Giáo án Địa lý 7 - Tuần 21

Giáo án Địa lý 7 - Tuần 21

Bài 36:

THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm vững đặc điểm 3 bộ phận của địa hình Bắc Mĩ.

- Sự phân hoá theo địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam. chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích lát cắt địa hình.

 - Rèn kỹ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu.

II. CHUẨN BỊ.

 - Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ.

 - Bản đồ tự nhiên khí hậu Bắc Mĩ.

 - Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kỳ theo vĩ tuyến 400B.

 - Hình ảnh, tư liệu về tự nhiên Bắc Mĩ.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 22
Tiết 41
Bài 36: 
THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm vững đặc điểm 3 bộ phận của địa hình Bắc Mĩ.
- Sự phân hoá theo địa hình theo hướng từ Bắc xuống Nam. chi phối sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích lát cắt địa hình.
	- Rèn kỹ năng đọc, phân tích lược đồ tự nhiên và lược đồ các kiểu khí hậu Bắc Mĩ để rút ra mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu. 
II. CHUẨN BỊ.
	- Bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ.
	- Bản đồ tự nhiên khí hậu Bắc Mĩ.
	- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kỳ theo vĩ tuyến 400B.
	- Hình ảnh, tư liệu về tự nhiên Bắc Mĩ.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Châu Mĩ nằm trong vành đai khí hậu nào?
- Vai trò của các luồng nhập cư có ảnh hưởng như thế nào trong việc hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ ?
	3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
? Dựa vào lược đồ 36.2 SGK và lát cắt 36.1 SGK hãy cho biết địa hình tự Tây sang Đông ở ắc Mĩ có thể chia làm mấy miền?
 (3 miền).
 ? Xác định trên hình 36.2 SGK giới hạn, qui mô, độ cao hệ thống núi Cooc đie?
 ? Sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên trên hệ thống núi như thế nào?
 ? Dựa vào hình 36.2 SGK hệ thống Cooc đie có những khoáng sản gì ?
? Quan sát hình 36.1 SGK và 36.2 SGK.
 Kết hợp SGK nêu đặc điểm của miền ĐB trung tâm?
? Xác định trên lược đồ Hồ lớn và hệ thống sông Mitxixipi – Mixu ri, cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của miền?
 - Hệ thống Hồ lớn chủ yếu là Hồ Băng Hà quan trọng nhất là 5 hồ lớn (Ngũ hồ).
 ? Lược đồ 36.2 SGK cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm những bộ phận nào?
 ? Miền núi và sơn nguyên phía đông có đặc điểm gì?
 * Hoạt động 2.
 ? Dựa vào vị trí, giới hạn của bắc Mĩ và hình 36.3SGK cho biết Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất?
? Tại sao khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều B – N ?
? Sự khác biệt về khí hậu giữa phần đông và phần Tây kinh tuyến 1000T thể hiện như thế nào?
? Ngoài sự phân hóa khí hậu trên còn có loại phân hóa khí hậu gì? Thể hiện rõ nét ở đâu?
 (Chân núi à đỉnh núi).
1. Các khu vực địa hình Bắc Mĩ:
 a) Hệ thống núi Coocđie ở phía tây.
 - Là miền núi trẻ, cao đồ sộ dài 9000 km theo hướng Bắc - Nam .
 - Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên.
 - Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ ytếu là kim loại màu với trữ lượng cao.
 b) Miền đồng bằng ở giữa :
 - Cấu tạo địa hình dạng lòng máng lớn.
 - Cao phía Bắc và tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam.
 - Hệ thống hồ nước ngọt và sông lớn trên thêứ giới giá trị kinh tế cao.
 c)Miền núi già và sơn nguyên phía Đông:
 - Là miền núi già, cổ thấp có hướng Đông Bắc – Tây Nam.
 - Dãy Apalát là miền rất giàu khoáng sản.
 2. Sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ:
Sự phân hóa khí hậu theo chiều B – N.
 - Có các kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
 - Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
 b) Trong mỗi đới khí hâum đều có sự phân hóa theo chiều Đ – T:
c) Sự phân hóa khí hậu theo độ cao:
 - Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc đie.
3.3. Củng cố.
- Nêu đặc điểm cầu trúc địa hình Bắc Mỹ?
- Trình bày sự phân hóa khí hậu bắc Mĩ ? Giải thích sự phân hóa đó?
3.4. Dặn dò: 
- Ôn lại phần 2 của bài “Khái quát châu Mĩ’.
- Tìm hiểu địa hình và khí hậu ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư ở bắc Mĩ như thế nào? 
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn
Tuần 22
Tiết 42
Bài 37: 	 DÂN CƯ BẮC MĨ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Học sinh cần nắm được sự phân bố dân cư Bắc Mĩ gắn liền với quá trình khai thác lãnh thổ.
- Các luồng di chuyển dân cư từ vùng CN hồ lớn xuống “Vành đai mặt trời”.
- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ.
2. Kĩ năng.
- Xác định sự phân bố dân cư ở phía Tây và phía Đông kinh tuyến, sự di dân từ vùng hồ lớn đến “Vành đai mặt trời”.
- Rèn kỹ năng phân tích lược đồ dân cư.
II. CHUẨN BỊ.
	- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ.
	- Bảng dân số và mật độ dân số của Hoa Kỳ, Canađa, Mêhicô.
	- Một số hình ảnh về đô thị của Bắc Mĩ.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho biết đặc điểm địa hình của khu vực phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T ?
- Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ ?Giải thích sự phân hóa đó?
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Giảng bài mới.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
? Dựa vào hình 37.1 so sánh sự tập trung dân cư ở hai bên kinh tuyến 1000T ?
 - Sự phân hóa của tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư như thế nào?
 - Sự phân bố dân cư giữa miền Bắc và miền nam ở Bắc Mĩ như thế nào ?
 - Sự phân bố dân cư ở phía Đông và phía Tây Bắc Mĩ như thế nào ?
? Cho biết sự thay đổi của sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ ngày nay ?
 ? Giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
 * Hoạt động 2.
 ? Dựa vào hình 37.1 nêu tên các thành phố có quy mô dân số.
 + Trên 8 triệu dân?
 + Từ 5 – 8 triệu dân?
 + Từ 3 – 5 triệu dân?
 ? Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự phân bố đô thị ở Bắc Mĩ ?
 ? Ngày nay các ngành CN đòi hỏi kỹ thuật cao, năng động, xuất hiện ở miền nam và ven TBD của Hoa Kì sẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư và các thành phố mới như thế nào?
1. Sự phân bố dân cư:
 - Dân số 415,1 triệu người.
 - Mật độ trung bình vào loại thấp: 20 người / km2.
 - Sự phân bố dân cư không đều.
 + Do sự tương phản giữa các khu vực địa hình phía Tây và Đông ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư.
 + Quần đảo cực Bắc Canađa thưa dân nhất.
 + Vùng Đông Nam Canađa, ven bờ Nam vùng hồ lớn và ven biển đông bắc Hoa Kì tập trung dân nhất.
 - Tỉ lệ dân số trong các đô thị cao (chiếm 76% dân số).
 - Phần lớn các thành phố tập trung ở phía Nam hồ lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
 2. Đặc điểm đô thị Bắc Mĩ: 
 - Vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa.
 - Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, ở miền nam và ven TBD đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kì.
3.3. Củng cố.
- Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư Bắc Mĩ?
- Nêu đặc điểm các đô thị ở Bắc Mĩ. 
3.4. Dặn dò.
- Ôn phần tự nhiên Bắc Mĩ có thuận lợi phát triển nông nghiệp như thế nào?
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về nông nghiệp các nước Bắc Mĩ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
KÝ DUYỆT TUẦN 22
Ngày

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 21.doc