Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 16

Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 16

Tiết 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC .

1.Kiến thức .

-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .

2.Kỹ năng .

-Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .

3.Thái độ.

-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .

-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN .

-SGK .SGV GDCD 8.

-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .

 

doc 68 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 1 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 : Tôn trọng lẽ phải
I.Mục tiêu bài học .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải .Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
-Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải tôn trọng lẽ phải .
2.Kỹ năng .
-Rèn luyện cho học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
3.Thái độ.
-Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .
-Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
II.Tài liệu và phương tiện .
-SGK .SGV GDCD 8.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải .
III.Phương pháp .
- Phương pháp nêu vấn đề .
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải .
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh 5 phút .
3.Giới thiệu bài mới.
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1 . Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .
Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
*Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến gcử đại diện lên trình bày.
Các nhóm nhận xét bổ xung lẫn nhau giáo viên kết luận cho điểm .
*Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
*Vậy lẽ phải là gì ?
Hoạt động 2 :Tìm hiểu nội dung bài học.
*Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải .
*Đối với những việc làm như :
-Vi phạm luật giao thông đường bộ .
-Vi phạm nội quy ở trường lớp.
-Làm trái các qui định của pháp luật .
*Đó có phải là lẽ phải không ?
*Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ?
*Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ?
*Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
Hoạt động 3:
I.Đặt vấn đề .
Nhóm 1:
-Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
Nhóm 2:
-Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí .
Nhóm 3:
-Bày tỏ thái độ không đồng tình .Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó , khuyên bạn lân sau không nên làm như vậy .
gCả 3 cách xử sự trên .
gĐó là lẽ phải .
II.Nội dung bài học .
1.Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
2.Tôn trọng lẽ phải ( Sgk )
gKhông chấp nhận và không làm những việc sai trái .
3.Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
gHọc sinh trả lời.
III.Bài tập .
Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c.
Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c. 
Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , e , c 
Hoạt động 4:Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài .
 -Học các phần nội dung bài học .
 -Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết.
 Tiết 2. Bài 2 Liêm khiết 
I.Mục tiêu bài học .
1.Kiến thức .
-Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
-Vì sao phải sống liêm khiết .
-Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì?
2.Kỹ năng
-Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
3.Thái độ .
-Có thái đọ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đòng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
II.Tài liệu và phương tiện .
-Sgk. Sgv gdcd 8.
-Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này .
III.Phương pháp .
-Phương pháp đàm thoại, giảng giải , nêu gương .
-Phương pháp nêu vấn đề , thảo luận nhóm .
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ : 
Theo em muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì ?
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
*Phần đặt vấn đề 1 kể về ai ?
*Bà là người như thế nào ?
*Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri.
*Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác Hồ .
*Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung ?Bộc lộ phẩm chất gì ?
*Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ?
*Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ .
Hoạt động 2 .
*Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ?
*Trái với liêm khiết là gì ( nhỏ nhen , ích kỷ ).
*Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
Hoạt động 3:Học sinh thảo luận nhóm .Chia lớp làm 2 nhóm thảo luân 2 vấn đề 
Vấn đề 1: Nêu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết .
Vấn đề 2: Nêu những biểu hiện sống liêm khiết
- Cử đại diện lên trình bày – học sinh nhận xét giáo viên tổng kết .
? Theo em là học sinh óc cần phải liêm khiết không?
? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
Hoạt động 4: Cũng cố luyện tập.
-Nhắc lại nội dung bài học 
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Bài tập1: Hành vi thể hiện không liêm khiết _ a, b, d , e , g.
 _ Học bài cũ chuẩn bị bài mới : Tôn trọng người khác
I.Đặt vấn đề .
Mari Quyri.
-Sáng lập ra học thuyết phóng xạ.
-Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới .
-Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới , từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. 
gLiêm khiết.
gLương tâm thanh thản .
gMọi người quí trọng tin cậy của mọi người làm cho xã hội trong lành sạch tốt đẹp hơn .
II.Nội dung bài học
1.Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ.
 2.Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch , tốt đẹp hơn .
’có
Sống giản dị
Luôn phấn đấu học tập 
Trung thực không gian lận
.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 3 - Bài 3: Tôn trọng người khác
A: Mục tiêu bài học
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác , biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau .
- HS hiểu :các hành vi ,việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác
2, Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Học sinh rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc.
-có các hành vi bảo vệ môi trường: không xả rác, đổ nước thải bừa bãi, không làm mát trật tự nơi công cộng
3, Thái độ:
- Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng sử đẹp, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác .
-Có thái độ đúng đắn với những việc làm bảo vệ môi trường và gây ô nhiễm môi trường
B:Chuẩn bị
1. GV: Sgk , và sgv- gdcd 8.
 Tài liệu tham khảo.
2 . HS: Đọc và chuẩn bị bài
C: Các hoạt động dạy học 
 1.Kiểm tra.
 +Sĩ số: 8A: 8B: 8C:
 + Kiểm tra bài cũ.
 ? Thế nào là cuộc sống liêm khiết ? ý nghĩa của cuộc sống liêm khiết.?
2.Giới thiệu bài mới.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động 1:Tìm hiểu phần ĐVĐ Học sinh thảo luận nhóm : Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề.
1,Nhận xét về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai?
2, Nhận xét về cách ứng xử và thái độ của Hải.?
3, Nhận xét về cách cư xử việc làm của Quân và Hùng.?
? Theo em những hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập.?
? Hành vi đó thể hiện điều gì?
 Vậy tôn trọng người khác là gì chúng ta chuyển sang phần II.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là tôn trọng người khác?
? Tôn trọng người khác được biểu hiện ntn?+K hút thuốc lá,không làm mất trật tự nơi công cộng
 +Không bật nhạc,TV quá to trong giờ nghỉ trưa
? Tuấn là người chỉ biết làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh?Theo em Tuấn là người như thế nào ?
=>Các hành vi ,việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người,là thể hiện sự tôn trọng người khác 
? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?
? Chúng ta phải rèn luyện như thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
-HS đọc yêu cầu của bài
-Gọi HS trả lời,nhận xét 
-GV nhận xét và KL
Chia lớp làm 3 nhóm thảo luận và làm bài tập
I. Đặt vấn đề
+ Mai: - Không kiêu căng
Lễ phép
Sống chan hòa, cởi mở
Gương mẫu.
 + Hải: - Học giỏi , tốt bụng
Tự hào vê nguồn gốc của mình
 + Quân và Hùng
