Giáo án Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Chiêm

Giáo án Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Chiêm

- Cho Hs làm C6

? Trong hình vễ 6.3 hãy mô tả tác hại của lực ma sát và nêu các tác hại đó. Biện pháp làm giảm ma sát đó là gì?

- Sau khi HS làm xong GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.

- Biện pháp tra dầu mỡ có thể làm giảm ma sát từ 8 đến 10 lần.

- Biện pháp 2 làm giảm từ 20 đến 30 lần.

- Cho HS làm C7

? Hãy quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng như thế nào?

? Biện pháp làm tăng lụ ma sát?

 II- Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật.

1/ Ma sát có hại.

- Ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa và xích: cách làm giảm: tra dầu mỡ bôi trơn xích và đĩa.

- Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe: Cách làm giảm thay bằng trục quay có ổ bi.

- Lực ma sát trượt lớn nên khó đẩy, cách làm giảm: thay bằng ma sát lăn.

2/ Ma sát có thể có ích.

- Không có lực ma sát bảng trơn nhẵn quá không thể viết được: Cách làm giảm: Tăng độ nhám của bảng và phấn.

- Không có lực ma sát giữa mặt răng của ốc vít con ốc sẽ lỏng dần khi bị rung động:

Cách làm giảm: Làm các rãnh của ốc vít.

GD bảo vệ môi trường:

 - Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh và vành làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.

Hãy nêu biện pháp khắc phục giảm thiểu hiện tượng trên để bảo vệ môi trường?

(HS thảo luận nhóm)

Biện pháp: Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.

 - Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn .

 Nêu biện pháp khắc phục?

Biện pháp: Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.

 

