Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 8: Khoan dung

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 8: Khoan dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến Thức

-Giúp học sinh hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là , một phẩm chất cao đẹp , hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung .

2. Thái Độ

-Rèn cho học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người , không mặc cảm , không định kiến hẹp hòi .

3. Kỹ Năng

- Rèn cho biết lắng nghe và hiểu người khác , biết chấp nhận và tha thứ , cư xử tế nhị với mọi người sống cởi mỡ thân ái , biết nhường nhịn .

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP

A. Tài Liệu

-Tranh ảnh , những câu chuyện , tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung .

-Giấy khổ lớn bút dạ .

-Phiếu học tập .

B. Phương Pháp

-Phương pháp : thảo luận , sắm vai , giải quyết vấn đề , phát vấn

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 8: Khoan dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8 : KHOAN DUNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến Thức 
-Giúp học sinh hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là , một phẩm chất cao đẹp , hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung .
Thái Độ
-Rèn cho học sinh quan tâm và tôn trọng mọi người , không mặc cảm , không định kiến hẹp hòi .
Kỹ Năng 
- Rèn cho biết lắng nghe và hiểu người khác , biết chấp nhận và tha thứ , cư xử tế nhị với mọi người sống cởi mỡ thân ái , biết nhường nhịn .
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tài Liệu
-Tranh ảnh , những câu chuyện , tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung .
-Giấy khổ lớn bút dạ .
-Phiếu học tập .
Phương Pháp 
-Phương pháp : thảo luận , sắm vai , giải quyết vấn đề , phát vấn 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
-"Khoan dung " có nghĩa là rộng lòng tha thứ . Nhưng nội dung của phẩm chất khoan dung trong thời đại hội nhập ngày nay không chỉ là như vậy mà được mở rộng . Lòng khoa dung xuất phát từ sự biết cảm thông , từ lòng thương yêu , tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người người có lòng khoan dung không đối xử nghiệt ngã , gay gắt và thô bạo luôn chân thành cở mở với mọi người .
-Mặt khác khoan dung cũng không có nghĩa là thoả hiệp vô nguyên tắc với các quan điểm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái , tội lỗi . Khoan dung không có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng .
-Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn vì nó giúp con người dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng , nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong xã hội . Mặt khác khoan dung còn góp phần quan trọng làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh tránh được những va vấp bất đồng gây xaung đột , căng thẳng cho xã hội .
-Liên hợp quốv đã lấy 1995 là năm quốc tế của lòng khoan dung coi đó là nhân tố cần thiết cho Hoà Bình thế giới , chống lại mọi hành vi bạo lực hoặc phân biệt đối xử với con người .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào là đòan kết tương trợ 
-Ý nghĩa của đòan kết tương trợ .
Giảng bài mới 
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI
-GV :Trong cuộc sống quan hệ hằng ngày , nhiều khi chỉ vì một việc nhỏ mà dẫn đến hiểu lầm đổ vỡ đáng tiếc làm mất đi vốn thiện cảm vốn có giữa con người . Nguyên nhân của điều đó là gì và làm thế nào để tránh được .Bài học hôm nay giúp chúng ta giải quyết vấn đề này chuyển sang bài 8 
* HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC , GIÚP HỌC SINH HIỂU THẾ NÀO LÀ KHOAN DUNG
-GV cho học sinh đọc truyện " Hãy tha lỗi cho em"
