Bài 5:
TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
-Giúp học sinh hiểu :
+ Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật ,ý nghỉa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật .
+ Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức ,thái độ tôn trọng kỉ luật.
+Biết rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
B NỘI DUNG :
-Cần làm cho học sinh hiểu tính kỉ luật được đặt trong tổ chức ,tập thể như : gia đình ,nhà trường ,đoàn đội, làng xóm ,phường xã .
-Cá nhân phải tuân theo và thực hiện những quy định mà tập thể đã đề ra .
- Mỗi người trong một tập thể biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ co sức mạnh và kỉ cương , nề nếp .
-Giúp cho học sinh hiểu mức độ cao hơn của kỉ luật là pháp luật .Tôn trọng kỉ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật .
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : -Giúp học sinh hiểu : + Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật ,ý nghỉa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật . + Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức ,thái độ tôn trọng kỉ luật. +Biết rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. B NỘI DUNG : -Cần làm cho học sinh hiểu tính kỉ luật được đặt trong tổ chức ,tập thể như : gia đình ,nhà trường ,đoàn đội, làng xóm ,phường xã .... -Cá nhân phải tuân theo và thực hiện những quy định mà tập thể đã đề ra . - Mỗi người trong một tập thể biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh và kỉ cương , nề nếp . -Giúp cho học sinh hiểu mức độ cao hơn của kỉ luật là pháp luật .Tôn trọng kỉ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật . C PHƯƠNG PHÁP : - Giáo viên hướng dẩn học sinh khai thác truyện đọc “ Giữ luật lệ chung “ SGK trang 14 và hướng dẩn học sinh tìm thêm dẩn chứng trong cuộc sống của các em ở lớp ,ở trường để phân tích ích lợi của việc tôn trọng kỉ luật.hậu quả của việc thiếu tôn trọng kỉ luật . -Giáo viên có thể liên hệ thêm về tính kỉ luật trong quân đội “Quân lệnh như sơn “qua đó phân tích cho học sinh thấy được ý chí ,tính tự giác tuân thủ kỉ luật ,ý thức rèn luyện của chiến sĩ ta đã tạo nên sức mạnh vô địch cho quân đội ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đếquốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. D TAÌ LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : -Sưu tầm những tấm gương thực hiện tốt kỉ luật trong học sinh , trong hoạt động xã hội ,trong quân đội . -Một số tình huống cho dạng bài tập chọn lựa .Tranh một cảnh mất trật tự trong lớp vàtranh không tôn trọng luật lệ giaothông -Sách giáo khoa , sách bài tập .... E CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt Động 1: Giới thiệu bài. GV: Con người và tất cả các hoạt động của con người trong xã hội đều có mối quan hệ mật thiết đối với nhau và mang tính cộng đồng. Vậy lấy thí dụ trong 1 lớp học hay một tập thể, tổ chức nào đó mà mọi người muốn làm gì thì làm, không tuân theo những qui định chung đặt ra thì hậu quả sẽ như thế nào ? GV: Vì vậy để tránh gây thiệt hại, rối loạn, một tập thể dù nhỏ hay lớn đều cần phải có những quy định chung để thống nhất các hoạt động nhầm đạt hiệu quả cao nhất đó là kỉ luật. Vậy mỗi cá nhân trong tổ chức và tập thể cần phải làm gì, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung Truyện đọc “ Giử luật lệ chung “ SGK (trang 14) Nhận xét và nêu hậu quả của hai hành động trên Giáo viên treo 2 tranh lên bảng TÔN TRỌNG KỈ LUẬT Hoạt Động 2: Khai thác những chi tiết trong truyện đọc chứng tỏ Bác Hồ tôn trọng kỉ luật. GV: Hướng dẫn học sinh phân tích, khai thác chi tiết trong truyện (giáo viên gợi ý ghi bảng phụ) GV: Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đặt