doc 59 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Chiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: 6 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: 
Chuyển động cơ học
I- Mục tiêu: 
- Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.
- Nêu được trạng thái, các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn,
II- Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ hình 1.1 SGK, hình 1.2 SGK hình 1.3 SGK.
III- Tổ chức tiến hành dạy học trên lớp
Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình và tổ chức tình huống học tập
- Giáo viên dành 3 phút giới thiệu chương trình,
- ĐVĐ: Như SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên
Giáo viên cho các nhóm học sinh trả lời câu hỏi C1
GV: Chốt lại các phương án trả lời nêu cách chung để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên. Trong vật lý để nhận biết vật chuyển động hay đứng yên người ta chọn vật làm mốc, dựa vào sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
Trên cơ sở đã học em trả lời câu hỏi C2, C3
I - Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên,
Khi vị trí của vật thay đổi với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học
 ( gọi tắt là chuyển động)Câu C1 Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi làđứng yên so với vật mốc.
Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Học sinh trả lời câu hỏi C4, C5.
So với nhà ga thì hành khách chuyển động nhưng so với tàu thì hành khách lại đứng yên.
H: Qua các câu trên em có kết luận gì ? Trả lời câu hỏi C6. 
H: Tìm ví dụ trong thực té khẳng định chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối
HS: Trả lời câu hỏi C8.
II - Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Một vật là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác ta nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
Hoạt động 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp
GV: Đưa hình vẽ 1.3 cho HS quan sát chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong.
H: Em hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
III - Một số chuyển động thường gặp.
Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Trả lời câu hỏi C10, C11.
IV - Vận dụng.
Câu C10. Ô tô dứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người lái xe đứng yên so với ô tô, chuyển động so với người đứng bên đường và cây cột điện.
Người đứng bên đường: Chuyển động so với ô tô và người lái xe, đứng yên so với cây cột điện, cây cột điện dứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với người lái xe và ô tô.
Củng cố bài: 
- Thế nào là chuyển động cơ học ?
- Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối ?
- Trong thực tế ta thường gặp các dạng chuyển động nào ?
Dặn dò: 
- HS đọc thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SBT trang 3, 4.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: 11 tháng 9 năm 2009
Tiết 2: 
Vận tốc
I - Mục tiêu: 
- Từ thí dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động ( gọi là vận tốc ).
- Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của các khái niệm vận tốc.
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h. Cách đổi đơn vị vận tốc, 
- Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian chuyển động.
II - Chuẩn bị.
Bảng phụ bảng 2.1 và 2.2
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
1 - Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối?
2 . Nêu các dạng chuyển động thường gặp ? Lấy ví dụ?
Tổ chức tình huống học tập như SGK
Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? (15')
GV: Đưa bảng phụ kẻ sẵn hình 2.1.
HS: Trả lời câu hỏi C1 , C2.
GV: Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
HS: Trả lời câu hỏi C3.
I. Vận tốc là gì ?
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. 
Độ lớn của vận tốc cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính vận tốc (2')
GV Đưa ra công thức tính vận tốc
II. Công thức tính vận tốc. 
v = 
v là vận tốc
s là quãng đường vật đi được.
t là thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Hoạt động 4: Xét đơn vị vận tốc (5')
GV: Thông báo đơn vị tính vận tốc tuỳ thuộc đơn vị quãng đường đi được và đơn vị thời gian đi hết quãng đường đó, giới thiệu thêm các đơn vị vận tốc,
III. Đơn vị vận tốc.
Đơn vị vận tốc thường dùng là km/h, m/s.
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C5.
Câu C6. t = 1,5 h.
S = 81 km.
V = ? km/h = ? m/s 
Câu C7: t = 40 phút. V = 12km/h. s = ?
Câu C8: v = 4km/h, t= 30 phút, s = ?.
C5: a) 1 giờ ô tô đi được 36 km.
 1 giờ xe đạp đi được 10,8 km.
1 giây tà hoả đi được 10 m.
b) 36 km/h = 
 10,8 km/h = .
Vậy ô tô và tầu hoả nhanh như nhau, xe đạp chậm nhất.
Câu C6: Vận tốc của tàu là: v = 
54 >15 .
Chú ý khi so sánh vận tốc ta phải chú ý cùng loại đơn vị, khi nói 54 > 15 không có nghĩa là hai vận tốc khác nhau.
Câu C7: 40 phút = 
Quãng đường đi được là: s = vt = 12. .
t = 30 phút = .
Quãng đường từ nhà đến nơi làm việc là: s = vt = 4. .
Dặn dò: Làm bài tập trong SBT.
Học thuộc phần ghi nhớ.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: 17 tháng 9 năm 2009
Tiết 3: 
Chuyển động đều, chuyển động không đều
I- Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều thường gặp , chuyển động không đều.
- Vận dụng tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
II- Chuẩn bị: 
Bảng phụ.
III- Các bước tiến hành dạy, học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5')
? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động, giải thíc các ký hiệu các đại lượng có trong công thức?
? Nêu tên các đơn vị vận tốc thường dùng? 
? Đổi 54 km/h ra m/s.