Cười trong giờ học 
Làm việc riêng trong lớp.
’ Hành vi của Mai và Hải
’Tôn trọng người khác.
II: Nội dung bài học.
1.Khái niệm:
-Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người .
2. ý nghĩa 
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
-Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ XH trở nên lành mạnh ,trong sáng và tốt đẹp hơn
III: Bài tập
Bài tập 1
-Hành vi thể hiện tôn trọng người khác : a , g , i.
Bài tập 2. 
-ý kiến a sai
-ý kiến b ,c, đúng
( dựa vào khái niệm để lí giải.)
Bài tập 3
ở trường
+Giúp đỡ bạn bè
+Lễ phép với thầy cô giáo
+Lắng nghe thầy cô giảng.
ở nhà 
+trên kính ,dưới nhường
+Giúp đỡ bố mẹ
Nơi công cộng
+Tôn trọng và thực hiện đúng qui định nơi công cộng
4.Củng cố
 Nhắc lại nội dung bài học
Nhấn mạnh nội dung trọng tâm
5.HDVN
Làm bài tập còn lại trong sgk.
Học bài cũ chuẩn bị bài mới:
“Giữ chữ tín”.
 =======================================
Ngày soạn :
Ngày giảng:
 Tiết 4- Bài 4 Giữ chữ tín
A. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
-Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín , những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong cuộc sống các mối quan hệ xã hội , mọi người đều phải giữ chữ tín.
2, Kỹ năng:
- Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín họăc không giữ chữ tín.
- Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người biế ... * Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ? 
- NN ban hành 1 số luật 
- trách nhiệm của mỗi người 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 
? Tác hại của tai nạn vũ khí .? Nêu VD ?
VD: +Tai nạn vũ khí 
 + Ngộ độc thực phẩm
 + Cháy nổ ga.
? Những tai nạn đó ảnh hưởng đến môi trường ntn ? 
 GV giới thiệu:
+ Luật PCCC
+ Luật hình sự 
+ 1 số VB quy phạm PL #
* Liên hệ : Kể từ 1/1/2010 NN ta cấm hút thuốc lá nơi công cộng ( Trường học,rạp chiếu phim,nhà VH ,thư viện ,cơ sở y tế,khu vực SX.không chỉ vì hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ mà còn góp phần hạn chế cháy nổ => VP phạt từ 50.000->100.000)
? Công dân,HS có trách nhiệm ntn ?
 HS tự liên hệ với những việc làm của mình.
=> KL : Mỗi người đều thực hiện tốt không chỉ góp phần giảm thiểu tai nạn mà còn góp phần bảo vệ môi trường làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng trong lành hơn .
Hoạt động 3. Luyện tập 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu và trả lời 
Bài tập 4
Giáo viên đưa ra tình huống dựa theo SGK để học sinh đóng vai và xử lý tình huống 
 Tình huống a:
Hòa : Anh Long ơi !Em nhặt được một cục sắt rất đẹp.
Long : Đưa anh xem .Chết rồi đây là đầu của viên bom bi rất nguy hiểm đó em đừng nghịch vào .
Hòa : Vậy anh em mình sẽ làm gì với nó đây.
Long : Để anh đem ra nộp cho mấy chú công an .
 *Em có nhận xét gì về hành vi của Long.
*Nếu là em em có sử xự giống Long không.
* Yêu cầu của bài tập này 
+ HS phải làm rõ tác hại của các hành vi trên 
+ Cần báo cho người lớn và cơ quan có thẩm quyền 
I. Đặt vấn đề.
- Các thông tin trên cho chúng ta biết tính chất nguy hiểm của vũ khí, chất cháy nổ ,chất độc hại => Những thiệt hại to lớn 
+ Thiệt hại do bom mìn 
+ Thiệt hại do cháy 
+ Thiệt hại do ngộ độc thực phẩm 
.
II. Nội dung bài học
1. Tác hại 
Các tai nạn do vũ khí , cháy ,nổ , các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm => gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân ,gđ và XH 
=> Gây ô nhiễm môi trường 
2. Quy định của PL 
- Cấm tàng trữ ,vận chuyển,buôn bán ,sử dụng trái phép .
- Chỉ những cơ quan ,tổ chức ,cá nhân được NN giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ,chuyên chở => phải được huấn luyện về chuyên môn và phải có đủ phương tiện cần thiết ,tuân thủ quy định về an toàn
3. Trách nhiệm của công dân ,HS 
-Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy ,nổ ,các chất độc hại .
-Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người cùng thực hiện .
-Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên .
III. Bài tập 
* Bài tập 3 
. Các hành vi a ,b ,d ,e ,g là vi phạm pháp luật .
* Bài tập 4
- Đồng tình với cách làm của bạn Long 
