Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến Thức

-Giúp học sinh biết được mốt số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó .

2. Thái Độ

-Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân , biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận , biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .

3. Kỹ Năng

-Giáo dục học sinh biết ơn sự quan tâm chăm sóc giáo dục của xã hội và gia đình phê phán các hành vi vi phạm quyền trẻ em không được thực hiện đúng bổn phận của mình .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 13
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ , CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến Thức 
-Giúp học sinh biết được mốt số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó .
Thái Độ 
-Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân , biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận , biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
Kỹ Năng 
-Giáo dục học sinh biết ơn sự quan tâm chăm sóc giáo dục của xã hội và gia đình phê phán các hành vi vi phạm quyền trẻ em không được thực hiện đúng bổn phận của mình .
TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Tài Liệu 
-Hiến pháp 1992 , Bộ Luật dân sự , Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em , những tấm gương tốt trong công tác chăm sóc bảo vệ giáo dục trẻ em .
Phương Pháp 
-Phương pháp : thảo luận nhóm , tổ chức trò chơi , phát vấn , giải quyết tình huống , sắm vai 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam 
-Quyền được khai sinh quốc tịch .
-Quyền được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình .
-Quyền được học tập , được vui chơi giải trí được tham gia hoạt động văn hoá thể thao .
-Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khỏe và giáo dục .
-Quyền được bảo vệ tính mạnh , thân thể , danh dự và nhân phẩm .
Bổn phận của trẻ em 
-Trong Gia đình :
+ Yêu quí kính trọng vâng lời giúp đỡ ông bà cha mẹ .	
+ Yêu thương đùm bọc , chăm sóc giúp đỡ anh chị em 
-Trong Xã Hội :
+Yêu quê hương đất nước , có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc .
+Tôn trọng pháp luật .
+Tôn trọng lễ phép với người lớn , thương yêu đùm bọc em nhỏ , đoàn kết giúp đỡ bạn 
+Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức .
Trách nhiệm của gia đình , Nhà nước , xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 
-Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật :
-Quy định các quyền về trẻ em .
-Quy định rõ trácg nhiệm của nhà nước , các cơ quan nhà nước , các tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em .
-Qui định việc xử lí các hành vi, vi phạm quyền trẻ em .
-Tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho việc bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
-Thế nào sống và làm việc có kế họach ? Yêu cầu làm việc có kế họach ?
-Ý nghĩa việc làm có kế họach ? Làm việc có kế họach rèn luyện cho chúng ta như thế nào ?
-Em hãy giải thích câu tục ngữ “Việc hôm nay chớ để ngày mai”
3. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
PHẦN GHI
* HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI QUA TÌNH HUỐNG SAU
-GV đưa cho học sinh xem một tranh 
=> Một em bé bị người lớn đánh đập => Qua bức tranh trên em có nhận xét gì về hành động của người lớn ? Hành động của người lớn đúng hay sai .
=> Hành động của người lớn sai , người lớn đã đánh con vi phạm đến thân thể của trẻ em mà đã được Liên hiệp ước đã ban hành . Ở chương trình lớp 6 chúng ta đã được học một số quyền cơ bản của trẻ em quyền sống còn , bảo vệ , tham gia , phát triển . Như vậy ngòai những quyền cơ bản đó thì trẻ em còn có những quyền nào .
 Để tìm hiểu các quyền này chúng ta tìm hiểu bài hôm nay -> sang bài 13 .
-Hành động trên của người lớn sai .
* HOẠT ĐỘNG 2 : PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC TRONG SGK 
- GV cho học sinh đọc câu truyện trong SGK ( Hai nhân vật : Tác giả và Thái )
? Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái .
? So với các bạn cùng lứa tuổi Thái không được hưởng quyền gì ? Em hãy nêu một vài quyền mà em đang được hưởng . 
? Thái phải làm gì để trở thành người tốt ?
? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái em cần phải làm gì để trở thành người có ích cho xã hội ? 
=> GV tóm ý : Tuổi thơ của Thái đầy bất hạnh không được bố mẹ chăm sóc , thương yêu , nuôi dạy chu đáo và cho đi học .Vì vậy Thái đã sa vào con đường phạm tội do đó Thái có được pháp luật bảo vệ hay không ? 
- Chính vì vậy Công ước LHQ về các quyền cơ bản của trẻ em đã được Nhà nước Việt Nam ta tôn trọng , phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của trẻ em các quốc gia Do đó các quyền cơ bản trên có nội dung như thế nào và được pháp luật qui định ra sao -> sang phần nội dung bài học .
-Do hoàn cảnh gia đình .Thái là đứa trẻ bụi đời phiêu bạt bất hạnh đầy tủi hờn và tội lỗi .
=>Thái vi phạm :
- Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi .
-Bỏ đi bụi đời .
-Chuyên cướp giật (mỗi ngày từ 1 đến 2 lần )
=>Hoàn cảnh của Thái :
-Bố mẹ li hôn khi bốn tuổi .
-Bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng 
-Ở với bà ngoại già yếu 
-Làm thuê vất vả .
=>Thái không được hưởng các quyền :
-Thái không được bố mẹ chăm sóc nuôi dưỡng dạy bảo không được đi học . Không có nhà ở . 
-Thái phải đi học 
-Rèn luyện tốt 
-Vâng lời cô chú 
-Thực hiện tốt quy định của trường . 
-Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng .
-Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng 
-Thái được đi học và có việc làm chính đáng để tự kiếm sống 
- Quan tâm động viên không xa lánh .
=>Nếu em ở hoàn cảnh trên :
-Ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc có tiền được đi học .
-Không nghe theo kẻ xấu , từ bỏ các tệ nạn xã hội .
-Vừa đi học , vừa đi làm để có được cuộc sống yên ổn .
.PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC 
-Thái bị cha mẹ bỏ rơi không được giáo dục . Nên đã đi vào con đường phạm tội . 
-Hiện nay Thái được chăm sóc bảo vệ .
* HOẠT ĐỘNG 3 : GV CHO HỌC SINH THẢO LUẬN . TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC .
-GV cho học sinh thảo luận nhóm . ( phát phim trong trả lời trên phim )
+ Nhóm 1 : Nêu các quyền của các em được nêu ở trong tranh . Và em hãy phân biệt các hình vẻ trong SGK gắn với các quyền tương ứng mà em đã nêu . 
+ Nhóm 2 : Ngoài các quyền mà trẻ em được hưởng trẻ em còn có bổn phận gì đối với gia đình và xã hội ?
+ Nhóm 3 : Hiện nay ở địa phương em còn có những việc làm nào vi phạm đến quyền của trẻ em ?
+ Nhóm 4 : Gia đình , Nhà nước và xã hội có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em
GV qua phần chúng ta vừa thảo luận đó cũng chính là bài học hôm nay . Trong các quyền mà chúng ta đã tìm hiểu thì :
Nội dung của các quyền bảo vệ , chăm sóc , giáo dục và bổn phận của trẻ em , gia đình , NN , XH đều có ý nghĩa quan trọng tác động và hỗ trợ với nhau . Do đó thiếu một trong các quyền và bổn phận và nghĩa vụ trên thì trẻ em không thể trở thành người công dân tốt và có ích của đất nước 
->Để cũng cố kiến thức các quyền cơ bản đã được tìm hiểu qua phần nội dung bài học trên -> GV cho học sinh quan sát các tranh ảnh về : quyền bảo vệ , chăm sóc , giáo dục của trẻ em .
1/ Quyền được khai sinh và có quốc tịch . 
2/ Quyền được sống chung với cha mẹ , được hưởng sự chăm sóc các thành viên trong gia đình 
3/ Quyền được học tập vui chơi giải trí , được tham gia các hoạt động văn hoá , thể thao .
4/ Quyền được bảo vệ , chăm sóc sức khoẻ và giáo dục .
5/ Quyền được bảo vệ tính mạng thân thể danh dự và nhân phẩm .
Quyền 1 - ảnh 3
Quyền 2,4 - ảnh 1 - 2
Quyền 3 - ảnh 4 -5 
Quyền 5 - ảnh 3 
-> GIA ĐÌNH 
-Chăm chỉ học hành vâng lời ông bà cha mẹ , không hút thuốc uống rượu giúp đỡ gia đình , xây dựng gia đình văn hoá. 
-> XÃ HỘI 
-Lễ phép với người lớn 
-Có ý thưc giữ gìn độc lập tự do Tổ quốc .
- Sống và làm việc theo pháp luật , thực hiện nếp sống văn minh , 
