bạn
Dẫm lên cỏ, đùa nghịch trong công viên.
Chú ý: Với mỗi một hành vi HS có thể lấy một câu chuyện nhỏ để chứng minh.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác là gì?
Tôn trọng người khác là đánh gia đứng mức, coi trọng phẩm giá, danh dự, lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người.
2. ý nghĩa
Được mọi người tôn trọng
XH trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện
- Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.
- Thể hiện cử chỉ ,  ... ẻ em, luật hôn nhân và gia đình?
.
GV: Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển của Hiến pháp Việt Nam
GV: Nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp?
GV lưu ý: Hiến pháp 1959.1980,1992 là sửa đổi bổ xung trên cơ sở hiến pháp 1946
GV nêu tóm tắt sự ra đời và sửa đổi của các bản Hiến Pháp.
àKL: Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hoá đường lối chính trị của ĐCSVN trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
GV: Hiến pháp là gì?
GV phân tích thêm để HS nắm rõ về khái niệm Hiến pháp như:
- Hệ thống pháp luật VN bao gồm nhiều ngành luật khác nhau như: Luật hành chínhtrong mỗi ngành luật lại có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của các cấp có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Trong đó Hiến pháp có hiệu lực cao nhất,
- Hiến pháp được gọi là luật cơ bẩn của nhà nước vì:
+HP chỉ quy định nhữngvấn đề cơbản nhất như chế độ chính trị.mà không quy định chi tiết từng vấn đề riêng bịêt
GV: Hiến pháp quy định những nội dung cơ bản nào?
GV cho HS tự tìm hiểu ở nhà
- Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày tháng năm nào? Gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Tên của mỗi chương?
- Bản chất nhà nước ta là gì?
GV yêu cầu HS phân tích thêm để thấy rỗ bản chất của nhà nước ta
- Nội dung của HP 1992 quy định về những vấn đề gì?
GV cùng HS phân tích cụ thể rõ hơn những nội dung cơ bản của HP
- Nhắc lại tổ chức bộ máy nhà nước(lớp7)
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
+Các quyềnchính trị
+ Các quyền kinh tế-dân sự, lao động
+ Các quyền văn hóa-xã hội, giáo dục
+ Các quyền tự do dân chủ
- Chế độ chính trị
+ Nhà nước CHXHCNVN
+ ĐCSVN
+ Các tổ chức chính trị-xã hội: MTTQVN, Đoàn TNCSHCM
- Chế độ Kinh tế
+ Mục đích của chính sách KT
+ Chế độ sở hữu
+ Các thành phần KT
+ Nhà nước thực hiện nguyên tắc quản lý nền KT
GV cho HS đọc điều 83,147 Hiến pháp 1992 và trả lời câu hỏi sau:
1. Cơ quan nào có quyền lập ra HP, PL?
2. Cơ quan nào có quyền sửa đổi HP và thủ tục sửa đổi ntn?(2/3 đại biểu QH tán thành)
àKL: HP là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất. chỉ có QH mới có quyền sửa đổi và bổ xung HP.
GV giới thệu cho HS trách nhiệm và quyền hạn của QH được ghi trong HP 1992
Hoạt động 3
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận làm BT1,2,3(sgk) Theo các bảng cho sẵn
Các nhóm thảo luận trình bày, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và cho điểm các nhóm làm bài tốt
I. Đặt vấn đề
- Điều 8
Trẻ em được nhà nước và XH tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến nghuyện vọng của mình về nhữngvấn đề có liên quan.
- Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với HP và cụ thể hoá HP
à Hiến pháp là cơ sở , là nền tảng của hệ thống pháp luật
* Quá trình phát triển của HP
- HP 1946: ban hành sau thắng lợi của CMT8 là Hp cảu CMDT- DC-ND
- HP 1959: HP của thời kỳ xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh giành độc lập ở MN
- HP1980: HP của thời kỳ quá độ đi lên CNXHtrên phạm vi cả nước.
- HP 1992: HP của thời kỳ đổi mới đất nước.