Hoạt động 2: Định nghĩa (20')
GV: Đưa thông báo định nghĩa :
Dưa bảng phụ vẽ các vị trí của xe lăn chuyển động trên máng nghiêng và trên đường nằm ngang.
D
C
B
A
F
E
HS: Trả lời câu hỏi C1.
Trên đoạn đường AB, BC, CD là chuyển động không đều.
Trên đoạn đường DE, DF là chuyển động đều
Câu C2: Chuyển động a là đều, chuyển động b,d,e là không đều.
H: Trên các đoạn đường AB, BC, CD trung bình 1 giây xe lăn được bao nhiêu m ?
1. Định nghĩa.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Hoạt động 3: Nghiên cứu vận tốc trung bình của chuyển động không đều
Y/C HS đọc SGK.
? Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không? 
? Có phải trên đoạn AB vận tốc của vật cũng có giá trị bằng vAB không?
? vAB chỉ có thể gọi là gì?
? Tính vận tốc trung bình trên các đoạn đường AB, BC, CD?
? Muốn tính vận tốc trung bình ta làm thế nào? 
GV: Đưa ra công thức tính vận tốc trung bình.
Chú ý: vtb khác trung bình cộng vận tốc (v= )
2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
vtb = = 
s là quãng đường
t là thời gian đi hết quãng đường đó
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
HS: Đọc và trả lời câu hỏi C4, C5.
T1
S1
S2
T2
Vận dụng.
C4: Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong các khoảng thời gian như nhau thì quãng đường đi được khác nhau.
Khi nói ô tô chạy với vận tốc 50km/h là nói tới vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường
C5: s1 = 120m , s2 = 60m , t1 = 30s, 
t2 = 24s. tính vtb.
VTB1 ==.
VTB2 = 
VTB =
C6: Quãng đường tàu đi là: s = vtb.t = 30.5 =150km.
Dặn dò: Làm bài thực hành câu C7 .
Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT.
IV. Tự nhận xét sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: 17 tháng 9 năm 2009
Tiết 4: 
Biểu diễn lực
I - Mục tiêu: 
Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
Nhận biết được lực là đại lượng vec tơ.
II - Chuẩn bị: 
xe lăn, giá, nam châm, quả bóng cao xu, tranh vvẽ hình 4.3 và 4.4 SGK.
III - Các bước tiến hành dạy học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập (5')
? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? 
? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức? 
? Làm bài tập 3.6 SBT.
Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm về lực
HS: Đọc câu hỏi thắc mắc phần mở bài.
? Nhắc lại tác dụng của lực ở lớp 6 .
GV: Làm thí nghiệm hình 4.1 và 4.2 SGK.
HS: Trả lời câu hỏi C1.
I- Ôn lại khái niệm lực.
- Lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Hoạt động 3: Biểu diễn lực
? Lực tác dụng của nam châm vào xe có phương và chiều như thế nào?
? Lực tác dụng của ngón tay vào quả bóng có phương và chiều như thế nào?
GV: Thông báo : Những đại lượng vừa có phương, chiều và độ lớn gọi là đại lượng véc tơ.
GV: Đưa hình vẽ 4.3 cho học sinh phân tích các yếu tố về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của các lực.
II- Biểu diễn lực:
1- Lực là đại lượng vec tơ.
Lực là đại lượng vừa có phương, chiều và độ lớn lực là đại lượng véc tơ.
2- Các cách biểu diễn lực.
a. Biểu diễn lực bằng mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt lực. ... át biểu được định nghĩa động cơ nhiệt
- Dựa vào hình vẽ động cơ 4 kỳ để mô tả cấu tạo của động cơ này và mô tả được 4 kỳ chuyển cận
- Viết được công thức tính hiệu suất động cơ nhiệt. Nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức
II, Chuẩn bị
Tranh vẽ động cơ nhiệt
III, Các hoạt động dạy và học
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC- Tổ chức THHT
* KT:Phát biểu ĐL bảo toàn và chuyển hoá năng lượng?
 Lấy VD cụ thể minh hoạ
* Tổ chức:Nêu vấn đề phần mở đầu bàiSGK
Hoạt động 2:Tìm hiểu về động cơ nhiệt
- Nêu định nghĩa động cơ nhiệt
- Yêu cầu học sinh lấy VD về động cơ nhiệt mà em đã gặp
- Ghi tên của động cơ do học sinh kể và yêu cầu học sinh phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau của những loại động cơ này
- Lắng nghe, ghi vở
- Lấy VD được : động cơ xe máy, ô tô, đầu máy nổ, máy phát điện chạy bằng đầu nổ
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các loại động cơ này
Hoạt động 3: Tìm hiểu về động cơ nổ 4 kỳ
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ động cơ 4 kỳ và giới thiệu, chỉ trên tranh vẽ các bộ phận cơ bản của động cơ
- Theo em các bộ phận này có chức nay gì?
- Cho học sinh thảo luận về những y kiến khác nhau
- Dựa vào tranh vẽ tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm kiếm về 4 kỳ chuyển vận của động cơ
- chỉ định 1 vài học sinh lên bảng chỉ trên hình vẽ và trình bày 4 kỳ chuyển vận
1, Cấu tạo
Van 1 - Tay van
Van 2 - Bánh đà
Van 3 - Buji
2, chuyển vận
Kì thứ nhất: Hút nhiên liệu
Kì thứ hai: Nén nhiên liệu
Kì thứ ba: Đốt nhiên liệu
Kì thứ tư: Thoát khí
Hoạt động 4:Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt
- Tổ chức cho học sinh thảo luận câu 1
Trình bày nội dung câu 2
Viết công thức và tính đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức
- Nếu còn thời gian giới thiệu sơ đồ
Thảo luận câu 1
Lắng nghe, ghi vở
H = A
 Q
Trong đó:
A: công có ích
Q: nhiệt lượng cho nhiên liệu tạo ra
H: hiệu suất động cơ
Hoạt động 5: Vận dụng
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi câu hỏi 3,4,5
- Hướng dẫn học sinh câu 6 về nhà làm
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Tham gia thảo luận trả lời câu 3,4,5
Tiết 33
Ngày soạn
ôn tập chương II
I, Mục tiêu
- Trả lời được câu hỏi trong phần ôn tập
- Làm được các bài tập trong phần vận dụng
II, Chuẩn bị
III, Các hoạt động dạy và học
A, Ôn tập
- Tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 13 trong phần ôn tập
- Hướng dẫn học sinh tranh luận khi cần thiết
