Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 18

QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

-Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta

-Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật đâu là những hành vi thực hiện tốt . Biết phê phán , tố cáo những ai làm trái pháp luật

-Hình thành ở HS ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

B.NỘI DUNG

-Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được nhà nước bảo đảm an toàn và bí mật.

-Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý bóc mở thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại của người khác.

C.PHƯƠNG PHÁP

-Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
-Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta
-Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật đâu là những hành vi thực hiện tốt . Biết phê phán , tố cáo những ai làm trái pháp luật
-Hình thành ở HS ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín 
B.NỘI DUNG
-Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được nhà nước bảo đảm an toàn và bí mật.
-Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý bóc mở thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại của người khác.
C.PHƯƠNG PHÁP
-Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận
D.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
-HP 1992 (điều 73)
-BLHS của nước CHXHCNVN (điều 125)
-BL TTHS của nước CHXHCNVN1988(điều 115,119)
E.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
? Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của CD là gì?
?Em sẽ làm gì nếu:
-Con mèo của em bị nhà hàng xóm bắt
-Lỡ đá banh vào nhà người hàng xóm mà chủ nhà đi vắng
-Bố mẹ đi vắng có người lạ đến nói là quen với bố mẹ và xin vào nhà ngồi chờ
3.Hoạt động dạy-học
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Ngoài quyền bất khả xâm phạm về chổ ở, NN còn bảo đảm cho những vấn đề riêng tư của công dân như vấn đề công việc, tình cảm riêng của mỗi người.
 Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học ngày hôm nay
Hoạt động 2:
Phân tích tình huống
THẦY
TRÒ
BẢNG
Câu hỏi thảo luận về tình huống
a.Theo em, Phượng có thể đọc thư Hiền mà không cần có sự đờng ý của Hiền không? Vì sao?
b.Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?
c.Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?
d.Nếu em là Hiền mà em biết người khác đọc lén thư của em thì em có suy nghĩ như thế nào?
GV: Như vậy, thư từ, điện thoại, điện tín thường được dùng để trao đổi tình cảm , thăm hỏi, công việc của nhau và đó là những chuyện riêng của mỗi cá nhân, chúng ta không nên xen vào, xâm phạm vào chuyện riêng của mỗi người khi họ chưa cho phép.Nếu người nào xâm phạm vào đời tư của người khác thì về mặt pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật, về mặt đạo đức thì đó là người bất lịch sự
Để hiểu rõ hơn PL đã quy định như thế nào về quyền này, chúng ta tìm hiểu phần NDBH
HS sắm vai tình huống sgk
HS thảo luận nhóm
Không? Vì như vậy là bất lịch sự (đạo đức), vi phạm PL ( pháp luật)
Không. Vì đó cũng là hành vi xâm phạm vào cái riêng tư của người khác
Em sẽ can ngăn bạn không nên làm như thế, giải thích cho bạn đó là hành vi sai
Em sẽ tức giận, vì bị xâm phạm vào chuyện riêng
I.Phân tích tình huống
Loan, Phượng lén mở thư Hiền xemà vi phạm pháp luật
Hoạt động 2:
Tìm hiểu NDBH
Thư từ, điện thoại, điện tín là những phương tiện liên lạc của cá nhân nhằm trao đổi với nhau về 1 hoặc 1 số vấn đề nào đó, những vấn đề ấy chỉ có những người được nhận mới có quyền biết, những người khác không có quyuền được biết. 
Nội dung trong đó chứa đựng những thông tin thuộc về bí mật đời tư cá nhân, vì vậy không ai được loan truyền. Đặc biệt là những nhân viên bưu điện phải giữ bí mật, chuyển giao đúng địa chỉ không được làm thất lạc
PL VN cũng như nhiều nước trên thế giới đều có quy định về bảo vệ thư tín rất nghiêm ngặt và trở thành 1 nguyên tắc trong Hiến pháp
? Như vậy, nếu 1 người nào đó bị nghi ngờ có liên quan đến 1 việc vi phạm pháp luật, và các nhân viên điều tra cần phải có những bức thư hoặc điện tín để làm rõ sự việc thì họ phải xử lí như thế nào để không vi phạm PL?
GV: Kể 1 vài chuyện vui minh họa cho bài và cho hs rút ra kết luận
Hs đọc phần a-NDBH
Phải xin lệnh của viện kiểm sát nhân dân hoặc TAND
Hs đọc phần b-NDBH
II.Biểu hiện
-Không nên xem hoặc bóc thư, điện tín của người khác
-Không nghe trộm điện thoại
-Không xem người khác viết thư
Hoạt động 3
Cung cấp 1 số tư liệu về luật
-Luật dân sự 1995 (điều 34) 
-BL TTHS 1998 
-HP 1992 (điều 73)
-BLHS 1999(điều 125)
III.NDBH
A,b,trang
Hoạt động 4
Luyện tập, củng cố
?Việc Tuấn nghe điện thoại của chị Mai là đúng hay sai? Vì sao?
GV: giải thích cho hs biết :Điện tín là gì
Sắm vai tình huống
Nhà Tuấn có 2 máy điện thoại cùng 1 số. 1 máy ở phòng khách, 1 máy ở buồng chị Mai. Một hôm có người gọi điện thoại cho chị Mai, Tuấn cũng nhấc lên và nghe hết câu chuyện của 2 người.
Làm bài tập 1,2 trang 29,30- SBT
IV.Dặn dò
-Học NDBH
-Làm BT
-Chuẩn bị thi HK II
Tư liệu tham khảo:
Luật dân sự 1995
Điều 34: Quyền đối với bí mật đời tư
1.Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2.Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý , nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự , trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của PL
3.Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vikhác nhằm nhăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.
Chỉ trong những trường hợp được PL quy định và phải có lệnh của cơ quan NN có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
Bộ luật Tố tụng hình sự 1988
Điều 7. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở , an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của CD
Không ai được xâm phạm chổ ở, an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của CD. Việc khám xét chổ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín khi tiến hành tố tụng phải theo đúng qui định của bộ luật này.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 18.doc