Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm – Trường THCS An Phú

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm – Trường THCS An Phú

Tiết 1- Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI.

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

- Kể được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kĩ năng:

- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3. Thái độ:

- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý dân tộc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu truyện kể Bác Hồ, tranh ảnh,

- Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.

 

doc 139 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm – Trường THCS An Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì I
Tuần 1:
Ngày soạn: 10/08/2012
Ngày giảng: 8A:
	 8B:
Tiết 1- Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI.
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
Kể được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
Kĩ năng:
Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
Thái độ:
Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý dân tộc.
Chuẩn bị
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu truyện kể Bác Hồ, tranh ảnh, 
Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 8A :..
	8B:..
Kiểm tra bài cũ:
GV giới thiệu sơ lược về chương trình môn học Giáo dục công dân lớp 8.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV: Đưa ra tình huống
Theo các em trong ngày lễ khai giảng ngăm học 2011-2012 các em có cần mặc đồng phục hay không?
HS: Trả lời (có hoặc không)
GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học 
Hoạt động GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Gọi HS đọc thông
HS: Đọc
GV: Nhận xét giọng đọc và đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân.
? Em tìm những việc làm của viên Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
? Hình bộ thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đó có hành động gì?
? Em nhận xét về việc làm của tuần phủ Nguyễn Quang Bích? 
? Theo em việc làm của quan Tuần thủ thể hiện đức tính gì?
GV: Nhận xét chia làm 2 nhóm thảo luận
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Nhóm 1: Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em sẽ xử sự như thế nào?
- Nhóm 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
GV: Kết luận cho điểm các nhóm và chuyển nội dung bài học.
Hoạt động 2:
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
?Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải?
? Nêu biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
?Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?
? Theo em HS cần rèn luyện như thế nào?
? Em hãy kể một tấm gương về tôn trọng lẽ phải (Sách. Báo, tivi, xung quanh nơi ở)
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3:
GV: Đặt câu hỏi chia làm 2 nhóm lớn.
HS: Thảo luận cử đại diện trả lời
? Nêu biểu hiện trái tôn trọng lẽ phải?
GV: Nhận xét cho điểm các nhóm
Hoạt động 4:
GV: Đưa ra bài tập 
HS: Trả lời cá nhân
Bài tập 1/trang 4:
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao?
Trong cuộc tranh luận các bạn sẽ:
A, Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình.
B, Ý kiến nào nhiều bạn đồng ý thì theo.
C, Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích ý kiến nào hợp lý nhất.
D, Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học
Đặt vấn đề:
Thông tin:
Nhận xét:
- Những việc làm: Ăn hối lộ của tên nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh “trắng” thay “đen”, 
- Xin tha cho tri huyện.
- Việc làm: Bắt tên nhà giàu, trả ruộng cho người nông dân; phạt tên nhà giàu vì tội hối lộ, ức hiếp; cách chức tri huyện Thanh Ba; không nể nang đồng lõa việc xấu; dũng cảm trung thực dấu tranh với những sai trái.
- Bảo vệ chân lý tin tưởng lẽ phải.
* Thảo luận:
- Nếu là ý kiến đúng thì cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích những điểm đúng và hợp lý.
- Thể hiện thái độ không đồng tình với bạn phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái khuyên bạn ấy không làm như vậy. Nếu vẫn tiếp tục báo cho thầy cô giáo xử lý.
II.Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Lẽ phải: Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải: Là công nhận, ủng hộ tuân theo vào bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Biểu hiện:
- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm n hững việc sai trái. 
