Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Ngọc Liên

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Ngọc Liên

Tiết 1 - Bài 1

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện và vì sao trong cuộc sống cần tôn trọng lẽ phải.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt với hành vi không tôn trọng lẽ phải, biết phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

3. Về thái độ:

- Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình.

II. NỘI DUNG

- Tôn trọng lẽ phải là điều kiện biện pháp ứng xử của cá nhân.

- Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ở mọi nơi, mọi lúc.

III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

- GV:SGK, SGV.

- HS: SGK, vở ghi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của học sinh.

 

doc 87 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THCS Ngọc Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: 17 / 8 /2011
Ngày dạy: 23/ 8/2011
Tiết 1 - Bài 1 
Tôn trọng lẽ phải
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, biểu hiện và vì sao trong cuộc sống cần tôn trọng lẽ phải.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt với hành vi không tôn trọng lẽ phải, biết phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
3. Về thái độ:
- Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình.
II. Nội dung
- Tôn trọng lẽ phải là điều kiện biện pháp ứng xử của cá nhân.
- Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ở mọi nơi, mọi lúc.
III. Tài liệu, phương tiện
- GV:SGK, SGV.
- HS: SGK, vở ghi.
Iv. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ đề: Trong cuộc sống của chúng ta, điều quan trọng của mỗi người là tôn trọng lẽ phải. Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải? Vì sao chúng ta phải tôn trọng lẽ phải? Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay.
* Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận mục Đặt vấn đề:
- Giúp HS nắm được thế nào là tôn trọng lẽ phải -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
- GV cho HS đọc tình huống SGK.
- GV chia nhóm HS thảo luận.
+ Nhóm 1,3:Tình huống 1.
+ Nhóm 2: Tình huống 2.
+ Nhóm 4: Tình huống 3.
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
- GV chốt: Trong cuộc sống chúng ta không chỉ cần có nhận thức đúng mà còn có hành vi đúng trên cơ sở tôn trong sự thật phê phán những việc làm sai.
+? Em rút ra bài học gì sau khi tìm hiểu các tình huống?
+? Vậy thế nào là tôn trọng lẽ phải?
I. Đặt vấn đề:
+ N1,3:
- Nguyễn Quang Bích - xử đúng người, đúng tội không thiên vị cho người có chức, quyền: Đó là việc làm của người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
+ N2:
ủng hộ, phân tích cho các bạn thấy những điểm em thấy đúng.
+ N4:
Thể hiện thái độ không đồng tình phân tích tác hại, khuyên bạn.
Bài học: Cần chấp nhận ý đúng, không đồng tình với những việc làm sai.
II. Nội dung:
- Tôn trọng lẽ phải: Công nhận, ửng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.
- Biết điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực, không làm điều sai trái.
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Tìm những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
 	- Giúp HS tìm các biểu hiện của tôn trọng lẽ phải -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
+? Em hãy nêu 1 số ví dụ về hành vi tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống?
+? Hãy nhận xét các hành vi sau:
1. Vi phạm luật GT đường bộ.
2. VP nội quy ở cơ quan, trường học.
3. Làm trái các quy định của PL.
4. Gió chiều nào, che chiều ấy " Dĩ hoà vi quý"
- HS nêu các nhận xét của mình.
+ Biểu hiện:
- Chấp nhận ý kiến đúng.
- Bảo vệ những việc đúng.
- Thực hiện theo những điều đúng đắn.