- Gọi học sinh lần lượt trả lời câu hỏi từ 1 đến 13
- Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên cần có biện luận rõ dàng dứt khoát để học sinh theo đó chữa câu trả lời của mình trong vở (nếu cần)
B, Vận dụng
- Tiếp tục cho học sinh thảo luận từng câu hỏi 1
- Chú y cho học sinh cụm từ không hoặc không phải để tránh nhầm lẫn
- Sau khi theo dõi học sinh tranh luận giáo viên cần có kết luận rõ ràng để học sinh ghi vở
C, Trò chơi ô chữ
GV: Đưa ra bảng phụ kẻ ô
- Phổ biến trò chơi
+ Đúng từ hàng ngang : 2 điểm
+ Đúng từ hàng dọc: 5 điểm
- Chia lớp thành 2 đội để tham gia
* Từ hàng ngang
1, Hỗn độn
2, Nhiệt năng
3, Dẫn nhiệt
4, Nhiệt lượng
5, Nhiệt dung riêng
6, Nhiên liệu
7, Cơ học
8, Bức xạ nhiệt
* Từ hàng dọc : Bức xạ nhiệt
D, Dặn dò
- Nhắc nhở học sinh về nhà ôn tập toàn bộ chương II
- Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra học kỳ
Tiết 34
Ngày soạn
Kiểm tra học kỳ II
Đề bài
I, khoanh tròn câu đúng:
Câu 1: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì:
Khối lượng của vật tăng
Trọng lượng của vật tăng
Cả khối lượng và trọng lượng của vật tăng
Nhiệt độ của vật tăng
Câu 2: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng
Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí
Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí
Thuỷ ngân, nước, không khí
Không khí, nước, đồng, thuỷ ngân
Câu 3: Câu nào nói hiệu suất của động cơ nhiệt sau đây là đúng?
Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ mạnh hay yếu
Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm
Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết nhiệt lượng toả ra khi có 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ
Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết bao nhiêu % nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra đuợc biến thành công có ích
Câu 4: đối lưu là hình thức truyền nhiệt:
A.Chỉ của chất khí
B. Chỉ của chất lỏng
C. Chỉ của chất lỏng cà chất khí
D. Của chất lỏng, chất khí, chất rắn
II, Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
- Khi 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có .................................................................................sang vật có....................................................................
+ Sự truyền nhiệt dừng lại khi ............................................................................................................................. .............................................
+ Nhiệt lượng do vật này..........................................................................................................................................................................................
.bằng nhiệt lượng...............................................................................................................................................................................................................
.............................................
- Đơn vị của cơ năng là.....................................................................................kí hiệu là ..............................................................................
- Đơn vị của nhiệt dung riêng là.............................................................kí hiệu là................................................................................
- Đơn vị của nhiệt lượng là............................................................................kí hiệu là..............................................................................
.
III/ Trả lời câu hỏi và bài tập sau:
1/ Khi ném 1 vật lên cao ta thấy càng lên cao chuyển động chậm dần. Hãy dùng định luật bảo toàn cơ năng giải thích hiện tượng trên.
...................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................
2/ Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8kg dầu thì đưa được 700m3 nước lên cao 8m. Tính hiệu suất của máy bơm. Biết rằng năng suất toả nhiệt của dầu là:46.106J/kg, trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 35
Ngày soạn
ôn tập
I, Mục tiêu
- Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II
- Làm được bài tập dựa vào kiến thức đã học
II, Nội dung
Câu hỏi ôn tập
1, Cơ năng là gì?có mấy dạng cơ năng? đó là những dạng nào?
2, Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng? lấy 3 VD về sự chuyển hoá cơ năng từ dạng này sang dạng khác
3, Các chất được cấu tạo như thế nào? các phân tử chuyển động phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
4, Nhiệt năng là gì? có mấy cách làm biến đổi nhiệt năng của vật? Trình bầy các cách làm biến đổi nhiệt năng đó?
5, Nhiệt lượng của 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào? viết công thức và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức?
6, Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra và giải thích các đại lượng trong công thức?
7, Phát biểu nguyên ly về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt?
8, Động cơ nhiệt là gì? nêu công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt?
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trên.
* Bài tập
 Cho học sinh làm 1 số bài tập trong sách bài tập
Bài 24.2, 24.4, 25.3, 25.4, 26.5
Tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp
III, Đánh giá - tổng kết
- Nhận xét quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng học kỳ và trong cả năm về sự tiến bộ và hạn chế từ đó có cách học mới cho năm sau
- Nhắc nhở những em học sinh còn yếu cần rèn luyện trong hè để đạt kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Vli 8.doc