? Thái độ của Khôi như thế nào đối với cô giáo ?
? Cô giáo Vân có những việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi ? 
? Hôm đó Khôi trực nhật Khôi thấy cô giáo Vân đang làm gì ? Cô gặp khó khăn gì ?
? Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó 
? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo vân ? 
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên 
-Thái độ của Khôi lúc đầu đứng dậy nói to . Về sau chứng kiến cô tập viết cúi đầu rơm rớm nước mắt giọng ngèn nghẹn , xin cô tha lỗi 
-Cô Vân đứng lặng mắt chớp , mặt đỏ tái dần , rơi phấn xin lỗi học sinh , cô tập viết , tha lỗi cho học sinh . 
-Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết . Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy . 
-Cô Vân kiên trì có tấm lòng khoan dung độ lượng và tha thứ 
-Không nên vội vàng nhận xét định kiến người khác , cần biết chấp nhận tha thức cho người khác .
1.Phân Tích Truyện Đọc 
-Không nên vội vàng , định kiến khi nhận xét người khác 
-Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác .
* HOẠT ĐỘNG 3 : THẢO LUẬN NHÓM NHẰM PHÁT TRIỂN CÁCH ỨNG XỬ THỂ HIỆN LÒNG KHOAN dung
-GV cho học sinh thảo luận .
+ Nhóm 1 : Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn ở trường lớp .
+ Nhóm 2 : Tại sao phải biết lắng nghe và biết chấp nhận ý kiến của người khác 
+Nhóm 3 : Sự ganh ghét , định kiến hẹp hòi , chấp nhặt và đối xử nghiệt ngã có hại như thế nào ?
+ Nhóm 4 : Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào ?
=>GV tóm ý : Lòng khoan dung xuất phát từ sự thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh riêng tư với cá tính con người nhất là khi họ va vấp lỗi lầm hãy luôn gần gũi và thân ái với mọi người , cố gắng hiểu người khác luôn thuyết phục khuyên nhủ ? Đặc điểm của lòng khoan dung ?
-Phải hiểu và thông cảm những khó khăn của bạn , sẵn sàng bỏ qua những lỗi nhỏ nhặt không cố chấp và khuyên bạn sữa chữa .
-Khi lắng nghe ý kiến của người khác thì mình sẽ hiểu những khó khăn của mọi người hơn . Nếu mình không lắng nghe chỉ biết cố chấp thì cuộc sống của mình sẽ không đơn độc và buồn tẻ .
-Nếu họ va vấp lỗi lầm và nhận ra lỗi . Mình sẽ sẵn sàng bỏ qua lỗi của bạn khuyên bạn cố gắng sữa chữa , mình không nên hẹp hòi , không chấp nhặt nếu vẫn cố chấp môi người sẽ xa lánh . Và nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống trở nên lành mạnh thân ái .
-Không cố chấp sẵn sàng rộng lượng tha thứ khi họ nhận ra lỗi lầm và giúp họ vượt qua khó khăn hãy luôn gần gũi thân ái với mọi người .
2.Biểu Hiện 
-Cần biết lắng nghe và hiểu người khác .
-Trước những khuyết điểm của người khác , tuỳ mức độ , có thể tha thứ hoặc nhắc nhở , khuyên nhủ , thuyết phục .
* HOẠT ĐỘNG 4 : RÚT RA NỘI DUNG BÀI HỌC
-GV Từ đặc điểm của lòng khoan dung 
em hãy cho biết :
? Thế nào khoan dung là gì ?
? Người khoan dung là người như thế nào 
-GV Bằng sự hiểu biết của mình hãy giải thích câu tục ngữ :" Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại "
-GV cho học sinh liên hệ những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt liên quan đến khoan dung 
-HSTL : Khoan dung có nghĩa 
là rộng lòng tha thứ . 
-Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác , biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm .
-HSTL : Trong SGK
3. Nội Dung Bài Học 
-Phần a , b trong SGK trang 25 
* HOẠT ĐỘNG 5 : HỌC SINH LÀM BÀI TẬP
-GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo viên và bài tập a trong sách giáo khoa trang 25 
* HOẠT ĐỘNG 6 : DẶN DÒ .
-Học thuộc bài .
-Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ 
-Chuẩn bị bài 9
-Trả lời câu hỏi gợi ý bài 9
-Làm bài tập tiếp theo
4. Dặn Dò 
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd78.doc