đ Tôn trọng lẽ phải hể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: Lời nói, cử chỉ, hành động đúng đắn phù hợp đạo lí, lợi ích chung của XH.
	 	Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
 	 - Giúp HS tìm ra ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
+?Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa ntn?
- GV lấy ví dụ để làm rõ ý nghĩa.
+? Mỗi HS cần phải làm gì để thể hiện là người tôn trọng lẽ phải?
+ ý nghĩa:
- Giúp mọi người có cách cư xử phù hợp.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH..
4. Củng cố, luyện tập.
- HS làm bài tập 1, 2, 3.
+ Gọi HS lên bảng.
+ HS trả lời vì sao?
+ Đánh gia cho điểm.
	* B1: Chọn cách ứng xử c.
	* B2: Chọn cách ứng xử c.
	* B3: Hành vi a, c, e thể hiện tôn trọng lẽ phải.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tâp 4,5 SGK.
- Chuẩn bị bài mới – Bài 2 "Liêm khiết"
 ************************************
Tuần 2
Ngày soạn: 17/8/2011
Ngày dạy: 30/ 8/2011
Tiết 2 - Bài 2 
Liêm khiết
I. mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết vì sao phải sống liêm khiết.
2. Về kỹ năng:
- Có thói quen và tiết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện trở thành người có lối sống liêm khiết.
3. Về thái độ:
- Có thái độ đồng tình với những tấm gương liêm khiết, phê phán hành vi thiếu khiêm khiết.
II. Nội dung:
- Liêm khiết là lối sống trong sạch, không tham lam...
- ý nghĩa tác dụng của nó trong đời sống.
III. Tài liệu, phương tiện:
- GV:SGK, SGV, các tình huống trong thực tế.
- HS: SGK, vở ghi.
Iv. Các hoạt động dạy,học :
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Lấy ví dụ?
? Làm bài tập 2 - SGK.
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ đề: Trong cuộc sống của chúng ta, liêm khiết là lối sống giúp cho con người sống thanh thản, được mọi người kính trọng. Vậy liêm khiết là gì? Biểu hiện của nó như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
* Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận mục Đặt vấn đề:
- Giúp HS nắm được biểu hiện của liêm khiết -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
- GV cho HS đọc tình huống SGK.
- GV chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
+ Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Mari Quyri.....trong câu chuyện?
+ Nhóm 2: Theo em cách xử sự đó có điểm gì chung?
+ Nhóm 3,4: Trong điều kiện hiện nay, việc học tập các tấm gương đó còn phù hợp nữa không?
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút.
- Các nhóm trả lời.
- GV KL.
+? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
+? Vậy thế nào là liêm khiết?
I. Đặt vấn đề:
+ N1:
- Mari Quyri: Từ chối bản quyền, khoản trợ cấp, món quà tặng...
- Dương Chấn: Từ chối nhận sính lễ.
- Hồ Chí Minh: Không ở ngôi nhà đồ sộ.
+ N2:
- Điểm chung: Sống thanh cao, không vụ lợi, hám danh làm việc một cách vô tư, có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cư một điều kiện vật chất nào.
+ N3,4:
- Trong điều kiện hiện nay lối sống chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng tăng. Thì việc học tập những tấm gương đó càng trở lên cân thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Bài học: Sống thanh cao, không hám danh, vụ lợi.
II. Nội dung:
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người biểu hiện lối sống trong sạch không hám danh lợi, nhỏ nhen, ích kỉ.
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Tìm những biểu hiện của trái lối sống liêm khiết.
- Giúp HS tìm các biểu hiện của trái liêm khiết trong cuộc sống -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
+?Nêu ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống?
+? Em sẽ làm gì để thể hiện mình sống liêm khiết?
- GV chỉ rõ hơn cho HS thấy các biểu hiện này trong thực tiễn cuộc sống.
+ Biểu hiện không liêm khiết:
- Tham lam, vì lợi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sống liêm khiết.