3. Ý nghĩa:
- Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định phát triển.
4. Cách rèn luyện:
- Chấp hành và tôn trọng nội quy của trường, lớp, phê phán việc làm sai trái, lắng nghe ý kiến của bạn, .
- VD: ở trường, lớp, nơi ở
* Thảo luận:
- Biểu hiện trái: Vi phạm nội quy của cơ quan trường học; làm trái quy định của pháp luật; thích việc gì thì làm; không dám đưa ra ý kiến của mình; gió chiều nào xoay chiều ấy...
III.Bài tập
Bài tập 1:
Đáp án: c 
Vì: Lắng nghe ý kiến tự mình phân tích mới biết đâu là đúng hay sai mới biểu hiện tôn trọng lẽ phải.
4. Củng cố:
- GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
?Em kể những câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?(Dĩ hòa vĩ quý, nói phải củ cải cũng nghe.)
GV: Kết luận nội dung bài học
5.Dặn dò:
Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK
Đọc trước bài 2” Liêm khiết”./
Học kì I
Tuần 2:
Ngày soạn: 18/08/2012
Ngày giảng: 8A:
	 8B:
Tiết 2- Bài2: LIÊM KHIẾT.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu được thế nào liêm khiết.
Kể được một số biểu hiện của liêm khiết.
Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết.
2.Kĩ năng:
Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
Biết sống liêm khiết không tham lam.
3.Thái độ:
Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô tham nhũng.
II.Chuẩn bị
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu truyện kể Bác Hồ, tranh ảnh, 
Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 8A :..
	8B:..
2.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV: Đưa ra tình huống
Bạn Hà ở thành phố Hà Nội nhặt được ví tiền nhờ công an trả lại người mất
Giám đốc hải quan tỉnh N nhận hối lộ của những người buôn lậu qua biên giới.
GV: Đặt câu hỏi
Những hành vi trên thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời cá nhân 
GV: Nhận xét chuyển nội dung bài học 
Hoạt động GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Gọi HS đọc thông
HS: Đọc
GV: Nhận xét giọng đọc và chia làm ba nhóm tương ứng với ba câu chuyện
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
Nhóm 1:
? Tìm những hành vi thể hiện việc làm của bà Ma-ri-Quy-ri? Những hành vi đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2:
? Hãy nêu hành động của Dương Chấn? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3:
? Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Hành động đó thể hiện đức tính gì?
GV: Kết luận cho điểm các nhóm và chuyển nội dung bài học.
Hoạt động 2:
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
?Thế nào là liêm khiết?
? Nêu biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày?
?Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào?
? Theo em HS cần rèn luyện như thế nào?
? Em hãy kể một tấm gương về tôn trọng lẽ phải (Sách. Báo, tivi, xung quanh nơi ở)
GV: Bổ xung cho HS đọc chuyện:
+Bác Hồ với thiếu niên và phụ nữNXB Thanh niên tr 70.
+Chuyện kể Bác Hồ tập 2, tập 4 tr137-139.
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3:
GV: Đặt câu hỏi chia làm 2 nhóm lớn.
HS: Thảo luận cử đại diện trả lời
? Nêu biểu hiện trái liêm khiết?
GV: Nhận xét cho điểm các nhóm
Hoạt động 4:
GV: Đưa ra bài tập 
HS: Trả lời cá nhân
Bài tập 1/trang 8:
Theo em những hành vi nào dưới đây thể hiện tính không liêm khiết và giải thích vì sao?
A, Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng của mình.
B, Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
C, Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên.
D, Sẵn sàng dùng tiền bạc để đạt được mục đích của mình.
GV: Nhận xét cho điểm và chốt lại nội dung bài học
I.Đặt vấn đề:
1.Thông tin:
2.Nhận xét:
- Bà Ma-ri-Quy-ri cùng người chồng Pie Quy-ri đã đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoa học, kinh tế:
+ Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống túng thiếu gửi quy trình đó cho ai cần tới.
+ Bà gửi biếu một tài sản lớn 1gam Ra-đi cho Viện Nghiên cứu ứng dụng để chữa bệnh ung thư.
+ Ba không nhận món quà của tổng thống Mỹ và bạn bè
=> Thể hiện là người không vụ lợi, không tham lam sống có trách nhiệm, gia đình, xã hội không đòi hỏi điều kiện vật chất nào.
- Dương Chấn nhà kiến thiết thời Đông Hán được bổ đi làm quan quận Đông Lai.
- Vương Mật người được ông tiến cử đem vàng đến lễ.
- Ông tiến cử người làm việc tốt không cần đến vàng của người đó.
=> Thể hiện ông là người thanh cao, vô tư không hám lợi
