Giáo án Địa lý 7 Bài 53: Thực hành đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu âu

Giáo án Địa lý 7 Bài 53: Thực hành đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu âu

Bài 53: THỰC HÀNH

ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ

VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức.

 - Đặc điểm khí hậu, sự phân hoá của khí hậu chaua Âu.

 - Mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.

 2. Kỹ năng.

 Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Kỹ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích của các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu. Xác định được thảm thực vật tương tứng với các kiểu khí hậu.

 II. CHUẨN BỊ.

 - Lược đồ khí hậu châu Âu.

 - Biểu đồ H53.1/GSK.

 - Tài liệu, tranh ảnh và về thảm thực vật đặc trưng ở các kiểu khí hậu châu Âu.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 Bài 53: Thực hành đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tuần 32
Tiết 60
Bài 53: THỰC HÀNH
ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ
VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Đặc điểm khí hậu, sự phân hoá của khí hậu chaua Âu.
	- Mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
	2. Kỹ năng.
	Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Kỹ năng so sánh các yếu tố khí hậu, diện tích của các vùng lãnh thổ có các kiểu khí hậu khác nhau ở châu Âu. Xác định được thảm thực vật tương tứng với các kiểu khí hậu.
	II. CHUẨN BỊ.
	- Lược đồ khí hậu châu Âu.
	- Biểu đồ H53.1/GSK.
	- Tài liệu, tranh ảnh và về thảm thực vật đặc trưng ở các kiểu khí hậu châu Âu.
	III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
	1. ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Châu Âu có mấy kiểu môi trường thiên nhiên? So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
	? Hãy nêu sự khác biệt cơ bản giữa khí hậu ôn đới lục địa và địa trung hải.
	3. Bài mới.
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2 Giảng bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1.
? Quan sát H51.2 SGK: Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcan-đi-vi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len.
? Quan sát các đường thẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu âu vào mùa đông.
? Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích các vùng có các kiểu khí hậu.
 * Hoạt động 2.
? Nêu đặc điểm khí hậu biểu đồ A:
T0 T1: -30C; T7: 200C ® Đông lạnh, hè nóng
Lượng mưa: ít mưa 400mm : mưa nhiều vào hè.
? Qua phân tích biểu đồ T0, lượng mưa đây là kiểu khí hậu gì?
? Kiểu thực vật tương ứng ở đây là gì?
? Nêu đặc điểm khí hậu biểu đồ B:
T0: T1 : 70C 
 T7: 200C ® Mùa đông ấm, hè nóng.
Lượng mưa: Khá nhiều 600mm/năm : mưa nhiều vào thu đông.
? Qua phân tích đây là kiểu khí hậu gì?
? Thực vật chủ yếu?
? Phân tích T, lượng mưa biểu đồ C:
T0: T1: 50C
 T7 : 170C ® Mùa đông ấm, hè mát.
Lượng mưa rất lớn trên 1000mm/năm, mưa quanh năm.
? Đặc điểm thuộc kiểu khí hậu gì?
? Thực vật chủ yếu?
Bài tập 1: Nhận biết đặc điểm khí hậu châu Âu.
a. Giải thích sự khác biệt nhiệt độ.
Tuỳ cùng vĩ đôj nhưng nhiệt độ ven biển vùng bán đảo Xcan-đi-na-vi ấm và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len. Nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ biển bán đảo đã sưởi ấm cho các lãnh thổ ven biển, làm tăng độ bốc hơi của vùng biển tạo điều kiện cho mưa nhiều ở khu vực này.
b. Nhận xét đường thẳng nhiệt.
* Trị số đường thẳng nhiệt tháng giêng.
- Vùng Tây Âu 00c.
- Vùng đồng bằng Đông Âu (-100C)
- Vùng núi U-Ran (-200C) (ranh giới tự nhiên âu – Á, vị trí nằm sâu lục địa).
c. Các kiểu khí hậu của châu Âu xếp theo thứ tự lớn đến nhỏ theo diện tích.
- Ôn đới lục địa
- Ôn đới hải dương
- Khí hậu địa trung hải
- Khí hậu hàn đới.
2. Bài tập 2: Phân tích một số biểu đồ khí hậu châu Âu và xác định kiểu thảm thực vật tương ứng.
a. Biểu đồ trạm A:
- Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
- Thực vật rừng lá kim.
b. Biểu đồ trạm B:
- Thuộc kiểu khí hậu địa trung hải.
- Thực vật: Cây bụi, cây lá cứng.
c. Biểu đồ trạm C:
- Thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương.
- Thực vật: Cây lá rộng.
	- Giáo viên tóm lại ý chính trong bài.
	3.3. Củng cố.
	Cho học sinh làm bài tập trên lớp.
	3.4. Dặn dò.
	Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan32.doc