Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến Thưc

-Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng .Vì sao cần phải có lòng tự trọng .

2. Thái Độ

- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống .

3. Kỹ năng

-Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng , học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh .

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP

A. Tài Liệu

-Tranh ảnh , những câu chuyện thể hiện tính tự trọng .

-Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự trọng .

-Bút dạ , giấy khổ lớn .

B. Phương Pháp

-Phương pháp kể chuyện , phân tích , diễn giảng , thảo luận nhóm , trò chơi , phát vấn .

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 3: Tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 : TỰ TRỌNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến Thức 
-Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng .Vì sao cần phải có lòng tự trọng .
Thái Độ 
- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện , hoàn cảnh nào trong cuộc sống .
Kỹ năng 
-Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng , học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh .
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 
Tài Liệu 
-Tranh ảnh , những câu chuyện thể hiện tính tự trọng .
-Một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự trọng .
-Bút dạ , giấy khổ lớn .
Phương Pháp 
-Phương pháp kể chuyện , phân tích , diễn giảng , thảo luận nhóm , trò chơi , phát vấn .
NỘI DUNG BÀI HỌC 
-Nhấn mạnh nội dung cốt lõi của tự trọng là biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội và chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng nhất là với lứa tuổi học sinh .
-Khẳng định tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quí và cần thiết , giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ , nâng cao phẩm giá uy tín cá nhân ở mỗi người 
-Để trở thành người học sinh có lòng tự trọng đòi hỏi các em phải tự rèn luyện mình từ những việc làm nhỏ nhất trong học tập , cư xử lời nói tác phong thực hiện đúng lời hứa của mình , không để ai chê trách nhắc nhở .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào là Trung Thực ? Biểu hiện của trung thực 
-Hãy nêu VD nói về tính trung thực .
-Nêu câu ca dao tục ngữ nói về trung thực .
Giảng bài mới 
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI QUA TÌNH HUỐNG
-Tình huống : Nhà Điệp ở xa trường thường ngày Điệp đi học bằng xe đạp Một hôm do trời mưa Điệp nhờ mẹ chở đến trường . Hôm đó mẹ Điệp ăn mặc quê mùa Điệp nói mẹ đỗ xe xa cổng trường vì sợ bạn bè nhìn thấy mẹ mình như vậy .
-GV hỏi : Em hãy cho biết hành vi của Điệp đúng hay sai ? 
-Cho HS sắm vai
-HSTL : Hành vi sai vì Điệp vì Điệp đã xua đuổi mẹ về .Mẹ là người nuôi nấng Điệp do sợ mắc cở nên Điệp có những hành vi không đúng chứng tỏ Điệp là người không tự trọng .Vậy Tự Trọng là gì ? chúng ta học bài học hôm nay .
* HOẠT ĐỘNG 2 :PHÂN TÍCH CÁC HÀNH VI QUA TRUYỆN ĐỌC .
-Cho học sinh đọc câu truyện trong SGK 
+ NHÓM 1 : ? Hành động của ROBE qua câu truyện trên ? 
+ NHÓM 2 : Vì sao ROBE lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm 
 + NHÓM 3 : ? Các em có nhận xét gì về hành động của ROBE . 
+NHÓM 4 : Việc làm của ROBE thể hiện đức tính gì ? Hành động của ROBE tác động đến tác giả như thế nào ? 
=>GV tóm ý : Vậy tất cả những hành vi trên của RoBe đã chứng tỏ rằng RoBe là một người có lòng tự trọng cao luôn làm tròn nhiệm vụ của mình không để người khác nhắc nhở hành động cử chỉ cao đẹp tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ . Để hiểu đuợc biểu hiện của lòng Tự trọng chuyển sang phần II 
-Học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa .
-Hành động của RoBe : Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm , cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẽ trả lại cho người mua diêm . Khi bị xe chẹt và bị thương nặng RoBe đã nhờ em mình trả lại tiền cho khách .
-Vì RoBe muốn giữ lơi hứa , không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền 
-Không muốn bị coi thường , danh dự bị xúc phạm , mất lòng tin ở người khác . 
-Có ý thức trách nhiệm cao , giữ đáng lời hứa , tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình , tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo .
-Hành động của RoBe thể hiện đức tính tự trọng . và hành động đó làm thay đổi tình cảm của tác giả . Từ chỗ nghi ngờ đến sững sờ tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi em Saclây . 
1.Phân Tích Truyện Đọc 
-Là người có ý thức trách nhiệm cao .
-Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào .
-Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác .
-Vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng 
* HOẠT ĐỘNG 3 : LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TỰ TRỌNG
-GV cho học sinh thảo luận : chia 4 nhóm 
+ Nhóm 1 : Em hãy nêu một vài VD biểu hiện tính tự trọng trong gia đình .
+ Nhóm 2 : Em hãy nêu một vài VD biểu hiện tính tự trọng trong nhà trường .
+ Nhóm 3 : Em hãy nêu một vài VD biểu hiện tính tự trọng trong và ngoài xã hội .
+ Nhóm 4 : Nêu biểu hiện trái với tính Tự Trọng .
-HSTL : Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà không cần nhắc nhở .
-Giúp đỡ các em nhỏ , chăm sóc em .
-Nói năng cư xử đúng mực , biết giữ lời hứa
-HSTL :Tự học bài và làm bài đấy đủ . Đi học đúng giờ sạon bài làm bài đầy đủ khi đến lớp .
-HSTL : Không làm điều xấu có hại đến danh dự và bản thân (như ăn cắp móc túi , lừa gạt .
-Tuân thủ luật giao thông .
-HSTL : Lười nhác hay bị nhắc nhở , hay cãi lộn gây rối công cộng ,không 
biết sửa chữa lổi lầm không giữ lời hứa .
2.Biểu Hiện
-Ở mọi nơi mọi lúc trong mọi hoàn cảnh khi ta có một mình , biểu hiện cách ăn mặc , cách cư xử với mọi người . 
-Trái với tự trọng là trốn tránh trách nhiệm , nịnh trên , xun xoe , luồn cúi , không biết xấu hổ là những kẻ vô liêm sỉ 
* HOẠT ĐỘNG 4 : RÚT RA NỘI DUNG BÀI HỌC
? Thế nào là Tự Trọng 
=>GV cho học sinh làm bài tập a/SGK 
? Tự Trọng có ý nghĩa như thế nào trong 
cuộc sống con người ?
? Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào với cá nhân , gia đình , xã hội 
-HSTL :Là biết giữ gìn phẩm cách , biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp các chuẩn mực xã hội , biểu hiện ở chỗ : cư xử đàng hoàng , đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình không để người khác chê trách , nhắc nhở .
-HSTL : Tự Trong la øphẩm chất đạo 
đức cao quý và cần thiết ở mỗi con người . Lòng Tự Trọng giúp ta co nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ , nâng cao , phẩm giá uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .
-Cá nhân : Nghiêm khắc với bản thân có ý chí hòan thiện . 
-Gia đình : Hạnh phúc , bình yên không ảnh hưởng đến thanh danh 
-Xã hội : Cuộc sống tốt đẹp có văn hóa , văn minh .
3. Nội Dung Bài Học 
-Học phần a, b trang 11 SgK .
* HOẠT ĐỘNG 5 : LUYỆN TẬP , CỦNG CỐ
-GV cho học sinh làm Bài tập a .
-Bằng sự hiểu biết của mình giải thích câu tục ngữ 
"Đói cho sạch , rách cho thơm" 
“Chết vinh còn hơn sống nhục” 
* HOẠT ĐỘNG 6 : DẶN DÒ
-Học thuộc bài 
-Làm bài tập còn lại
-Trả lời câu hỏi gợi ý bài 4 
-Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về Tự Trọng 
4. Dặn Dò 
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd73.doc