ra cho mọi công dân. Vậy đối với học sinh chúng ta phải thực hiện việc tôn trọng kỉ luật như thế nào + Bác Hồ bỏ dép khi vào chùa. + Theo sự hướng dẫn của các vị sư. + Bác đến mỗi gian thờ và thắp hương + Qua ngã tư gặp đèn đỏ, bác bảo chú lái xe dừng lại + Bác nói:“Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”. I Phân tích truyện đọc Bác Hồ tự giác chấp hành những qui định chung à có ý thức tôn trọng kỉ luật àbảo đảm lợi ích bản thân, cộng đồng Hoạt Động 3: Tìm Hiểu Phân Tích Nội Dung Của Tính Tôn Trọng Kỉ Luật Học Sinh: GV: Tổ chức phân công thảo luận nhóm HS để khắc sâu khái niệm trên qua liên hệ thực tế. (yêu cầu học sinh phải nêu được lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật khi ở trường – ở nhà – ngoài xã hội ( nơi công cộng ) - Cũng như phải nêu lên những hậu quả của việc thiếu tôn trọng kỉ luật (ở trường, ở nhà – ngoài XH) GV: - Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện lên trước lớp trình bày. - Yêu cầu các tổ khác đóng góp ý kiến và nhận xét ý kiến. GV tổng hợp các ý kiến , bổ sung , đánh giá đi đến kết luận : Nếu thực hiện tốt việc tôn trọng kỷ luật: - Ở nhà: Đảm bảo nề nếp gia đình – Không bị ba mẹ la lầy, lo lắng - Ở trường: đảm bảo điều kiện học tập tốt - Xã hội:Đảm bảo trật tự, kỷ cương. Thảo luận: Tổ 1: Nêu những hành vi tôn trọng kỉ luật ở trường ở lớp qua những hành động cụ thể. ( Lợi ích bản thân ,tập thể– Hậu quả) Tổ 2: Nêu những hành vi tôn trọng kỉ luật ở gia đình ( Lợi ích bản thân ,tập thể..– Hậu quả) Tổ 3: Những hành vi biết tôn trọng kỉ luật của em ở nơi công cộng. ( Lợi ích bản thân tập thể.. – Hậu quả) Tổ 4: hãy nêu những hành vi thiếu tôn trọng kỉ luật . II Biểu hiện -Tôn trọng nội quy của trường, lớp: đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ, không đánh nhau -Nơi công cộng;: Không đi trên cỏ, không chơi lửa, tuân theo luật giao thông, - Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình, đi thưa- về trình, lễ phép, Hoạt động 5: Hướng dẫn hs phân tích mở rộng nội dung tôn trọng kỉ luật GV: Vậy em hiểu như thế nào là tôn trọng kỷ luật ? GV: Vì sao phải tôn trọng kỉ luật ? - GV: Ngoài trách nhiệm của người con trong gia đình, người học sinh ở trường, các em còn là những công dân tương lai của xã hội và đất nước, vì thế các em cần phải thực hiện những quy định chung ngoài xã hội do nhà nước ban hành -> đó là pháp luật. * Em hãy cho biết tình hình trật tự an toàn giao thông của thành phố ta hiện nay như thế nào ? Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ? Hậu quả ? - GV: Nêu nhận xét bổ sung -> Kết luận khẩu hiệu : “ Sống và làm việc theo pháp luật” Trình bày (a) – SGK /trang 15. Trình bày phần b) & c) SGK / trang 15. Trình bày theo sự hiểu biết thực tế của mình III NDBH -a,b,c trang 15 Hoạt động 6: Tổ chức cho H S nâng cao nhận thức hành vi kỉ luật. - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập – SGK (trang 15 – 16) - GV: Nêu câu hỏi bài tập b/SGK (trang 16) và gợi ý HS hướng trả lời. ( VD: Nếu trong giờ học 01 học sinh gây mất trật tự ảnh hưởng đến cả lớp và chính bản thân -> Vậy có tự do để thực hiện mục đích học tập hay không ?) - Trong khi giao thông trên đường ( cầu,phà) nếu mọi người đều lấn sang bên trái thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào ? (kẹt cầu, ùn tắc giao thông -> không thể tự do để đến trường đến cơ quan đúng giờ). GV: Nhận xét – bổ sung – Kết luận “ Tôn trọng kỉ luật sẽ đảm bảo được tự do của mỗi người, tập thể, tổ chức - Thực hiện bài tập a/SGK tại lớp - HS: Trình bày theo suy nghĩ của mình. IV Dặn dò: -Học bài NDBH -Làm bài tập -Đọc truyện bài 6 -Trả lời gợi ý -Chuẩn bị tiểu phẩm -Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn.
Tài liệu đính kèm: