Giáo án Địa Lí 7 tiết 30 đến 68 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

Giáo án Địa Lí 7 tiết 30 đến 68 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

TUẦN 16

 TIẾT 30 BÀI 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

 Học sinh cần nắm:

 - Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư xã hội châuPhi.

 2) Kỹ năng

 -Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị, rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.

 -Phân tích số liệu thống kê sự gia tăng dân số của 1 quốc gia, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu phi.

 - Bảng số thiệu thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số một quốc gia Châu phi

III/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

 1) Ổn định - Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh

 2)Bài cũ

 - Kiểm tra vở học sinh làm thực hành

 3)Bài mới:

 Vào bài: Dân cư Châu phi phân bố không đều và gia tăng nhanh: Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này.

 

doc 123 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa Lí 7 tiết 30 đến 68 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22. 11. 2011 
TUẦN 16
 TIẾT 30 BÀI 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
 Học sinh cần nắm: 
	- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư xã hội châuPhi. 
 2) Kỹ năng 
	-Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị, rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó.
	-Phân tích số liệu thống kê sự gia tăng dân số của 1 quốc gia, dự báo khả năng và nguyên nhân bùng nổ dân số.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
 	- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu phi.
 	- Bảng số thiệu thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số một quốc gia Châu phi
III/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 1) Ổn định - Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh
 2)Bài cũ 
	 - Kiểm tra vở học sinh làm thực hành
 3)Bài mới:
 Vào bài: Dân cư Châu phi phân bố không đều và gia tăng nhanh: Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của châu lục này.
Hoạt động của Gv và HS
*GV bổ sung : TK 19-đầu 20 là thời kỳ đen tối nhất sự phát triển nhiều mặt kinh tế-xã hội bị ngừng trệ suốt mấy thế kỷ àkìm hãm sự phát triển kinh tế lạc hậu.
 Năm 60 của thế kỷ 20 gọi là năm của Châu phi có 17 nước châu phi giành độc lập
 Hậu quả của sự buôn bán nô lệ và thuộc địa hoá của thực dân đế quốc để lại cho Châu phi là gì?
 Sự lạc hậu, chậm phát triển về dân số, xung đột sắc tộc, nghèo, đói.
*HĐ 2: Nhóm
GV chia lớp 3 nhóm :
*Nhóm 1 : Dựa H29.1 SGK nêu đặc điểm cơ bản của sự phân bố dân cư Châu phi? Không đều
-Trình bày sự phân bố dân cư trên lược đồ. Địa bàn phân bố 4 loại mật độ dân số
 Từ 2à20 người/km2 : Miền núi A lát, đại bộ phận lãnh thổ Châu phi
 Dưới 2 người/km2 : Hoang mạc Xahara, Na míp, Calahari
 Từ 21à50 người/km2 : Ven vịnh Ghi nê, lưu vực sông Ni ghê, quanh hồ Victoria
 Trên 50 người/km2 : Lưu vực sông Nin
*Nhóm 2 : Đối chiếu H29.1 với H27.2 rút ra nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong phân bố dân cư châu Phi?
 - Hoang mạc?, Xavan?, Xích đạo?
 Hoang mạc hầu như không có người, Dân cư thường tập trung các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ, đô thị này rất thưa thớt.
 Môi trường Xavan có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1à5 triệu dân
 Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân số khá cao, có những thành phố >5triệu dân
 Riêng lưu vực sông Nin có mật độ cao nhất vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.
- Dân cư chủ yếu sống địa bàn nào? Chủ yếu sống ở nông thôn
*Nhóm 3 : Dựa H29.1 xác định và rút ra nhận xét về sự phân bố các thành phố >1 triệu dân? Đặc điểm các thành phố?
-Bắc Phi : Ca xaablaanca, Ra bát, CaiRô...
-Tây Phi : Đa Ca, Cônavi...
-Đông Phi : Ađi Abêba, Nai rôbi...
-Nam Phi : Keptao, Đuôcban... à các thành phố tập trung ven biển àthành phố cảng
*GV kết luận : Dân cư phân bố không đều àphụ thuộc vào điều kiện tự nhiên àTP đều ven biển
*HOẠT ĐỘNG 3 : THẢO LUẬN CẶP
-GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu “Tình hình dân số 1 số quốc gia Châu phi 2001”
-Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình nằm vùng nào Châu phi?
 Êtiôpia, Tadania, Nighênia
-Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức TB nằm vùng nào Châu phi?
 CH Nam Phi : 1,1%
-Nhận xét tình hình gia tăng dân số Châu phi? Gia tăng nhanh àbùng nổ dân số 818 triệu dân 13,4% TG. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất TG
*GV cung cấp : Bùng nổ dân số và hạn hán triền miên đã làm hàng chục triệu người Châu phi thường xuyên nạn đói đe doạ + đại dịch AIDS đang đe doạ sự phát triển kinh tế xã hội Châu phi >25 triệu nhiễm HIV/AIDS (2000)
*HOẠT ĐỘNG 4 : THẢO LUẬN NHÓM/CẶP
-GV cho HS đọc đoạn văn SGK : “Châu phi...nặng nề”
-GV chia lớp 4 nhóm :
*Nhóm 1 : Âm mưu rất thâm độc của thực dân Châu Âu thể hiện việc thành lập các quốc gia như thế nào? Chia để trị, khác ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo...
*Nhóm 2 : TạI sao trong nước, hoặc giữa các quốc gia láng giềng mâu thuẩn tộc người rất căng thẳng?
-Chính quyền nằm trong tay các thủ lĩnh của 1 vài tộc ngườI
*Nhóm 3 : Kết quả giải quyết mâu thuẩn là gì? Hậu quả cho kinh tế xã hội?
-Nội chiến làm kinh tế giảm sút, tạo cơ hội nước ngoài nhảy vào can thiệp
*Nhóm 4 : Hậu quả của việc xung đột nội chiến giữa các nước láng giềng như thế nào? 
-Bệnh tật, nghèo đói, kinh tế-xã hội bất ổn, đặc biệt AIDS phát triển mạnh nhất thế giới.
èGV giới thiệu H29.2 dòng người tị nạ chiến tranh Ruanđa (1994)
-Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Châu phi là gì?
Nội dung chính
1/Dân cư :
-Dân cư phân bố rất không đồng đều
à phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của môi trường tự nhiên
-Các thành phố tập trung ven biển àthành phố cảng
2/Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người Châu phi
a/Bùng nổ dân số :
-Có818 triệu dân chiếm 13,4% thế giới
-Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới (năm 2001: 2,4%
,2005:2,3%)
b/Xung đột các tộc người:
-Sự bùng nổ dân số
-Xung đột tộc người
-Đại dịch AIDS
-Sự can thiệp của nước ngoài
èKìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Châu phi
4/Củng cố
	1/Sự phân bố dân cư Châu phi chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên, xã hội nào?
	Nguyên nhân dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Châu phi
	a/ Bùng nổ dân số
	b/ Xung đột tộc người
	c/ Đại dịch AIDS
	d/ Sự can thiệp nước ngoài
	e/ Tất cả nguyên nhân trên
5/Hoạt động nối tiếp 
- Học bài cũ, xem bài mới. 
6.Rút kinh ng
Ngày soạn : 23. 11. 2011
TUẦN 17
 TIẾT 31 BÀI 30 : 	 KINH TẾ CHÂU PHI
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức
 Học sinh cần nắm: 
	- Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi.
	-Đọc và phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở Châu phi
 2) Kỹ năng 
	Đọc và phân tích lược đồ công nghiệp và nông nghiệp 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
	-Lược đồ nông nghiệp Châu phi
	-Lược đồ công nghiệp Châu phi
	-Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp và nông nghiệp Châu phi
III/CÁC KỈ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
 - Thu thập và xử lí thông từ bài viết , lược đồ và bảng thống kê về tình hình phát triển, phân bố nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi.
 -Phân tích và giải thích tại sao công nghiệp châu phi còn chậm phát triển.
 -Giao tiếp phản hồi lắn nghe tích cực tình bày ý tưởng hợp tác giao tiếp khi làm việc nhóm.
 IV/CÁC PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 - Thảo luận theo nhóm,đàm thoại, gợi mở trình bày,thuyết giảng tích cực
V/CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 1) Ổn định - Kiểm tra sỉ số, tác phong, v ệ sinh
 2)Bài cũ 
 3)Bài mới
 Vào bài: Châu phi là châu lục có nguồn khoáng sản rất phong phú và giàu có, nguồn lao động rất dỗi dào, thế nhưng nền kinh tế chậm phát triển trong tình trạng thấp kém lạc hậu nhất thế giới vậy do nguyên nhân nào chúng ta cùng tìm câu trả lời qua nội dung bài kinh tế Châu phi
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
*HOẠT ĐỘNG 1: CẶP
-Nông nghiệp bao gồm nững ngành nào?
-GV cho Hs đọc mục trồng trọt SGK
-Trong nông nghiệp Châu phi có những hình thức canh tác phổ biến nào?
-Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn, canh tác nương rẫy
-Tại sao lại có 2 hình thức canh tác cùng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt châu phi?
*GV phân tích : Châu phi hình thành 2 khu vực sản xuất khác nhau
 Khu vực sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng chuyên môn hoá cây công nghiệp nhiệt đới, phần lớn do công ty tư bản nước ngoài sỡ hữu các đồn điền trang trại trên diện tích rộng, đất đai tốt, trang bị kỹ thuật cao.
 Khu vực sản xuất nhỏ của nông dân địa phương, trình độ sản xuất lạc hậu phụ thuộc vào thiên nhiên
- Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực?
 Cây CN xuất khẩu được chú trọng phát triển theo 
hướng chuyên môn hoá àxuất khẩu
 Cây lương thực chiếm tỷ lệ nhỏ trồng trọt
*GV chia lớp 3 nhóm : Quan sát H30.1 nêu sự phân bố các cây trồng
*Nhóm 1 : Cây công nghiệp chính
*Nhóm 2 : Cây ăn quả
*Nhóm 3 : Cây lương thực
-HS trả lời bổ sung àGV chuẩn xác và xác định trên lược đồ
1/Đặc điểm chung:
- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hoá phiến diện, chú trọng trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
2/Các ngành kinh tế:
1)Nông nghiệp:
a/Ngành trồng trọt:
-Cây công nghiệp chú trọng phát triển theo hướng chuyên môn hoá chủ yếu xuất khẩu
-Cây lương thực chiếm tỷ trọng nhỏ trình độ sản xuất lạc hậu
*Sự phân bố cây trồng nông nghiệp :
LOẠI CÂY 
TRỒNG
KHU VỰC PHÂN BỐ
Cây công nghiệp chính
Ca cao
Quan trọng nhất: Duyên Hải phía Bắc Vịnh Ghi nê
Cà phê
Cao nguyên Đông phi, Duyên Hải Đphi &Vịnh Ghinê
Cọ dầu
Duyên Hải Vịnh Ghi nê nơi có khí hậu nhiệt đới
Lạc
Ghinê, Camêrun, Xuđăng, CH Công Gô...
Cây ăn quả
Cam,chanh, nho, ô liu
Ven Địa Trung Hải, ven biển cực Nam Châu phi
Cây lương thực
Lúa mì, ngô, kê, lúa gạo
Ven Địa Trung Hải và Cộng Hoà Nam Phi
Phổ biến Châu phi, năng suất kém 
Châu thổ Sông Nin, Ai cập
-Ngành chăn nuôi có đặc điểm gì? Hình thức chăn nuôi như thế nào?
 Chăn nuôi kém phát triển. Hình thức chăn thả phổ biến phụ thuộc vào tự nhiên
-Chăn nuôi phân bố như thế nào? Cừu, lợn, bò nuôi nhiều quốc gia nào?
+Cừu dê : Đồng cỏ trên các cao nguyên và vùng nữa hoang mạc
+Lợn : Các nước Trung và Nam phi
+Bò : Êtiopia và Nigiêria có đàn bò lớn
-Có sự khác nhau về tỉ trọng ,kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực.
 b/ Nghành Chăn nuôi:kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến.
*HOẠT ĐỘNG 2 : NHÓM/CẶP
2/Công nghiệp :
-Châu phi có điều kiện gì thuận lợi cho phát triển công nghiệp? Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có là điều kiện quan trọng thuận lợi cho phát triển công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào.
-Quan sát H30.2 SGK cho biết các khoáng sản quan trọng, quý, trữ lượng lớn, phân bố ở đâu?
+Dầu mỏ : Ven Địa Trung Hải, Vịnh Ghinê
+Kim cương : Các nước Nam Phi
-Quan sát H30.2 rút ra nhận xét cho sự phân bố các ngành công nghiệp Châu phi?
 GV: Cho HS nhận xét, GV tổng kết
*Cho HS thảo luận nhóm : Nhận xét 3 khu vực có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau? Dựa H30.2 SGK
-Châu phi có mấy khu vực có trình độ phát triển khác nhau?
+Phát triển nhất : CH Nam phi, Angiêri và Ai cập
+Phát triển : Các nước Bắc Phi – CN dầu khí
+Chậm phát triển : Các nước còn lại
-Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển công nghiệp Châu phi?
+Thiếu lao động chuyên môn, kỹ thuật, dân trí thấp, thiếu vốn, cơ sở vật chất lạc hậu
-Đặc điểm nổi bật nền kinh tế Châu phi?
Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển .
Khai thác khoáng sản để xuất khẩu có vai trò quan trọng.
Có 3 khu vực có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau.Cộng hoà Nam Phi phát triển toàn diện nhất.
4/củng cố
	1/Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực Châu Phi?
	2/Cộng Hoà Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển 
	a/ Khai thác khoáng sản
	b/ Luyện kim màu
	c/ Cơ khí
	d/ Tất cả các ngành trên
	3 ... craina có diện tích đất đen lớn
Vựa lúa mì, ngô, củ cải đường...
Rừng chiểm diện tích lớn ở Liên Bang Nga, Belarut, Bắc Ucraina.
Phát triển công nghiệp gỗ, giấy.
Khoáng sản tập trung ở Ucraina, Liên Bang Nga dầu khí , than, sắt.
Phát triển công nghiệp truyền thống: Luyện kim, khai thác khoáng sản, cơ khí, hoá chất.
Thảo nguyên và nguồn lương thực nhiều ở Ucraina và Belarut.
Chăn nuôi theo quy mô lớn.
Nhiều sông lớn
Khai thác xây dựng thuỷ điện phục vụ giao thông, thuỷ lợi.
4. Củng cố
	- Đánh dấu vào ô có đáp án đúng nhất.
 1) Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là:
	a Đồng bằng.
	b/ Cao nguyên.
	c/ Núi.
 2) Khu vực Đông Âu có nhiều sông trong đó có các sông lớn nhất là:
	a/ Sông Vôn ga, sông Dăm be dơ, sông Đanuyp.
	b Sông Đông, sông DDniep, Vôn ga.
	c/ SoongXen, sông Vôn ga, sông Rainơ.
	d/ Sông Đniep, sông Vôn ga, sông Đanuýp.
@ Bổ sung thêm phần sông ngòi: Sông ngòi Đông Âu nhìn chung đóng băng về mùa đông, nhưng có sự khác nhau:
- Các sông chảy về phía Bắc đổ vào Bắc Băng Dương đóng băng dần từ hạ lưu đến thượng lưu do hạ lưu tiếp cận với khí hậu lạnh nên mùa đông đóng băng trước rồi sau đó mới đến trung lưu và thượng lưu.
- Ngược lại các sông chảy về phía Nam lại đóng băng từ thượng lưu trước rồi đến trung lưu và hạ lưu vì càng đi về phía Nam nhiệt độ cao dần lên.
5. Hoạt động nối tiếp
	- Học bài cũ. Xem lại các bài, chuẩn bị ôn tập học kỳ II.
Ngày soạn : 04.05.2010 
Ngày giảng:	 10.05.2010
BÀI 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU
TIẾT 67.
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm.
	- Sự hình thành và mở rộng của Liên minh châu Âu về lãnh thổ và các mục tiêu kinh tế, văn hoá – xã hội.
	- Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.	
 2. Kỹ năng: Rèn luyên kỹ năng đọc, phân tích lược đồ hình thành và mở rộng EU.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
	- Lược đồ quá trình mở rộng Liên minh châu Âu.
	- Tài liệu hình ảnh văn hoá, tôn giáo các nước thuộc Liên minh châu Âu.
III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 1. Ổn định- Kiểm tra sĩ số học sinh,tác phong, vệ sinh
 2. Bài cũ 
	- Trả bài HK và sửa bài
 3.Bài mới
 Vào bài Liên minh châu Âu tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập theo hiệp ước Roma ký 1957 là tổ chức kinh tế-chính trị lớn ở châu Âu. Đây là hình thức Liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
GV: giới thiệu khái quát sự ra đời của EU.
* 18-04-1951 Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu về than và thép được 6 nước thành viên: Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc xem bua ký quyết định thực hiện thị trường chung về than và thép nhằm tạo điều kiện hiện đại hoá nghành công nghiệp thép.
* 25-03-1957 thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu trên cơ sở cộng đồng than thép nền tảng của EU mở ra thị trường rộng lớn trên 160 triệu người, áp dụng các công nghệ sản xuất thiết bị, thành tựu khoa học vào sản xuất đạt hiệu quả cao cho các nghành công nghiệp hiệu quả nhất của 6 nước thành viên phát triển nhanh 1958 hiệp ước thành lập có hiệu lực.
* 01-11-1993 Cộng đồng kinh tế châu Âu àLiên minh châu Âu EU.
Quan sát H 60.1 SGK nêu sự phát triển của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn?
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm qua mốc thời gian và số thành viên tham dự.
Học sinh báo cáo àGV chuẩn xác bảng sau.
1. Sự mở rộng của liên minh châu Âu.
 Năm
 Các nước thành viên gia nhập
 Số lượng
1958
Pháp, Bỉ, Hà Lan, CHLBĐức, Italia, Luc xăm bua
 6
1973
Aixơlen, Đan Mạch, Anh
 9
1981
Hy Lạp
 10
1986
Bồ Đồ Nha, Tây Ban Nha
 12
1995
Áo , Thuỵ Điển, Phần Lan
 15
Dựa SGK cho biết số dân và diện tích của EU và qua bảng em có nhận xét gì về sự phát triển của EU?
Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng 2001 Liên minh châu Âu có diện tích 3.243.600Km2 Dân số: 378 triệu.
GV: EU là khối thống nhất kinh tế mạnh hoạt động có hiệu quả, phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu, sự hấp dẫn của EU thu hút nhiều đơn xin gia nhập của các nước Trung và Đông Âu. Đến 5 / 2004 EU sẽ kết hợp thêm10 nước nữa,
- 2001 Liên minh có diện tích 3.243.600Km2 với 378 triệu dân.
Hoạt động 2: Cặp / Cá nhân
2) Liên minh châu Âu một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.
Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay?
