Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn Oanh

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn Oanh

A/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

- Hiểu biết ngững biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

- Rèn luyện kĩ năng biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Biết vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng phong trào TDTT.

B/ Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.

C/ Chuẩn bị:

- Tranh ảnh: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

D/ Tiến trình bài dạy:

* Bài cũ:

- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS.

* Bài mới:

- GV: Giới thiệu bài: GV từ câu nói của cha ông "Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quí hơn vàng" để dẫn vào bài.

 

doc 44 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tuấn Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ...../...../2010
 Ngày dạy: ...../...../2010
Giáo dục công dân:
Tiết 1: 
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu biết ngững biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
- Rèn luyện kĩ năng biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Biết vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng phong trào TDTT.
B/ Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống...
C/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
D/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS.
* Bài mới:
- GV: Giới thiệu bài: GV từ câu nói của cha ông "Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quí hơn vàng" để dẫn vào bài.
- Bài mới:
HĐ1: 1. Truyện đọc:
GV: Cho HS đọc truyện: "Mùa hè kì diệu"
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
GV: Cho HS liên hệ bản thân. (Giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể)
GV: Chi HS thành 3 nhóm để thảo luận.
- Nhóm 1: Chủ đề "sức khoẻ đối với học tập".
- Nhóm 2: " lao động"
- Nhóm 3: " giải trí"
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT.
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, lao động, vui chơi giải trí.
HĐ2: 2. Nội dung bài học:
? Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
GV: Cho HS thảo luận đưa ra ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ.
? Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta phải làm gì?
GV: Treo tranh: Cho HS quan sát và nhận xét, tù đó thấy được vai trò quan trọng của luyện tập TDTT.
- ý nghĩa:
+ Sức khoẻ là vốn quí của con người.
+ Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao; cuộc sống lạc quan, vui vẻ, thoải mái, yêu đời.
- Phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên luyện tập TDTT.
- Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.
HĐ3: 3. Bài tập.
GV: Hướng dẫn HS làm BT (sgk).
a) HS làm việc độc lập và trình bày.
b) HS kể việc làm cụ thể của bản thân thể hiện biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
GV: Đưa thêm một số thông tin cho HS:
- Ngày thế giới chống hút thuốc lá: 31/5.
- Ngày thế giới vì sức khoẻ: 7/4.
- Việt Nam: Hội nghị tăng cường sức khoẻ: 18/12/1998.
Một số câu ca dao, tục ngữ:
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Càng già, càng dẻo, càng dai.
- Cơm không rau như đau không thuốc.
Đ/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài: Siêng năng, kiên trì. 
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 19 / 08 /2010
 Ngày dạy: .. / 08 /2010
Giáo dục công dân:
Tiết 2 + 3: Siêng năng, kiên trì.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? biểu hiện và ý nghĩa của siêng năng kiên trì.
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Có kế hoạch rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì.
B/ Chuẩn bị:
- Tranh: Nguyễn Ngọc Kí, Cấn Thuỳ Linh.
C/ Phương pháp:
- Thảo luận, giải quyết vấn đề, kích thích tư duy, tổ chức trò chơi...
D/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
- Bản thân em đã chăm sóc, rèn luyện thân thể như thế nào?
- Tại sao phải chăm sóc, rèn luyện thân thể?
* Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV treo tranh "Nguyễn Ngọc Kí". Cho HS nhận xét nội dung bức tranh để dẫn vào bài.
HĐ1: 1. Truyện đọc:
GV: Cho HS đọc truyện đọc (sgk)
? Bác Hồ biết những thứ tiếng nào?
? Bác đã tự học như thế nào?
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
GV: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
"Bác Hồ tự học ngoại ngữ"
- Bác biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc... (Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó)
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm)