- Giúp HS tìm ra ý nghĩa của liêm khiết trong cuộc sống -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
+?Người có lối sống liêm khiết sẽ nhận ở người khác thái độ gì?
+? Em sẽ làm gì để rèn luyện trở thành người có lối sống liêm khiết?
- HS trả lời:
+ Thật thà, trung thực..
+ Phân biệt được các hành vi liêm khiết.
+ Phê phán hành vi...
+ ý nghĩa:
- Mỗi người sẽ thấy mình thanh thản.
- Nhận được sự quý trọng, tin câỵ của mọi người.
- Làm cho XH trong sạch, tốt đẹp.
4. Củng cố, luyện tập.
	- HS làm bài tập 1, 2.
+ Gọi HS lên bảng.
+ HS giải thích.
+ Đánh giá cho điểm.
	* B1: Hành vi a, c, đ, g thể hiện liêm khiết.
	* B2: Tất cả các tình huống đầu thể hiện sống thiếu liêm khiết.
	 	- HS đọc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tâp 3,5 SGK.
- Chuẩn bị bài mới – Bài 3 "Tôn trọng người khác "
 ******************************
Tuần 3
Ngày soạn:26/ 8 /2011
Ngày dạy: 6 / 9/2011
Tiết 3 - Bài 3 
Tôn trọng người khác
I. mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn trọng người khác và biểu hiện của nó. Vì sao trong cuộc sống hàng ngày mọi người phải tôn trọng lẫn nhau.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác.
3. Về thái độ:
- Có thái độ đồng tình ủng hộ, rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá.
II. Nội dung:
- Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích người khác.
- Biết tôn trọng người khác là sống tự trọng, biết tôn trọng mình và mọi người.
III. Tài liệu, phương tiện:
- GV:SGK, SGV, một số câu ca dao tục ngữ.
- HS: SGK, vở ghi.
Iv. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Thế nào là liêm khiết? Biểu hiện của liêm khiết và thiếu liêm khiết?
? Em đã ứng xử như thế nào để thể hiện là người liêm khiết?
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ đề:Trong cuộc sống nếu mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra một cuộc sống hoà thuận, quan hệ xã hội lành mạnh. Vậy thế nào là là tôn trọng người khác? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay.
* Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Tìm biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Giúp HS nắm được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải -
Hoạt động dạy – học
Ghi bảng
- GV cho HS đọc mục ĐVĐ.
- GV chia nhóm HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
+? Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong trường hợp trên?
+? Trong các hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào đáng phê phán? Vì sao?
- GV kết luận.
+? Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
+? Hãy kể VD trong cuộc sống thể hiện sự tôn trọng người khác?
- GV đọc một tình huống về hành động thiếu ton trọng người khác của HS lớp 7A (BT tình huống).
+? Em có nhận xét gì về hành động của các bạn?
+? Vậy em hãy nêu những biểu hiện của tôn trọng người khác?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV KL.
+? Trái với biểu hiện tôn trọng người khác là gì? 
+Gợi ý: Nơi công công cộng (trường học, bệnh viện, dự đám tang....) với mọi người xung quanh.
I. Đặt vấn đề:
1. Mai: Gia đình khá giả, không kiêu căng coi thường người khác...
2. Hải: Bị bạn chế giễu châm chọc vì có nước da đen.
3. Quân và Hùng: Không lắng nghe thầy giảng bài.
Bài học: Cần có cách đối xử đúng trong quan hệ với người khác.
II. Nội dung:
- Tôn trọng người khác là đánh giá đúng, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
+ Biểu hiện:
- Lắng nghe ý kiến của người khác.
- Kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ.
- Không công kích chê bai người khác.
- Không xúc phạm danh dự người khác.
Hoạt động 2: Nêu vấn đề -HS tìm hiểu tại sao phải tôn trọng người khác.
- Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa của tôn trọng người khác trong cuộc sống -
