Giáo án Địa lý 7 - Tuần 37

Giáo án Địa lý 7 - Tuần 37

Bài 60:

LIÊN MINH CHÂU ÂU

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức.

 - Sự hình thành và mở rộng của Liên minh châu Âu về lãnh thổ và về các mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội.

 - Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

 2. Kỹ năng.

 Rèn kỹ năng đọc, phân tích lược đồ hình thành và mở rộng Liên minh châu Âu và lược đồ các trung tâm thương mại trên thế giới.

 3. Thái độ.

 II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: Soạn giảng.

 2. Học sinh: Xem trước bài mới.

 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tuần 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 37
Tiết 69
Bài 60:
LIÊN MINH CHÂU ÂU
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Sự hình thành và mở rộng của Liên minh châu Âu về lãnh thổ và về các mục tiêu kinh tế, văn hoá xã hội.
	- Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
	2. Kỹ năng.
	Rèn kỹ năng đọc, phân tích lược đồ hình thành và mở rộng Liên minh châu Âu và lược đồ các trung tâm thương mại trên thế giới.
	3. Thái độ.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Soạn giảng.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài mới.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
Giáo viên: Giới thiệu khái quát sự ra đời của Liên minh châu Âu.
? Quan sát H60.1 SGK nêu sự phát triển của liên minh châu Âu qua các giai đoạn.
- Yêu cầu thảo luận nhóm theo nội dung: Qua các mốc thời gian và số thành viên, tên nước.
- Sau khi học sinh báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
Năm
Các nước thành viên gia nhập
Số lượng
1958
Pháp, Bỉ, Hà Lan, CHLB Đức, I-ta-li-a, Luc-xem-bua
6
1973
Ai-xơ-len, Đan Mạch, Anh
9
1981
Hi Lạp
10
1986
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
12
1995
Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan
15
Giáo viên: Liên minh châu Âu là khối thống nhất kinh tế mạnh, hoạt động có hiệu quả, phát triển cả về bề rộng và bề sâu, sự hấp dẫn của tổ chức EU đã thu hút nhiều đơn xin gia nhập của các nước Trung và Đông Âu. Đến tháng 5 năm 2004, EU sẽ kết nạp thêm 10 nước nữa.
 * Hoạt động 2.
? Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay? (chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội).
- Chính trị có cơ quan gì?
(Liên minh châu Âu được điều hành bởi 4 thể chế chính đại diện: Hội đồng bộ trưởng, uỷ ban châu Âu, nghị viện và toà án).
- Kinh tế có chính sách gì?
- Văn hoá – xã hội chú trọng vấn đề gì?
(có 10 ngôn ngữ chính)
- Xã hội: quan tâm đến vấn đề gì?
 * Hoạt động 3.
? Dựa vào SGK cho biết từ 1980, trong ngoại thương Liên minh châu Âu có thay đổi gì?
(- Trước tập trung quan hệ với Mỹ, Nhật và các thuộc địa cũ.
- Sau 1980 đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp của các nước công nghiệp mới ở châu Âu, Trung và Nam Mỹ).
? Quan sát lược đồ 60.3 SGK, nêu một số hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu.
(- Vị trí của Liên minh châu Âu trong hoạt động thương mại thế giới rất quan trọng, là tổ chức thương mại lớn nhất.
- Bắc Mĩ 16%, châu Á 27%).
Giáo viên bổ sung:
Vấn đề thương mại của EU trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, việc EU đặt quan hệ với các nước ASEAN qua hội nghị ASEAN hàng năm.
1. Sự mở rộng của liên minh châu Âu.
- 2001 Liên minh có diện tích 3.443.600 km2, 378 triệu dân.
- Sẽ tiếp tục kết nạp thêm thành viên mới.
2. Liên minh châu Âu - một mô hinìh liên minh toàn diện nhất thế giới.
Có cơ cấu tổ chức toàn diện:
- Chính trị: có cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu.
- Kinh tế có chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung (đồng ơrô), tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn.
- Văn hoá – xã hội chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ.
- Xã hội quan tâm tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề cao.
3. Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới.
- Chiếm 40% hoạt động thương mại của thế giới.
	3.3. Củng cố.
	Hãy cho biết các mốc thời gian mở rộng của liên minh châu Âu.
	3.4. Dặn dò.
	- Ôn tập nêu tên, vị trí các quốc gia thuộc 4 khu vực châu Âu.
	- Vị trí các nước trong EU.
	- Ôn phương pháp phân tích cơ cấu kinh tế.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 37
Tiết 70
Bài 61:
THỰC HÀNH
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	Vị trí quốc gia theo từng khu vực của châu Âu.
	2. Kỹ năng.
	- Thực hành kỹ năng đọc, phân tích lược đồ - để xác định vị trí các quốc gia ở châu Âu.
	- Kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và khả năng nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia của châu Âu.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên: Bản đồ các nước châu Âu.
	2. Học sinh: Thước kẻ, compa, phấn màu.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Thực hành.
	3.1. Giới thiệu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
a. Nêu tên và xác định vị trí quốc gia trên lược đồ thuộc khu vực Bắc Âu, Nam Âu, Đông Âu.
b. Xác định vị trí quốc gia thuộc liên minh châu Âu.
Giáo viên: Cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Bắc Âu và Nam Âu.
Nhóm 2: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu.
Nhóm 3: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu.
Nhóm 4: Xác định vị trí của các nước thuộc liên minh châu Âu.
 * Hoạt động 2.
? Xác định và nêu đặc điểm vị trí 2 nước đó:
- Pháp nằm phía tây châu Âu.
- Ucraina ở phía đông châu Âu.
- Học sinh có thể vẽ biểu đồ cột hoặc hình tròn.
- Vẽ đúng tỉ lệ thể hiện ký hiệu phân biệt các đại lượng.
- Có chú giải và ký hiệu ghi tên biểu đồ.
Bài tập 1: Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ các nước châu Âu.
1. Bắc Âu: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Aixơlen.
2. Tây và Trung Âu: Anh, Ai Len, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Áo, Xlovakia, Hungari, Rumani, Ba Lan, Séc, Nam Tư, Đan Mạch.
3. Đông Âu: Látvia, latva, Extônia, Bêlarut, Ucraina, Nga, Mônđôva.
* Nam Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Croatia, Hecxegorina, Xecbi, Môntênêgrô, Maxêđônia, Hi Lạp.
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế một số quốc gia châu Âu.
a. Xác định vị trí các nước Pháp, Ucraina.
b. Dựa vào bảng số liệu trang 185/SGK vẽ biểu đồ hình tròn (trong sách 151) 
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Pháp
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Ucraina
Chú giải:
	3.2. Củng cố.
	3.3. Dặn dò.
	Về nhà vẽ lược đồ hình cột.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT TUẦN 37
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan37-69-70.doc