- Bác nhờ thuỷ thủ giảng giải, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học; sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa; ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư người Italia; Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.
- Bác không được học ở trường lớp; Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17-18h trong một ngày, tuổi cao Bác vẫn học.
- Bác có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong công việc.
HĐ2: 2. Nội dung bài học:
GV: Cho HS đọc mục 2 (sgk)
? Thế nào là siêng năng?
- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
Tiết 2: 
? Kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
GV: Cho HS liên hệ thực tế bản thân và các bạn trong lớp.
GV: Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi... Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
- VD: Lê Quí Đôn, GS-BS Tôn Thất Tùng, nhà nông học - GS Lương Đình Của, nhà văn Nga M.Gorki, nhà bác học Niutơn... 
- ý nghĩa: Giúp con người thành công trong mọi lĩng vực của cuộc sống.
GV: Cho HS tìm một số câu ca dao, tục ngữ mnói về siêng năng, kiên trì.
VD: - Tay làm hàm nhai.
- Siêng làm thì có.
- Miệng nói tay làm.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Cần cù bù khả năng.
GV: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Chia HS thành 3 nhóm:
- Tìm các biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
+ Trong học tập.
+ Trong lao động.
+ Trong các hoạt động khác.
GV: Treo tranh: Cấn Thuỳ Linh. HS quan sát và nhận xét.
HĐ3: 3. Bài tập:
BTa:
- Tính siêng năng, kiên trì: 1, 2.
BTb, c: HS thảo luận và trình bày.
Đ/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài: Tiết kiệm.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 4 / 9 / 2010
 Ngày dạy: / 9 / 2010 
Giáo dục công dân:
Tiết 4: 
Tiết kiệm.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm, biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm.
- Biết quí trọng người tiết kiệm, giản dị, ghét sống xa hoa, lãng phí.
- Rèn kĩ năng có thể đánh giá được mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm hay chưa. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xãc hội.
B/ Chuẩn bị:
C/ Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, phân tích ...
D/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
? Nêu và phân tích một số câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng kiên trì mà em biết.
? Bản thân em đã rèn luyện đức tính siêng năng kiên trì ntn? ý nghĩa của đức tính đó trong đời sống.
* Bài mới: 
HĐ1: 1. Truyện đọc:
"Thảo và Hà"
GV: Cho HS đọc truyện đọc (sgk)
? Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
? Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
- Thảo và Hà đều xứng đáng được thưởng vì kết quả trong học tập.
- Thảo không nhận vì nhà nghèo, vì chưa có gạo ăn, vì thương mẹ...
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
HĐ2: 2. Nội dung bài học:
GV: Cho HS đọc phần nội dung bài học (sgk)
? Thế nào là tiết kiệm?
? Biểu hiện của tiết kiệm?
? Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
GV: tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
GV: Yêu cầu HS lấy VD phê phán cách tiêu dùng hoang phí.
VD: - Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước.
- Tham ô, tham nhũng...
GV: Đảng và nhà nước ta kêu gọi: "Tiết kiệm là quốc sách". Em hiểu điều đó ntn?
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm 1: Rèn luyện tiết kiệm trong GĐ
 2: " ở trường, lớp.
 3: " ở xã hội.
- Tiết kiệm: Là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
- Biểu hiện: Biết quí trọng kết quả lao động của mình và của người khác.
- ý nghĩa: Tiết kiệm là làm giàu cho minh, cho gia đình và xã hội.
- Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội.
GV: Cho HS nêu phương hướng rèn luyện thực hành tiết kiệm.
VD: Thu gom giấy vụn, đồng nát để lấy tiền giúp đỡ HS nghèo.
- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào bị bão lụt.
HĐ3: 3. Bài tập:
a) HS thảo luận và trình bày.
D/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài: Lễ độ.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 6 / 9 / 2010
 Ngày dạy: / 9 / 2010
Giáo dục công dân:
Tiết 5: 
Lễ độ.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- HS hiểu thế nào là lễ độ, biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ.
- Tôn trọng qui tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.
- Rèn luyện thói quen lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh.
B/ Chuẩn bị
C/ Phương pháp:
- Xử lí tình huống, thảo luận ...
D/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
? Thế nào là tiết kiệm? Bản thân em đã làm gì để rèn luyện đức tính tiết kiệm?
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm? giải thích các câu đó?
* Bài mới:
HĐ1: 1. Truyện đọc:
GV: Cho HS đọc truyện đọc (sgk)
? Hãy kể những việc làm của Thuỷ khi có khách đến nhà?
? Nhận xét cách cư xử của Thuỷ?
? Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hiện đức tính gì?
"Em Thuỷ"
- Việc làm của Thuỷ:
Giới thiệu khách với bà rồi:
+ Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi.
+ Đi pha trà.
+ Mời bà, mời khách uống trà.
+ Xin phép bà nói chuyện.
+ Giới thiệu bố, mẹ.
+ Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động đội, các hoạt động của lớp.
+ Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.
- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch ... 
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
+ Tín hiệu đèn giao thông.
+ Biển báo hiệu.
+ vạch kẻ đường.
+ Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
- Các loại biển bào giao thông:
+ Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ.
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ.
+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật/hình vuông, nền xanh lam.
- Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường, không có lề thì sát mép đường.
+ Đi đúng phần đuờng quy định.
+ Đi theo tín hiệu giao thông.
- Trách nhiệm của HS:
+ Học và thực hiện đúng những quy định của luật giao thông đường bộ.
+ Tuyên truyền những quy định của luật giao thông.
+ Nhắc nhở cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
+ Lên án tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông.
GV: Cho HS thảo luận: Để giảm hậu quả dotai nạn giao thông đường bộ gây ra, nhà nước ta đã quy định ntn? Bản thân em và mọi người xung quanh em đã thực hiện được quy định đó chưa?
HĐ3: 3. Bài tập:
a) GV: Cho HGS quan sát tranh và nhận xét.
c) Vượt nhau: vượt về bên trái, phải quan sát tàm nhìn không để xảy ra nguy hiểm.
- Tránh nhau: đi bên phải.
Đ/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài: Quyền và nghĩ vụ học tập.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 25/2/2008
 Ngày dạy: /3/2008
Giáo dục công dân:
Tiết 25-26: 
quyền và nghĩa vụ học tập.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
- Có thái độ tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩ vụ học tập, thực hiện đúng những quy định học tập và nghĩa vụ học tập.
B/ Phương pháp:
- Thảo luận, xử lí tình huống, sử dụng bài tập trắc nghiệm.
C/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
- Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần phải làm gì?
- Nêu các laọi biển báo hiệu giao thông? Bản thân em đã làm để thực hiện TT ATGT?
* Bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: 1. Truyện đọc:
GV: Cho HS đọc mục 1 (sgk).
? Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây ntn?
? Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở đảo Cô Tô ngày nay là gì?
? Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em Cô Tô được đến trường học tập?
"Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô".
- Trước đây trẻ em Cô Tô không có điều kiện để được đi học.
- Hiện nay, được Đảng và nhà nước tạo điều kiện, được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy giáo, cô giáo cùng nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện hết nức, nên Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
HĐ2: 2. Nội dung bài học:
? Theo em, vì sao chúng ta phải học tập?
? Học tập để làm gì?
? Nếu không học sẽ bị thiệt thòi ntn?
GV: Cho tình huống: Trên báo có đoạn tin vắn: "Bạn A là một HS giỏi lớp 5 của trường X bỗng dưng không thấy đi học nữa, cô giáo chủ nhiệm đến nhà đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lí do không cho đi học thì được biết là nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng".
- Hãy nhận xét sự việc trên?
- Nếu em là bạn của A em sẽ làm gì giúp A để bạn được tiếp tục đi học?
HS: Thảo luận và giải quyết tình huống.
GV: Giới thiệu: Một số điều trong Hiến pháp 1992 liên quan đến nội dung bài học.
HS: Tự rút ra bài học.
a) Học tập là vô cùng quan trọng:
- Trẻ em có quyền học tập.
- Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện để cho trẻ em được học tập.
- Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.
b) Quy định của pháp luật:
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
* Quyền: 
- Học không hạn chế.
- Học bằng nhiều hình thức.
* Nghĩa vụ:
- Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học.
- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Tiết 2:
GV: Cho tình huống: ở lớp 6 nọ, An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập.
- An nói: Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng chẳng sao, không ai bắt được mình.
- Còn Khoa nói: Tớ chẳng muốn học lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
? Em nghĩ gì vềíuy nghĩ của An và KHoa?