Hoạt động dạy - học
Ghi bảng
+? Vì sao trong cuộc sống mỗi người cần phải biết tôn trọng người khác?
+? Em cần làm gì để thể hiện mình là người biết tôn trọng người khác?
+? Đối với những hành vi đấu tranh, phê bình người khác có phải là thiếu tôn trọng người khác không?
- GV chỉ rõ hơn cho HS thấy không chỉ có đồng tình ủng hộ mới thể hiện tôn trọng mà không phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến, việc làm không đúng. Song phải thể hiện hành vi có văn hoá.
+ ý nghĩa:
- Tôn trọ ... số nội dung cần chuẩn bị cho tiết ôn tập.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Học lại toàn bộ nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài mới – Ôn tập học kì II.
Tuần 33
Ngày soạn:15/4/2012
Ngày dạy: 24/4/2012
Tiết 33 
ôn tập
i. mục tiêu bài học	
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học trong chương trình học kì II bao gồm những quy định của PL đối với mỗi CD.
2. Về kỹ năng:
- Biết liên hệ, vận dụng đối với các tình huống trong cuộc sống có cách ứng xử phù hợp.
3. Về thái độ:
- Rèn luyện các học tập và nâng cao ý thức học tập.
ii. Nội dung
- Các chuẩn mực đạo đức, PL đã học trong chương trình học kì II.
iii. Tài liệu, phương tiện
- GV: Các chuẩn mực, máy chiếu...
`- HS: SGK, vở ghi.
Iv. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ đề: 
* Phát triển chủ đề:
	- GV ghi đầu bài lên bảng. 
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
+? Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại?
+? PL quy định như thế nào?
+? Lấy ví dụ thực tế?
+? Là HS chúng ta phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lấy ví dụ thực tế.
+? HIV/AIDS là gì?
+? PL quy định như thế nào?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lấy ví dụ thực tế.
+?Quyền sở hữu là gì?
+? CD có nghĩa vụ như thế nào?
+? Trách nhiệm của NN?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lấy ví dụ thực tế.
+? Tài sản NN là gì? Lợi ích công cộng là gì?
+? Trách nhiệm của NN và CD?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lấy ví dụ thực tế.
+? Quyền khiếu nại và tố cáo là gì?
+?NN có quy định như thế nào về 2 quyền này?
+? Quyền tự do ngôn luận là gì?
+? Cách sử dụng quyền này?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lấy ví dụ thực tế.
+? Hiến pháp là gì?
+? Ban hành HP như thế nào?
+? CD có nghĩa vụ gì với HP?
+? PL là gì?
+? So sánh đạo đức với PL?
+? Đặc điểm của PL?
+? Vai trò của PL?
1. Phòng chống các tệ nạn xã hội:
- Là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
- NN quy định:
+ Cấm đánh bạc...
+ Cấm sản xuất, sử dụng...
2. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Vi rút gây suy giảm miễn dịch...
- NN quy định:
+ Thực hiện phòng, chống...
+ Nghiêm cấm mua bán dâm..
- HS cần hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS.
3. Quyền sử hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
- Quyền sở hữu là quyền CD với tài sản của mình.
- CD phải tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
- NN bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của CD.
4. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng:
- Tài sản NN bao gồm: đất đai, rừng, biển....
- Lợi ích công cộng: có lợi cho mọi người.
- CD phải tôn trọng tài sản của NN.
- NN ban hành, phổ biến thực hiện PL.
5. Quyền khiếu nai, tố cáo của CD:
- Là quyền CD đề nghị...
- Quyền tố cáo là CD báo cho cơ quan có thẩm quyền...
- NN ban hành văn bản PL...
- Nghiêm cấm trả thù..
6. Quyền tự do ngôn luận:
- Là quyền CD được tham gia bàn bạc...
- Cách thực hiện:
+ Trực tiếp:
+ Gián tiếp:
7. Hiến pháp nước CHXHCNVN:
- Là luật cơ bản của NN.
- Được QH ban hành.
- Mọi CD phải nghiêm chỉnh chấp hành.
8. Pháp luật nước CHXHCNVN:
- Là quy tắc xử sự chung...
- Đặc điểm:
+ Quy phạm phổ biến.
+ Xác định chặt chẽ.
+ Bắt buộc.
- Là công cụ quản lí đất nước...
4. Củng cố, luyện tập.
- GV nêu câu hỏi chốt từng vấn đề.
- Nêu một số tình huống bài tập.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Học lại toàn bộ nội dung đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Tuần 34
Ngày soạn: 22/4 /2012
Ngày dạy: /5/2012
Tiết 34 
kiểm tra học kì Ii
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS tổng hợp lại hệ thống kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức cần thiết trong thực tế cuộc sống.
2. Về kỹ năng:	
- Rèn kĩ năng làm bài theo hướng trắc nghiệm khách quan, liên hệ thực tế cuộc sống để hoàn thiện vấn đề.
3. Về thái độ:
- Có ý thức tốt trong việc rèn luyện và học tập bộ môn, đặc biệt sưu tầm kiến thức có liên quan trong thực tế.
II. Nội dung
1. Phần trắc nghiệm khách quan.
2. Phần tự luận.
3. Phần liên hệ thực tế.
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế.
VI. Các hoạt động dạy - học
1 ổn định lớp:
2 Kiểm tra: Sự chuẩn bị giấy của HS
3 Bài mới:
I. Đề bài: 
Câu : 1 ( 3 điểm ) Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể sử dụng quyền khiếu nại, trường hợp nào có thể sử dụng quyền tố cáo? Vì sao?
a. Hùng tình cờ phát hiện một quán nước là tụ điểm tiêm chích ma tuý.
b. Chị Vân bị giám đốc công ty cho nghỉ việc mà không giải thích lí do.
c. Lan biết người lấy cắp chiếc xe đạp của bạn An cùng lớp.
d. Tùng đi xe đạp vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông phạt quá mức quy định.
Câu 2 ( 4 điểm ) 
 Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
Cho tình huống sau:
Trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc chi Đội, T. thường rất hăng hái phát biểu ý kiến, tranh cả lời người khác, không theo sự điều khiển của lớp trưởng hoặc chi Đội trưởng, nhiều khi phát biểu không vào chủ đề cuộc sinh hoạt. Có bạn góp ý thì T nói: phát biểu thế nào là quyền của tớ!
Em có tán thành việc làm và suy nghĩ của T không? Vì sao?
Câu 3 (3 điểm) Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó thể hiện như thế nào? Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng nên? Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp?
Đáp án - Biểu điểm
Môn gdcd 8 học kì II (Năm học 2008 – 2009)
Câu 1: 
- Sử dụng quyền tố cáo trong các trường hợp a, c.
- Sử dụng quyền khiếu nại trong các trường hợp b, d.
Vì: + Khi thấy các hiện tượng vi phạm pháp luật có thể sử dụng quyền tố cáo.
 + Khi thấy có quyết định trái pháp luật liên quan đến bản thân có quyền khiếu nại.
(1 đ)
(1 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 2:
+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. 
+ Công dân thực hiện bằng cách:
- Góp ý kiến trong các cuộc họp ở cơ sở ( thôn xóm, phường xã, trường lớp...) trên các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài). Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. 
- Góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật quan trọng theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước.
+ Tình huống:
- Không tán thành với T .
- Lí do: Phát biểu trong các cuộc họp là quyền tự do của mỗi người, những việc làm và suy nghĩ về cách sử dụng quyền tự do phát biểu của T là không đúng vì không tuân theo quy định chung và đã xâm phạm quyền của người khác. Nếu ai cũng làm như T thì các cuộc họp bàn sẽ không có kết quả (1,5đ).
(1 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(1,5 đ)
Câu 2:
- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, điều đó có nghĩa: Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
- Hiến pháp được Quốc hội xây dựng .
- Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp .
(2 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
4 Củng cố:
- Thu bài. 
- Nhận xét.