4. Củng cố 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên đưa bài tập tình huống cho học sinh về nhà làm
5. HDVN 
- Tìm hiểu về việc phòng cháy chữa cháy ở địa phương em 
- Chuẩn bị bài mới 
============================================================
Ngày soạn :.
Ngày giảng :...
Tiết 23 
Thực hành , ngoại khoá các vấn đề của địa phương 
và các nội dung đã học (Bài 13 ,14 , 15 )
a. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
-HS ôn lại các nội dung đã học ở HKII ( Bài 13,14,15) từ đó vận dụng các kiến thức đã học để liên hệ với thực tế các vấn đề đó ở địa phương 
 + Vấn đề phòng chống TNXH 
 + Vấn đề phòng chống nhiễm HIV /AIDS 
 + Vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí .
2. Kỹ năng 
- Phân biệt được các hành vi tuân theo quy định của PL với các hành vi VPPL về các vấn đề trên 
- Biết cách ngăn chặn và tố cáo các hành vi VPPL 
- Thực hiện tốt các quy định của PL 
- Biết thu thập và xử lý thông tin => viết bài thu hoạch 
3. Thái độ 
- Đồng tình,ủng hộ các quy định của PL 
- Phản đối những việc làm VPPL 
B . Chuẩn bị 
1. GV : Giáo án ,SGK ,Tài liệu tham khảo 
2. HS :Tìm hiểu thực tế địa phương theo sự hướng dẫn của GV 
C. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra 
+ Sĩ số : 8A: 8B: 8C:.. 
+ Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp trong bài ) 
2 Giới thiệu bài mới 
Các em đã được tìm hiểu về thực trạng của vấn đề TNXH , về tình hình nhiễm HIV /AIDS ,về vấn đề tai nạn vũ khí .và những quy định của pl nước ta để hạn chế những tác hại của nó . Vậy thực trạng vấn đề đó ở địa phương chúng ta như thế nào ? Những việc làm của các cấp chính quyền và nd địa phương trong việc phòng chống TNXHlà gì? 
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại các nội dung đã học .
Hướng dẫn HS ôn lại các nội dung chính của bài 13 , 14, 15 bằng các câu hỏi .
* Vấn đề :Phòng chống TNXH
? Thế nào là TNXH ? Kể tên ?
? PL nước ta quy định ntn về vấn đề này?
?Trách nhiệm của mỗi người ?
* Vấn đề phòng chống nhiễm HIV/AIDS
? Thế nào là HIV/AIDS ? các con đường lây truyền và cách phòng tránh ?
? PL nước ta quy định ntn về vấn đề này? 
?Trách nhiệm của mỗi người ?
* Vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí
? Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ ,các chất độc hại ?
? PL nước ta quy định ntn về vấn đề này?
? Trách nhiệm của mỗi người ?
Hoạt động 2: Trao đổi thảo luận về kết quả tìm hiểu 
* HS báo cáo kq tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương 
- Cho HS tự lựa chọn vấn đề mình tâm đắc để tìm hiểu ở địa phương 
-Sau khi HS trình bày GV cần chốt lại 1 số vấn đề cơ bản theo từng vấn đề 
* Vấn đề :Phòng chống TNXH 
Thực trạng vấn đề này ở địa phương 
+ Quy mô: Xã,xóm 
+ Các TNXH ở đp 
+ Số người mắc TNXH 
+ Nguyên nhân 
+ Những việc làm của các cấp chính quyền và ndân đp 
+ Tác dụng của những việc làm đó 
+ Thái độ và việc làm của em 
* Vấn đề phòng chống nhiễm HIV /AIDS
Thực trạng vấn đề này ở địa phương 
+ Quy mô: Xã,xóm 
+ Số người bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Nguyên nhân 
+ Những việc làm của các cấp chính quyền và ndân đp 
+ Tác dụng của những việc làm đó 
+ Thái độ và việc làm của em 
* Vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí
Thực trạng vấn đề này ở địa phương 
+ Quy mô: Xã,xóm 
+ Số vụ tai nạn đã xảy ra ,tác hại .
+ Nguyên nhân 
+ Những việc làm của các cấp chính quyền và ndân đp 
+ Tác dụng của những việc làm đó 
+ Thái độ và việc làm của em 
Hoạt động 3 : Viết thu hoạch 
 Hướng dẫn HS cách xử lý thông tin đã thu thập được và cung cấp 1 số thông tin cần thiết để HS viết bài thu hoạch 
I .Ôn tập 
* Vấn đề :Phòng chống TNXH 
- TNXH 
- Quy định của PL
-Trách nhiệm của cdân 
* Vấn đề phòng chống nhiễm HIV /AIDS
- Thế nào là HIV/AIDS
- Quy định của PL
- Trách nhiệm của cdân 
* Vấn đề phòng ngừa tai nạn vũ khí .. – Tác hại của tai nạn vũ khí .
- Quy định của PL
- Trách nhiệm của cdân 
II. Thực hành , ngoại khoá các vấn đề trên ở địa phương 
1. Một số yêu cầu cơ bản 
Phải nêu được các nội dung cơ bản :