? ý kiến của em về việc học là gì?
HS: thảo luận và trình bày.
? Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo có thể đi học được?
c) Trách nhiệm của nhà nước:
- Nhà nước tạo điều kiện cho các em học hành, mở mang hệ thống trường lớp, miễn phí cho học sinh tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn.
HĐ3: 3. Bài tập:
GV: Hướng dẫn HS làm BT.
a) GV cho HS trình bày cá nhân.
b) HS trình bày:
- Kể.
- Đọc sách báo sưu tầm được.
KL: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập phải say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập.
c) Với trẻ khuyết tật có thể học những trưòng mà nhà nước giành riêng cho học, như: Trường cho trẻ mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ câm điếc Xã Đàn,,,
- Với trẻ có hoàn cảnh khó khăn có thể vừa đi học, vừa đi làm, tự học qua sách báo, học tại lớp học tình thương...
D/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài:Kiểm tra 1 tiết.
* Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 Ngày soạn: 9/3/2008
 Ngày dạy: /3/2008
Giáo dục công dân:
Tiết 27: 
kiểm tra 1 tiết.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hệ thống hoá nội dung kiến thức giáo dục công dân đã học trong chương trình học kì II.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài, trình bày vấn đề một cách rõ ràng có liên hệ thực tế bản thân.
B/ Chuẩn bị:
GV: Ra đề và poto đề.
C/ Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức.
* GV phát đề cho HS.
( Có đề bài và đáp án chấm kèm theo bài soạn)
D/ GV thu bài.
Đ/ Củng cố, dặn dò:
- HS ôn tập các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
* Rút kinh nghiệm sau tiết kiểm tra:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 19/3/2008
 Ngày dạy: /3/2008
Giáo dục công dân:
Tiết 28-29: 
quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sưac khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hiểu đó là tài sản quý của con người cần được bảo vệ.
- Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Rèn kĩ năng biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
B/ Tiến trình bài dạy:
* Bài cũ:
- Nêu biểu hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
- Bản thân và những người xung quanh em đã được hưởng quyền học tập như thế nào? 
* Bài mới:
Tiết 1:
HĐ1: 1. Truyện đọc:
GV: Gọi 1HS đọc mục (1) sgk.
? Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?
? Hàng vi của ông Hùng có phải cố ý không?
? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
" Một bài học"
- Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác.
HĐ2: 2. Nội dung bài học:
? Theo em, đối với con người cái gì quý giá nhất? vì sao?
a) Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất.
- Mọi việc xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đề bị xử phạt nghiêm khắc.
Tiết 2: GV cho HS thảo luận tình huống: Nam và Sơn là HS cùng lớp ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất bút và đổ cho Nam lấy. 2 bạn to tiếng. Tức quá, Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp mời 2 bạn lên phòng Hội đồng kỉ luật.
? Nhận xét cách ứng xử của 2 bạn?
? Nếu là một trong 2 bạn em sẽ xử sự ntn?
? Nếu là bạn cùng lớp với Sơn và Nam, em sẽ làm gì?
GV: Mở rộng: Nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lí theo pháp luật.
- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp -> như vậy là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của bạn.
- Nam sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu -> như vậy Nam đã xâm hại bất hợp pháp đến thaan thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn.
2. Nội dung bài học (tiếp)
? Pháp luật quy định ntn về quyền được bảo hộ về tính mạng ...?
? Những quy định của pháp luật chứng tỏ điều gì?
- Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. 
b) PL quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự ...
- Mọi việc làm xâm phạm đều bịo trừng phạt nghiêm khắc.
- Nhà nước coi trọng con người.
- Mọi người phải biết tôn trọng nhau.
HĐ3: 3. Bài tập:
b) - Tuấn vi phạm PL: Đã chửi và rủ người đánh Hải (lôi kéo người khác cùng phạm tội) -> Xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của Hải.
- Anh tri Tuấn sai: Không những không can ngăn em mà lại tiếp tay cho Tuấn đã sai lại càng sai hơn.
GV: Cho HS thảo luận và đưa ra cách ứng xử, sau đó đi đến kết luận:
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.
c) Cách ứng xử đúng: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo biết.
d) Đúng: 3 ý đầu.
Sai: 2 ý sau.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS học bài và làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
* Rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CD6.doc