5 Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học, áp dụng các tình huống vào trong cuộc sống .
	 - Chuẩn bị bài mới: Ngoại khoá - Thực hành.	
Tuần 35
Ngày soạn: 14 / 5 /2010
Ngày dạy: 18 / 5 /2010
Tiết 35 
Ngoại khoá
Giáo dục pháp luật 
về trật tự an toàn giao thông
i. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông.
2. Về kỹ năng:
- Thực hành tham gia giao thông an toàn.
3. Về thái độ:
- Hình thành thái độ và hành vi tự giác chấp hành PL.
ii. Nội dung
- Tình hình tai nạn giao thông trong nước và trên thế giới.
- Những quy định cơ bản của PL về trật tự ATGT.
iii. Tài liệu, phương tiện
- GV:Sách giáo dục PL về TTATGT.
- HS: SGK, vở ghi.
Iv. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 
	? Bản chất của PL Việt Nam? Vai trò của PL VN?
3. Bài mới:
* Giới thiệu chủ đề: Chúng ta đã thấy được tính chất nguy hiểm của tình hình tai nạn giao thông trong giai đoạn hiện nay? Để hiểu vấn đề này chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiết ngoại khoá về vấn đề TTATGT.
*Phát triển chủ đề:
	- GV ghi đầu bài lên bảng. 
Hoạt động 1: Tình hình giao thông trong nước và trên thế giới.
- Giúp HS nắm được tình hình tai nạn giao thông -
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- GV cung cấp cho HS một số thông tin về tình hình tai nạn giao thông trong nước và trên thế giới.
- Tai nạn GT đường bộ là vấn đề mạng tính toàn cầu:
+ Hàng năm có 75% số người chết vì TNGT ( Chủ yếu là đường bộ).
+ ASEAN năm 1999 có 408.000 vụ (38.000 người chết, 146.000 người bị thương).
+ Việt Nam: TNGT liên tục tăng và nghiêm trọng:
- 1992 đ2002 cả nước xảy ra 209.809 vụ TNGT (75.371 người chết, 250.689 người bị thương)
- Hiện nay bình quân 1 ngày có từ 30 - 50 người chết, 50 - 70 người bị thương.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông.
- Giúp HS tìm nguyên nhân TNGT -
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
+? Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến TNGT?
+? Trong đó nguyên nhân nào là cơ bản?
- Người tham gia GT không chấp hành đúng các quy định về ATGT (ý thức kém: Tốc độ, VP tránh vượt, rượu bia...)
- Chưa hiểu rõ về luật ATGT.
- Đường xá VN chưa đáp ứng....
Hoạt động 3: Tìm hiểu những quy định cơ bản của PL về TTATGT.
 	 	- Giúp HS hiểu thêm một số quy định của PL -
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- GV đọc cho HS nghe một số quy định chung về biển báo TTATGT.
- GV cung cấp những quy định cơ bản về TTGT đường bộ.
- GV cho HS nhận diện các loại biển báo.
- GV cho HS biết:
+ Làn đường.
+ Cách vượt xe.
+ Chuyển hướng xe.
+ Tránh xe ngược chiều.
+ Nhường đường giao nhau.
1. Quy tắc chung GT đường bộ:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Tín hiệu đèn GT.
- Biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Cọc tiêu, tường bảo vệ hoặc rào chắn.
3. Đèn báo hiệu:
Xanh: Đi
Đỏ: Dừng lại
Vàng: Chuẩn bị.
4. Biển báo hiệu đường bộ:
- Biển báo cấm: (Hình tròn).
- Biển báo nguy hiểm ( Tam giác đều).
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn màu xanh lam.
- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc màu vàng, xanh lam.
- Biển phụ, thuyết minh.
4. Củng cố, luyện tập.
Xử lí tình huống.
- GV đưa ra một số tình huống gặp phải thường ngày cho HS giải quyết.
- GV có thể chuẩn bị các tình huống qua phiếu học tập phát cho các nhóm.
- Sau khi các nhóm thảo luận báo cáo kết quả, GV bổ sung, góp ý.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
- Yêu cầu HS xem lại nội dung bài học.
- Theo dõi cuộc thi "Tôi yêu VN" để hiểu thêm về PL TTATGT.
- Tìm những tấm gương tốt chấp hành PL về ATGT.
- Mỗi nhóm một tiểu phẩm ngắn nói về VPPL(tự chọn).
- Ôn tập toàn bộ kiến thức cho năm học mới.
----------------------Hết----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8 doi moi va hay lam.doc