Thực trạng vấn đề này ở địa phương 
+ Quy mô: Xã,xóm 
+ Các TNXH ở đp 
+ Số người mắc TNXH 
+ Nguyên nhân 
+ Những việc làm của các cấp chính quyền và ndân đp 
+ Tác dụng của những việc làm đó 
+ Thái độ và việc làm của em 
=> Các vấn đề khác tương tự 
2. Viết thu hoạch 
HS hoàn thành bài thu hoach trên cơ sở các thông tin tìm hiểu được 
4. Củng cố 
5. HDVN 
- Hoàn thành bài viết 
- Chuẩn bị bài mới 
==========================================================
Ngày soạn :..
Ngày giảng :
Tiết 24 – Bài 16
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản 
của người khác
A.Mục tiêu 
1.Kiến thức .
Học sinh hiểu nội dung của quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân .
2.Kỹ năng .
-Học sinh biết cách tự bảo vệ quyền sở hữu .
3.Thái độ.
-Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.
B Chuẩn bị 
1.GV :Giáo án ,SGK ,Tài liệu tham khảo 
2. HS : Đọc và chuẩn bị bài 
C-Các hoạt động dạy học .
1.Kiểm tra 
 + ổn định tổ chức.
 Sĩ số : 8A:. 8B:.. 8C:
 + Kiểm tra bài cũ :
? Thu bài viết thu hoạch tìm hiểu thực tế điạ phương 
2. Giới thiệu bài mới 
 GV có thể đưa ra 1 tình huống => Đặt câu hỏi và dẫn vào bài 
3. Bài mới 
Hoạt động 1. Tìm hiểu phần ĐVĐ 
HS đọc 
HS thảo luận 
* Nhóm 1: Mục 1 ( SGK) 
Theo em trong số người chủ chiếc xe máy, người được giao giữ xe , người mượn xe ai là người có quyền .
a, Giữ gìn bảo quản xe .
b,Sử dụng xe để đi .
c,Bán tặng cho người khác mượn .
* Nhóm 2: Bình cổ do ông An tìm thấy có thuộc về ông AN không ? Vì sao ? Ông An có quyền bán bình cổ đó không ? Vì sao? 
* HS liên hệ xem bản thân em sở hữu những gì ? Em có quyền gì đối với những tài sản thuộc sở hữu của em ? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học 
? Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ?
? Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào ?
VD :
? Nghĩa vụ đó được qđ ntn? 
? Theo em nhà nước qđ những TS nào phảI đăng ký quyền SH ? Vì sao ?
+ Nhà ở ,đất đai ,ô tô ,xe máy ,
+ quyền SH trí tuệ : Quyền tác giả 
=> NN bảo vệ khi bị xâm phạm 
* HS đọc phần Tư liệu tham khảo 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu và trả lời 
HS nhận xét 
GV KL 
Bài tập 2: 
HS đọc yêu cầu và trả lời 
HS nhận xét 
GV KL 
Bài tập 3: 
HS đọc yêu cầu và trả lời 
HS nhận xét 
GV KL 
=> Có thể cho HS đóng vai để giải quyết vấn đề 
 I. Đặt vấn đề .
1.Đọc 
2. Nhận xét 
a. Tình huống 1
-Người chủ chiếc xe có quyền bán , tặng cho người khác mượn.
-Người được giao giữ xe : Được giữ gìn bảo quản xe ( trong thời gian gửi xe )
-Người mượn xe :Quyền sử dụng xe để đi ( theo hợp đồng mượn , thuê xe )
b. Tình huống 2
-Bình cổ thuộc về nhà nước 
 Ông An không được bán mà chỉ chủ sở hữu mới có quyền ( Cơ quan VH , Bảo tàng )
II. Nội dung bài học 
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân .
- Là quyền của công dân đối với TS thuộc sở hữu của mình 
- Bao gồm : 
+ Quyền chiếm hữu 
+ Quyền sử dụng 
+ Quyền định đoạt 
- Công dân có quyền SH về :
+ Thu nhập hợp pháp 
+ Của cải để dành 
+ Nhà ở ,tư liệu sinh hoạt 
+ Tư liệu SX .
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền SHTS của người khác .
+ Nhặt được của rơi :Trả lại người mất hoặc báo cơ quan có thẩm quyền 
+Vay,nợ : Phải trả đầy đủ,đúng hẹn 
+ Khi mượn : Phải giữ gìn ,xong phải trả,hỏng phải sửa chữa,bồi thường .
+ Nếu gây thiệt hại phải bồi thương theo quy định 
3. NN công nhận và bảo hộ quyền SH hợp pháp cho công dân 
III. Bài tập 
Bài tâp1 :
Có thể có động tác nào đó đánh động cho người có tài sản biết 
=> Sau đó gthích cho bạn hiểu k nên làm vậy => là VPPL 
Bài tập 2:
Bình hành động như vậy là sai 
-nếu là Bình em sẽ: Trả lại người mất
Nộp lại cho cquan có trách nhiệm 
 Bài tập 3: Hà k được q s/d xe đó vì hà không phải chủ SH và không được chị Hoa cho mượn 
-Ông chủ cửa hàng phải giữ gìn ,bảo quản xe -> Có quyền bán hoặc sử dụng khi quá hạn mà chị Hoa k trả tiền 
- Ông chủ phải bồi thương cho chị Hoa 
4.Củng cố
- Nhắc lại Nội dung bài học 
5. HDVN 
-Học bài cũ 
- Chuẩn bị bài mới 
============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN_GDCD LOP 8_CA NAM.doc