- Bác Hồ sống như người Việt Nam bình thường: Khước từ nhà cửa quân phục, ngôi sao sáng chói. Cụ là người Việt Nam trong sạch liêm khiết.
II.Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện:
+ Lối sống trong sạch không hám danh, hám lợi.
+ Không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
2. Biểu hiện:
- Làm giàu bằng chính sức lao động của mình. 
- Bỏ tiền và công sức làm trang trại để giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
- Cả nước phát động phong trào “Ủng hộ người nghèo”.
3. Ý nghĩa:
- Làm cho con người thanh thản.
- Nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người.
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
4. Cách rèn luyện:
- Phân biệt hành vi liêm khiết hay không liêm khiết, đồng tình ủng hộ những người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết, thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết.
*Tấm gương liêm khiết đó là Bác Hồ:
Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch, không hám danh lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để chăm lo cho nhân dân, cho đất nước..
* Thảo luận:
- Biểu hiện trái: Lợi cụng chức quyền nhận hối lộ, lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm để ăn cắp gỗ quý, trốn thuế, làm ăn gian lận thất thoát tài sản của nhân dân
III.Bài tập
Bài tập 1:
Đáp án: b,d
Vì: biểu hiện là người sống trong sạch liêm khiết vươn lên bằng chính sức lực của bản thân mình.
4. Củng cố:
 GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
?Em kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?
GV: Kết luận nội dung bài học
5.Dặn dò:
Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK
Sưu tầm ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết.
Đọc trước bài 3” Tôn trọng người khác”./
Học kì I
Tuần 3:
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày giảng: 8A:
	 8B:
Tiết 3- Bài3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác.
Kể được một số biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
2.Kĩ năng:
Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác.
Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
3.Thái độ:
Đồng tình ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác. Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
II.Chuẩn bị
Thầy: Giáo án, SGK, SGV, bài tập tình huống
Trò: Đọc trước bài mới, đồ dùng học tập.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 8A :..
	8B:..
2.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là liêm khiết? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết?
3.Bài mới: ... A. Hiến pháp 1959
B.Hiến pháp 1945
C.Hiến pháp 1979
II. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) 
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước như thế nào? Nhà nước quản lý tài sản bằng cách nào?
Câu 2: (4 điểm) 
Trình bày những đặc điểm của pháp luật? Pháp luật có vai trò như thế nào? Hành vi đốt, phá, hủy hoại rừng bị pháp luật xử lý như thế nào? Trách nhiệm của bản thân đối với pháp luật?
ĐÁP ÁN:
I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
	- C: (0, 5 điểm)
	- D: (0, 5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
	- B
Câu 3: (1 điểm)
	- A
II. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) 
 *.Nghĩa vụ của công dân: (2 điểm) 
-Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
-Không được xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
-Khi được nhà nước giao quản lý, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả -> Tài sản nhà nước cũng do nhân dân đóng góp qua tiền nộp thuế mà có. Vì vậy cần phải bảo vệ tài sản nhà nước như tài sản của chính mình. 
 *Nhà nước quản lý tài sản bằng cách:(1 điểm) Ban hành, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật. Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước. 
Câu 2:(4 điểm) 
 *.Đặc điểm:(1,5 điểm) 
a, Tính quy phạp phổ biến:(0,5 điểm)
-Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuân mẫu, những quy tắc sử sự chung mang tính phổ biến. 
b, Tính xác định chặt chẽ:(0.5 điểm) 
-Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong văn bản pháp luật. 
c, Tính bắt buộc:(Tính cưỡng chế)(0,5 điểm) 
-Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạp xẽ bị nhà nước xử lý theo quy định. 
 *Vai trò của pháp luật: (1,5 điểm) 
-Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo công bằng xã hội. 
->Pháp luật thuế của nhà nước CHXHCN Việt Nam: 
+Pháp luật thuế do quốc hội ban hành. 
+Pháp luật thuế có tính bắt buộc 