II. Nội dung bài học
1. Hiến pháp
HP là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật VN. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của HP, không được trái với HP
2. Nội dung của HP năm 1992
- HP được QH nước CHXHCNVN khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 hồi 11h45phút
- HP 1992 gồm 12 chương và 147điều
- Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân
- Nội dung quy định các chế độ
+ Chế độ chính trị
+ Chế độ kinh tế
+ Chính sách XH-GD, KHCN
+ Bảo vệ tổ quốc
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp do Quốc Hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong HP
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hiến opháp, pháp luật
III. Luyện tập
- BT1: Nhóm 1
- BT2: Nhóm 2
- BT3: Nhóm 3
3. Củng cố
Bài tập 1
Các lĩnh vực
Điều lệ
Chế độ chính trị
2
Chế độ kinh tế
15,13
Văn hoá, giáo dục, KHCN
40
Quyền và nghĩa vụ của công dân
52,57
Tổ chức bộ máy nhà nước
101,103
Bài tập 2
Văn bản
Các cơ quan
QHội
Bộ GDĐT
Bộ KHĐT
CPhủ
Bộ TC
Đoàn TNCSHCM
Hiến pháp
Điều lệ ĐTN
Luật doanh nghiệp
Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ
Luật thuế GTGT
Luật GD
Bài tập 3
Cơ quan
Cơ quan quyền lực nhà nước
Quốc hội, HĐND tỉnh
Cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ, UBND Quận, Bộ GDvà ĐT, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở GD ĐT, Sở LĐTB và XH
Cơ quan xét xử
Toà án nhân dân tỉnh
Cơ quan kiểm sát
VKSND tối cao
4. Dặn dò
- Xem lại toàn bộ kiến thức bài
- Xem trước bài 21
Tiết 30+31 bài 21
Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Mục tiêu bài học
- HS hiểu được định nghĩa cơ bản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
- Bồi dưỡng cho HS tình cảm, niềm tin vào pháp luật
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo HP, pháp luật.
II. Phương tiện dạy học
SGK,SGV GDCD8
Hiến pháp 1992 và Luật hình sự, dân sự
Các câu chuyện pháp luật do giáo viên và HS sưu tầm
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
Hiến pháp là gì? Những nội dung cơ bản của HP? Công dân có quyền và nghĩa vụ ntn?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1
GV: Theo em pháp luật cần thiết như thế nào?
Điều gì sẽ sảy ra nếu XH khôngcó kỉ cương pháp luật?
GV: Trong lịch sử nước ta đã ban hành những bộ luật nào? Nội dung của các bộ luậ đó
GV giúp HS thấy rõ sự cần thiết của pháp luật
HS đọc tình huống sgk
Em hãy nêu nhận xét của em về điều 74HP và điều 132 Bộ luật hình sự.
Khoản 2, điều 132của bộ luật hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật?
Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lý ntn?
GV ghi nhanh các câu trả lời của HS dưới dạng bảng tổng hợp
GV: Những nội dung trên bảng thể hiện vấn đề gì?
à KL: Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động, từ đi lại đến thực hiện những hoạt động nào đó đều tuân theo những quy tắc cụ thể như luật ATGT, luật Hôn nhân và gia đình .XH muốn tồn tại và phát triển bình thường thì cần phải có những quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, khôngcó kỉ cương phép nước, ai muốn làm gì thì làm, trật tự XH không được đảm bảo. Vì vậy nhà nước cần có pháp luật.
GV giải thích và giúp HS rút ra bài học
Hoạt động 2
GV hướng dẫn HS khai thác nội dung bài học
GV: Pháp luật là gì?
GV: Đặc điểm của pháp luật? VD?
GV cùng HS làm rõ đặc điểm của pháp luật.
GV: Bản chất của pháp luật nhà nước ta là gì?
GV: Pháp luật có vai trò nhn trong đời sống xã hội?
GV hướng dẫn HS làm BT2
à Trường học được coi là một xã hội thu nhỏ. Mọi HS đều phải thực hiện tốt các nội quy của trường. Đó là môi trường giáo dục chúng ta trở thành những công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm BT 3 sauđó thảo luận làm bài tập 4(sgk-61)
I. đặt vấn đề
- Mọi người đề phải tuân theo pháp luật
- Ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm
Pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
2. Đặc điểm
- Tính quy phạm phổbiến
- Tính bắt buộc
- Tính xác định chặt chẽ
3. Bản chất
- Thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân vàđông đảo nhân dân lao động.