-Thực hiện tốt bổn phậm công dân .
-Đánh đập trẻ .
-Bắt làm việc kiếm tiền , lao động kiếm sống không được đi học . 
-Lôi kéo dụ dỗ trẻ em làm những việc xấu . 
-GIA ĐÌNH : 
->Chăm sóc nuôi dạy con theo điều kiện tốt nhất .
-NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI :
-> Có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành là một công dân tốt nhất .
-VD : Nhà nước tạo điều kiện mở những khu đất để xây dựng nơi vui chơi giải trí , trường học cho các em 
-Ngoài ra nhà nước còn có những chính sách kêu gọi tất cả các gia đình có trẻ em dưới một 
tuổi đưa đi tiêm phòng vacxin , tổ chức những hoạt động vui chơi hè .
NỘI DUNG BÀI HỌC 
-Học phần a , b ,c trang 40 , 41 
* HOẠT ĐỘNG 4 : HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 
-GV cho học sinh nêu các câu danh ngôn hoặc ca dao tục ngữ nói về trẻ em . 
=> GV giải thích " Trẻ em như búp trên cành "
-GV cho học sinh sắm vai tiểu phẩm sau cho một học sinh dẫn truyện . ( Ô Sáu , B Sáu , bé Đào , Bạn Đào (2)
? Bố mẹ Đào vi phạm các quyền nào của trẻ em ?
-Luật chăm sóc giáo dục trẻ em (Điều 10) 
-GV tóm ý : Chúng ta biết cha mẹ sinh con ra phải có trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục , nuôi nấng chăm sóc con khôn lớn nên người . Mặc dù cuộc sống rất vất vảbấp bênh nhưng cha mẹ phải tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần bằng tình thương yêu ruột thịt , trau dồi văn hoá đạo đức cho con bên cạnh cũng phải kết hợp chặt chẽ với nhà trừơng trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ em . 
-Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai . 
-Trẻ em như búp trên cành .
->Đó là sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ vì trẻ em là niềm tự hào tương lai của đất nước , là lớp người xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc mai sao nên cần được quan tâm , chăm sóc , bảo vệ . Đúng như lời dạy của Bác 
-Như vậy để thấy được trẻ em quan tâm chăm sóc bảo vệ , giáo dục như thế nào ? Xem tình huống sau . 
-Tình huống : Gia đình ông Sáu có hoàn cảnh rất khó khăn. Ông Sáu thường ngày phải đạp xe xích lô để kiếm miếng ănqua ngày cho 5 thành viên trong gia đình , còn bà Sáu thì ốm nặng không làm ra tiền , do đó cuộc sống rất bấp bênh , vất vả . Cũng Chính vì lẻ đó Ông Sáu quyết định cho các con cuả mình nghỉ học , ông Sáu nói :
“Tụi bây đi học có kiếm ra tiền không mà đòi học " tuy nhiên các con cuả ông Sáu học rất giỏi , trong đó có bé Đào là bé út siêng năng rất chăm chỉ cần cù , say mê đạt được nhiều thành tích trong học tập nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bố của Đào quyết định không cho đến trường . Bạn Đào biết được điều này đến năn nỉ , bố mẹ của Đào cho Đào đến trường học lại cùng các bạn .
-Bố mẹ Đào vi phạm Quyền được học tập . Mặc dù bạn Đào đã thực hiện đầy đủ các bổn phận của mình đối với gia đình và nhà trường . 
BÀI TẬP 
* HOẠT ĐỘNG 5 : CŨNG CỐ , DẶN DÒ .
-GV cho học sinh làm bài tập .
=>Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa , lôi kéo vào con đường tội phạm ( ăn cắp tài sản ) , em sẽ làm gì ? 
Im lặng bỏ qua .
Nói với bố mẹ thầy cô giúp đỡ 
Báo với các chú công an địa phương 
Biết là sai nhưng vì đe dọa nên sợ phải làm theo lới dụ dỗ . 
-GV tổ chức trò chơi cho học sinh : Ghép chữ thành các quyền của trẻ em và gắn hình vẻ tương ứng với các quyền đã nêu .
Học bài nội dung bài học .
Soạn bài 14 
Thảo luận 
Nhóm 1 : Tại sao rừng nước ta bị cạn kiệt ?
Nhóm 2 : Cho biết tỉ lệ độ che phủ của rừng từ 1960 - 2001 ? 
Nhóm 3 : Hiệu quả của hiện trạng rừng ảnh hưởng đến môi trường như thế nào 
Nhóm 4 : Trước tình hình đó nhà nước đã xử lí như thế nào ?
Làm bài tập SGK , STH 
Sưu tầm tranh ảnh nói về các quyền trẻ em 
Câu đúng là 2, 3 
* ĐỘI A ( NHÓM 1 -2 ) 
->QUYỀN BẢO VỆ 
->QUYỀN CHĂM SÓC
* ĐỘI B ( NHÓM 3 - 4 ) 
->QUYỀN CHĂM SÓC 
->QUYỀN GIÁO DỤC 
DẶN DÒ 
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ LÊN LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd713t.doc