Ÿ Hành vi đốt phá rừng bị pháp luật xử lý: Phạt hành hành chính, phạt tiền, cải tạo không giam giữ ba năm, phạt từ sáu tháng đến năm năm.(0,5 điểm) 
Trách nhiệm bản thân: Luôn tuân theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước và địa phương, chấp hành nội quy của truờng học(0.5 điểm)./.
Người ra đề
Lý Hồng Liêm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Giáo dục công dân 8
Thời gian : 45 phút
Họ tên:
Lớp:8..
ĐỀ BÀI:
I.Trắc nghiệm: (3 điểm).
Câu 1: (1 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào những trường hợp thể hiện quyền khiếu nại tố cáo:
A.Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân.
B.Là quyền của công dân báo cho tổ chức có thẩm quyền về một vụ việc vi phạm pháp luật.
C.Là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định.
D. Là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của các cán bộ công chức nhà nước.
Câu 2: (1 điểm)
	Khoanh tròn đáp án đúng về quyền tự do ngôn luận:
A.Làm đơn tố cáo cán bộ nhận hối lộ
B.Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
C.Không tham gia phát biểu ý kiến trong cuộc họp ở cơ sở.
Câu 3: (1 điểm)
	Khoanh tròn đáp án đúng nhất về tên bản Hiến pháp:
A. Hiến pháp 1959
B.Hiến pháp 1945
C.Hiến pháp 1979
II. Tự luận: (7 điểm)
 Câu 1: (3 điểm) 
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước như thế nào? Nhà nước quản lý tài sản bằng cách nào?
Câu 2: (4 điểm) 
Trình bày những đặc điểm của pháp luật? Pháp luật có vai trò như thế nào? Hành vi đốt, phá, hủy hoại rừng bị pháp luật xử lý như thế nào? Trách nhiệm của bản thân đối với pháp luật?./
Học kì II
Tuần 34
Ngày soạn: 29 /04/2013
Ngày giảng:	+ 8A
	+ 8B
Tiết 34: THỰC HÀNH NGẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
 CHỦ ĐỀ : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được thế nào là hệ thống thuế, chính sách thuế, những yếu tố tác động đến chính sách thuế. 
2. Kỹ năng: 
 Phân biệt được yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố chính trị.
3. Thái độ:
 Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật thuế của nhà nước.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, tài liệu chính sách pháp luật thuế.
HS: Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	+ 8A:
	+ 8B:
2.Kiểm tra bài cũ: Kể tên tiêu đề các bài đã học?
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
 GV: Đặt câu hỏi 
 Thuế là gì? 
 HS: Trả lời(Là một phần thu nhập cá nhân, tổ chức, cơ quan có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước chi cho công việc chung)
 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: 	
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
 ?Thế nào là hệ thống thuế? 
? Nêu các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế?
 GV: Nhận xét, bổ xung kết luận nội dung bài học.
Hoạt động 3: 
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời cá nhân
 C1: Thế nào là chính sách thuế? 
C2: Kể tên các yếu tố tác động chính sách thuế
GV: Kết luận nội dung bài học. 
I. HỆ THỐNG THUẾ : 
1.Khái niệm:
- Là tổng hợp các hình thức khác nhau với cơ chế hoạt động, đối tượng điều chỉnh phương pháp đánh thuế, mức độ điều tiết và phương pháp nộp thuế khác nhau.
2. Các tiêu thước xây dựng hệ thống thuế: 
- Tính công bằng 
- Tính hiệu quả 
-Tính chính xác 
- Tính thuận tiện
II. CHÍNH SÁCH THUẾ :
1. Khái niêm chính sách thuế: 
-Là tổng hợp các quan điểm phuơng hướng của nhà nước trong lĩnh vực thu nộp thuế và các phương thức biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định.
2. Các yếu tố tác động đến chính sách thuế: 
 *Yếu tố chính trị:
- Tác động quyết định đến chính sách thuế được thể hiện trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách thuế quan thuế nội địa của các nước phải sửa đổi phù hợp với các cam kết quốc tế ( Cam kết gia nhập A FTA, WTO, APEC...) 
*Yếu tố kinh tế: 
 - Kinh tế là cơ sở của thuế, nó luân gắn chặt với sản suất kinh doanh nguồn thu của thuế có thể tăng nhiều nhanh dựa trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và có hiệu quả. 
*Yếu tố xã hội: 
- Thực hành chính sách thuế là các tầng lớp cư dân trong xã hội vì thế yếu tố xã hội như tâm lý, tập quan, truyền thống văn hóa xã hội... ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách thuế.
Củng cố: 
GV: Đặt câu hỏi thuế thu doanh nghiệp
 Từ giai đoạn 1990 điêến nay nhà nước ta có bao nhiêu loại thuế? 
HS: Trả lời (có 9 loại thụ dại thuế, chính sách thu khác) 
1. Luật thuế giá trị gia tăng 
2. Luật thuế thu doanh nghiệp 
3. Luât thuế tiêu thụ đặc biệt 
4. Pháp lệnh thuế tài nguyên 
5. Pháp lệnh thuế thu nhập cao 
6. Luật thuế xuất nhập khẩu 
7. Chính sách thuế môn bài 
8. Pháp lệnh thuế nhà đất 
9. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 
10. Chính sách thu khác: 
+Chính sách thu tiền đất 
+Chính sách thu tiền sử dụng đất 
+Pháp lệnh phí và lệ phí. 
GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học
5. Dặn dò: 
 Học nội dung bài học. 
 Tìm hiểu chính sách thu thuế tại địa phương 
 Tìm hiểu các yếu tố cấu thành một sắc thuế./.
Học kì II
Tuần 34
Ngày soạn: 29 /04/2012
Ngày giảng:	+ 8A
	+ 8B
Tiết 35: THỰC HÀNH NGẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC.
 CHỦ ĐỀ : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM.(TIÊP)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu các yếu tố cấu thành một sắc thuế, những hạn chế tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam.
2. Kỹ năng: 
 Phân biệt được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, miễn giảm thuế
3. Thái độ:
 Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật thuế của nhà nước.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, tài liệu chính sách pháp luật thuế.
HS: Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:
Sĩ số: 	+ 8A:
	+ 8B:
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chính sách pháp luật thuế? Các yếu tố tác động chính sách thuế?
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
 GV: Đưa ra thông tin
 Thuế thực hiện việc huy động một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân và Ngân sách Nhà nước thông qua một hình thức biểu hiện cụ thể bằng một sắc thuế. 
 GV: Chốt và chuyển nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: 	
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời 
 Theo em đối tượng nộp thuế là những đối tượng nào? 
Theo em đối tượng chịu thuế là những đối tượng nào?
Theo em đối tượng miễn giảm, thuế là những đối tượng nào ?
 Những hạn chế, tộn tại của hệ thống thuế Việt Nam?
GV: Nhận xét, bổ xung kết luận nội dung bài học.
I. HỆ THỐNG THUẾ : 
II. CHÍNH SÁCH THUẾ :
1. Khái niêm chính sách thuế: 2. Các yếu tố tác động đến chính sách thuế: 
 3.Các yếu tố cấu thành một sắc thuế: 
a, Đối tượng nộp thuế: 
-Theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hay pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp cho nhà nước. ( Kê khai phải nộp một loại thuế, hoặc nhiều loại thuế) 
b, đối tượng chị thuế: 
-Là người phải trả khoản thuế đó: 
+Ví dụ: Tổ chức cá nhân, có thu nhập chị thuế là đối tượng chị thuế thu nhập doanh nghiệp, người tiêu dùng hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng. 
c, Miễn giảm thuế: 
-Người không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế mà người đó phải nộp cho Nhà nước (Giảm thuế). 
-Lý do được miễn,giảm thuế: 
+Do nguyên nhân khách quan người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm sút thu nhập. 
+Thực hiện một số chính sách của Nhà nước như khuyến khích xuất khẩu 
4.Những hạn chế, tồn tại của hệ thống thuế Việt Nam: 
-Chính sách thuế được cải cách đổi mới trong các cơ quan kinh tế khác chậm đổi mới chưa thích ứng kịp thời làm giảm chính sách ban hành. 
-Việc hướng dẫn do máy móc thiếu thực tế, nên chồng chéo, không rõ ràng làm cho người chấp hành gặp nhiều khó khăn hoặc làm cho thuế tác động chở lại. 
-Nhiều khi công cụ thuế được sử dụng tùy tiện, thiếu cân nhắc kết hợp các chính sách đầu tư thương mạikhông đúng đắn làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh. 
-Sử dụng công cụ thuế phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất tính trung lập của thuế. 
-Tính khả thi và hợp lý còn hạn chế nên sau khi ban hành thường phải sửa đổi, bổ xung.
4.Củng cố: 
GV: Đặt câu hỏi 
 Theo em tư thời phong kiến nhà Trần đến nửa thế kỉ XIX đã ban hành máy loại thuế? 
HS: Trả lời (Có rất nhiều loại thuế)) 
 +Thuế thân: Phụ thuộc vào diện tích ruộng ai có một hai mẫu ruộng thì một năm phải đóng một quan tiền. 
+Thuế điền: Đóng bằng thóc 
+Thuế tuần ty(Đánh giá vào thuyền buôn), thuế muối, thuế thủy sản, thuế suất cảng,nhập cảng, thuế sản vật, thuế yến, thuế hương liệu
GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học
5. Dặn dò: 
 Học nội dung bài học. 
 Tìm hiểu chính sách thu thuế tại địa phương 
 Ôn tập nội dung chương trình đã học./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 8 hong liem.doc