- Do nhà nước ban hành và bảo đảmthực hiện
- Phản ánh đường lối, chính sách của ĐCSVN
4. Vai trò của pháp luật
- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội
- Pháp luật là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn XH
- Pháp luật là phương tiện đảm bảo thực hiện nền dân chủ XHCN, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, đảm bảo công bằng XH
- Pháp luật có vai trò giáo dục tích cực.
III. Luyện tập
Phần bảng dưới
Tiêu chí
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc rút từ thực tế cuộc sống và nguyện vọngcủa nhân dân qua nhiều thế hệ
Do nhà nước ban hành trên cơ sở HP
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao,tục ngữ, châm ngôn
Các văn bản pháp luật
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thực hiện thông qua tác động của dư luận XH
Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Củng cố
Khoanh tròn vào các câu đúng trong các câu dưới đây:
Phấp luật là đường lối chính sách của Đảng
Pháp luật phản ánh đường lối, chính sách của Đảng
Pháp luật cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng.
Pháp luật thể chế hoá đường lối chính sách ủa Đảng.
Pháp luật có thể thay thế đường lối, chính sách của Đảng.
ốKL: Xa xưa loài người có một thời không có pháp luật. Người ta điều chỉnh hành vi của con người bằng những chuẩn mực, những quy tắc xử sự củađạo lý làm người. Khi nhà nước ra đời, những quy tắc, tậpquán đó trở nên bất lực trong hành vi của con người. Một phương tiện ra đời, đó chính là pháp luật
4. Dặn dò
- Chuẩn bị các bài thảo luận theo phân công của các tổ chuẩn bị cho tiết ngoại khoá
Nhóm1: Tình bạn là gì? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
Nhóm 2: Có hay không có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa những người khác giới? Những điều cần tránh trong quan hệ với bạn khác giới?
Nhóm 3: Em đánh giá ntn về hiện tượng yêu qua sớm trong các bạn HS, sinh viên hiện nay? Hiện tượng đó gây nên những hậu quả gì?
Nhóm 4: Tìm tình huống, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, thơ nói về tình bạn
Mỗi nhóm chuẩn bị một bài hát với chủ đề tình bạn.
Tiết 32: 
Thực hành ngoại khoá
Diễn đàn: Thanh niên trước ngưỡng của cuộc sống
Chủ đề: Tình bạn- tình yêu tuổi học trò
I. Mục tiêu bài học
Giúp HS hiểu được
- Đi sâu tìm hiểu mọi khía cạnh của tình bạn như
+ Tình bạn khác giới
+ Tình yêu tuổi học trò
- Mục đích: Giúp HS có cái nhìn đúng dắn về tình bạn- tình yêu tuổi HS, tránh cái nhìn lệch lạc sai trái
- Các em biết trân trọng và cố gắng xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng lành mạnh
II. Phương tiện dạy học
Những bài chuẩn bị của HS
Bài báo, thơ, chuyện
III. Hoạt động dạy và học
HS trình bày phần thảo luận đã chuẩn bị ở nhà của mình
Các nhóm, thành viên trong các nhóm trình bày quan điểm ý kiến của mình về bài tham luận của các nhóm
Đan xen là đọc thơ và tổ chức văn nghệ
IV: Tài liệu tham khảo thêm
Nếu bạn cô đơn, tôi sẽ là cái bóng của bạn
Nếu bạn muốn khóc, tôi sẽ là bờ vai cho bạn
Nếu bạn muốn được ôm, tôi sẽ là chiếc gối.
Nếu bạn cần niềm vui, tôi nguyện là nụ cười của bạn.
Nhưng khi bạn cần bạn bè, tôi sẽ chỉ là tôi thôi.
Bạn bè có thể được xem như một kiệt tác của thiên nhiên
Bạn bè là phải chiến đấu với nhau và vì nhau mà chiến đấu.
Tiết 33: Thực hành ngoại khoá
Thi tìm hiểu pháp luật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 8(8).doc