- Hiện nay EU là tổ chức kinh tế khu vực có mức độ liên kết cao nhất thế giới do liên minh không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá - xã hội với nhiều nước và khu vực khác trên thế giới như trung tâm thương mại Bắc Mỹ, trung tâm thương mại châu Á ...
Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu như thế nào? Có cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu:
EU được điều hành bởi 4 thể chế chính trị đại diện: Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện và toà án.
Kinh tế Liên minh châu Âu có chính sách gì?
H 60.2 Đồng tiền chung Ơrô.
Liên minh tiền tệ châu Âu mang lại khá nhiều lợi ích liên quan đến việc phân phối trong và ngoài khu vực đồng Ơrô.
Mặc khác chính sự ổn định về tài chính đã góp phần tạo ra sự liên kết tài chính tiền tệ ngày càng sâu sắc hơn. Liên minh tiền tệ đem lại nhiều lợi ích khác các nước trong liên minh không thể bảo hộ đối với thị trường nội địa hay đối đầu thương mại.
- Sự ra đời của đồng Euro làm các hoạt động của nền kinh tế ít lệ thuộc hơn vào đồng Đô la Mỹ bởi các đồng tiền châu Âu chiếm 35% giá trị xuất nhập khẩu thế giới, 37% tổng số vốn tư nhân trên thị trường quốc tế.
Văn hoá - xã hội chú trọng điều gì?
(Có 10 ngôn ngữ chính): Bảo vệ tính đa dạng về văn hoá – ngôn ngữ.
- Quan tâm tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề.
Dựa SGK cho biết từ 1980 trong ngoại thương Liên minh châu Âu có thay đổi gì?
 - Trước đây tập trung quan hệ Mỹ, Nhật Bản và các thuộc địa cũ.
- Sau 1980 đẩy mạnh đầu tư công nghiệp vào các nước. Công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mỹ.
Quan sát lược đồ H 60.3 nêu 1 số hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu?
Vị trí EU trong hoạt động thương mại quan trọng chiếm 40% hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Bắc Mỹ 16%, Châu Á 27%
GV mở rộng:
03/1995 Hà Nội thượng đỉnh Á – Âu.
ASEM (Asia Europe Summit Mecting)
Chính thức thành lập 15 nước EU và 10 nước châu Á trong đó có Việt Nam nhằm hợp tác tạo sự tăng trưởng. Hơn nữa cả châu Á và châu Âu àTạo động lực cho sự phát triển kinh tế cả 2 bên.
Hợp tác ASEM mang ý nghĩa chiến lược là cầu nối giữa Âu – Á tạo đối trọng trong quan hệ giữa các trung tâm kinh tế lớn EU. Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Á đang phát triển.
* 10 nước châu Á trong ASEM: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunây, Inđô, Malay, Xingapo, Thái Lan, Việt Nam.
* Cơ cấu tổ chức toàn diện:
- Cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu.
- Kinh tế: Hệ thống tiền tệ chung đồng Ơrô tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, vốn.
- Văn hoá – xã hội bảo vệ tính đa dạng văn hoá ngôn ngữ.
- Trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề cao.
 3. Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức trên thế giới.
- Chiếm 40% hoạt động ngoại thương thế giới.
4. Củng cố Đánh dấu vào ô có đáp án đúng.
 1) Tỉ trọng hoạt động ngoại thương của EU đối với thế giới.	
	a/ 45%
	b 40%
	c/ 35%
	d/ 50%
 2) Hiện nay Liên minh châu Âu là khu vực kinh tế lớn nhất thế giới nhờ:
	a/ Có nền khoa học tiên tiến.
	b/ Có chính sách kinh tế chung.
	c/ Có nhiều lao động tay nghề cao.
	d Tất cả đều đúng.
5. Hoạt động nối tiếp
	- Xem làm trước bài thực hành.
6. Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn : 04.05.2010 
Ngày giảng:	11.05.2010
BÀI 61: THỰC HÀNH 
TIẾT 68.
 ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU
 KINH TẾ CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm.
	- Vị trí các quốc gia theo từng khu vực châu Âu.
 2. Kỹ năng
	- Thực hành kỹ năng đọc phân tích lược đồ để xác định vị trí các quốc gia ở châu Âu.
	- Kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
	- Bản đồ các nước châu Âu.
	- Thước kẻ, phấn màu, compa
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
 1. Ổn định- Kiểm tra sĩ số học sinh,tác phong, vệ sinh
 2. Bài cũ
 3.Bài mới
 Bài tập 1: Xác định vị trí 1 số quốc gia trên lược đồ các nước châu Âu:
	a/ Nêu tên và xác định vị trí các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, Tây và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.
	b/ Xác định vị trí các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Chi lớp 4 nhóm:
Nhóm 1: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Bắc Âu và Nam Âu.
Nhóm 2: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu.
Nhóm 3: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu.
Nhóm 4: Xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu.
GV chuẩn xác kiến thức bảng sau:
 Khu vực
 Tên các nước
Bắc Âu
NaUy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Aixơlen
Tây và Trung Âu
Anh, Ailen, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Thuỵ sĩ, Áo, Xlôrakia, Hungari, Rumani, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Đan Mạch.
Đông Âu
Litvia, Litva, Êxtônia, Bê la rút, Ucraina, LB Nga, Môn đô va
Nam Tư
Bố Đồ Nha, Tây Ban Nha, Italia, Croati-a, Hecxegôvina, Xecbi, Mô tê nêgrô, Ma xê đônia, Hy Lạp
Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (cho đến 1995)
Bắc Âu: Thuỵ Điển, Phần Lan.
Tây và Trung Âu: Anh, Pháp, Ailen, Hà Lan, Đức, Áo, Lucxembua, Bỉ, Đan Mạch.
Nam Âu: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha.
Bài tập 2: Vẽ sơ đồ cơ cấu kinh tế một số quốc gia châu Âu.
	1) Xác định vị trí nước Pháp và Ucraina:
 GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK: Gọi học sinh lên bảng xác định nước Pháp và Ucraina trên bản đồ.
	- Nêu đặc điểm vị trí của 2 nước trên?
* Pháp: Nằm phía Tâu châu Âu ven biển Măng sơ và vịnh Bixcai giữa 3 nước lớn: Tây Ban Nha, Đức, Italia và 3 nước nhỏ: Bỉ, Thuỵ Sĩ, và Manacô.
* Ucraina: Nằm Đông Âu giáp LB Nga, Hungari, Rumani, Ba Lan, Bê la rút, Xlô vakia, Môn đô ra, Biển đen.
	- Dựa vào bảng số liệu. Trang 185 SGK vẽ sơ đồ cơ cấu của Pháp và Ucraina.
GV yêu cầu vẽ: Đúng tỉ lệ, có ký hiệu, chú giải ghi tên hình vẽ.
Nhận xét. 
Pháp có trình độ phát triển kinh tế cao, là nước công nghiệp phát triển. Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm 70,9%.
Ucraina là nước công nghiệp phát triển (song Pháp cao hơn) Ngành dịch vụ Ucraina chiếm tỷ trọng cao hơn 2 khu vực còn lại 47,50% so với dịch vụ Pháp thì Ucraina thấp hơn nhiều.
4. Củng cố 
	Hãy xác định rõ các quốc gia này nằm trong khu vực nào của châu Âu? Gia nhập Liên minh châu Âu năm nào?
 Tên nước
 Khu vực
 Năm gia nhập EU
 Anh
 Pháp
 Đức
 Italia
Hiện nay các quốc gia gia nhập Liên minh châu Âu nhiều nhất thuộc khu vực:
	a/ Bắc Âu c/ Nam Âu
	b Tây và Trung Âu d/ Đông Âu.
Các quốc gia gia nhập Liên minh sớm nhất là:
	a/ Anh, Đan Mạch, Ailen.
	b/ Pháp, Đức, Ý.
	c/ Hà Lan, Bỉ, Luc xăm Bua.
	d b + c đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 7.doc