Giáo án Địa lí 11 cơ bản - Tiết 1 đến 26 - Nguyễn Tân Sữu

Giáo án Địa lí 11 cơ bản - Tiết 1 đến 26 - Nguyễn Tân Sữu

 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Bài 1:SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước trên thế giới.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nhóm nước.

2. Kĩ năng:

- Nhận xét sự phan bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.

- Phân tích các bảng số liệu trong SGK.

3. Thái độ:

Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế -xã hội của nước ta.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 So sánh, Hoạt động nhóm, Giải thích

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Các nước trên thế giới

 

doc 60 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 11 cơ bản - Tiết 1 đến 26 - Nguyễn Tân Sữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày soạn: 22/08/2008
Ngày dạy: 25/08/2008
 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1:SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
 I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước trên thế giới.
- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế- xã hội thế giới, vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài và GDP/người của các nhóm nước.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét sự phan bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.
- Phân tích các bảng số liệu trong SGK.
3. Thái độ:
Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế -xã hội của nước ta.
II. PHƯƠNG PHÁP: 
 So sánh, Hoạt động nhóm, Giải thích
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Các nước trên thế giới
- Phiếu học tập:
Tiêu chí
Nhóm phát triển
Nhóm đang phát triển
GDP/người
Cơ cấu kinh tế
Đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài
Tuổi thọ trung bình
HDI
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1:
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường nghe nói nước phát triển, nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới. Đó là những nước như thế nào? GV thuyết trình
Dựa vào hình 1 nhận xét sự phan bố của nhóm nước giàu nhất, nghèo nhất?
GV chuẩn kiến thức, giảng giải thêm về các khái niệm quan hệ Bắc - Nam, Nam - Nam...
HĐ 2: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành nhiều nhóm, thực hiện một nhiệm vụ sau:
- Nhóm 1: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập
- Nhóm 2: Quan sát bảng 1.2 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập
- Nhóm 3: Quan sát bảng 1.3 trả lời câu hỏi kèm theo, thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức thực tế và sách giáo khoa nêu khái niệm cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
I. Sự phân chia thành các nhóm nước
- Thế giới gồm hai nhóm nước:
+ Nhóm phát triển
+ Nhóm đang phát triển
- Nhóm đang phát triển có sự phân hóa: NICs, trung bình, chậm phát triển
- Phân bố:
+ Các nước đang phát triển : phân bố chủ yếu ở phía nam các châu lục
+ Các nước phát triển: phân bố chủ yếu ở phía bắc các châu lục.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
Tiêu chí
Nhóm PT
Nhóm đangPT
GDP
Lớn
Nhỏ
GDP/Ng
Cao
Thấp
Tỉ tr GDP
KVI thấp
KVIII cao
KVI cao
KVIII thấp
Tuổi thọ
Cao
Thấp
HDI
Cao
Thấp
TĐPTKT
Cao
Lạc hậu
III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
1. Khái niệm : - Cuộc cách mạng làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
- 4 công nghệ trụ cột : Công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ năng lượng; công nghệ thông tin.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi : 
- Một số thành tựu do 4 công nghệ trụ cột tạo ra.
- Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều kiến thức.
1. Tác động : 
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới : điện tử, tin học.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
Hãy nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải sao cho hợp lí.
Nhóm nước
Đặc điểm
a. Nước công nghiệp mới
1. Nước đa thực hiện công nghiệp hóa, GDP/người cao, đầu tư ra nước ngoài nhiều
b. Nước đang phát triển
2. Nước công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, chú trọng xuất khẩu
c. Nước phát triển
3.GDP lớn, bình quân theo đầu người cao, đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4. GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm
Tiết 2
Ngày soạn: 26/08/2008
Ngày dạy: 29/08/2008
 Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết KT khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Thái độ:
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó xác định trách nhiệm bản thân trong việc học tập và đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội tại địa phương.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Hoạt động nhóm, phân tích, đặt vấn đề
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới (GV dùng kí hiệu thể hiện vị trí các nước của các tổ chức liên kết kinh tế trên nền bản đồ các nước trên thế giới)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Đàm thoại gợi mở
? Toàn cầu hóa kinh tế là gì? Nguyên nhân?
HĐ 2: Nhóm
Chia lớp làm 4 nhóm, trong mỗi nhóm chia thành nhiều nhóm nhỏ 4 - 5 HS. Mỗi nhóm nghiên cứu một biểu hiện của toàn cầu hóa - liên hệ Việt Nam.
HĐ 3:
GV yêu cầu HS nêu ngắn gọn khái niệm toàn cầu hóa kinh tế.
.HĐ 4: Nhóm/cặp đôi
GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi:
? Toàn cầu hóa kinh tế tác động tich cực, tiêu cực gì tới nền kinh tế thế giới? Giải thích?
Sau khi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 5: Cả lớp
GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các yêu cầu:
- Sử dụng bảng 3.2, so sánh dân số, GDP giữa các khối; rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các khối với nền kinh tế thế giới.
- Quan sát, chỉ trên bản đồ khu vực phân bố các khối liên kết kinh tế khu vực.
- Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực liên kết với nhau?
HĐ 6: Cả lớp
Khu vực hóa có những mặt tích cực nào, đặt ra thách thức gì cho mỗi quốc gia?
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Toàn cầu hóa kinh tế
* Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
- Nhu cầu phát triển của từng nước
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
* Biểu hiện:
a. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
b. Đầu tư nước ngoài tăng trường nhanh
c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn với nền kinh tế thế giới.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa
a. Mặt tích cực
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao tốc độ tăng trường KT toàn cầu
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu.
b. Mặt tiêu cực
- Khoảng cách giàu nghèo: ngày càng tăng, chênh lệch càng lớn giữa các tầng lớp trong xa hội, cũng như giữa các nhóm nước.
- Số lượng người nghèo trên thế giới ngày càng tăng.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết KT khu vực
a. Các tổ chức lớn:
NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
b. Các tổ chức liên kết tiểu vùng:
Tam giác tăng trưởng Xingapo - Malaixia - Inđônêxia, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu...
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
a. Mặt tích cực
- Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy phảttiển kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
b. Thách thức
V. CỦNG CỐ VÀ ĐÁNH GIÁ:
1. FDI tăng nhanh nhất vào các nước:
a. Nhóm nước phát triển	b. Nhóm nước đang phát triển
c. Nhóm nước công nghiệp hóa	d. Nhóm nước nghèo nhất
Tiết 3
Ngày soạn: 02/09/2008
Ngày dạy: 05/09/2008
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của các nhóm nước và hệ quả của nó
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kĩ năng
Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.
3. Thái độ
Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đặt vấn đề, Phân tích, Thảo luận nhóm
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới (vẽ dựa trên bảng số liệu ở cuối bài)
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam, tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập:
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1: 
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm chia thành nhiều nhóm nhỏ (4 - 5 HS). Phân công nhiệm vụ như sau:
- Nhóm 1 và 2: Phân tích bảng 4.1 dựa vào các câu hỏi kèm theo, kết hợp phân tích biểu đồ gia tăng dân số thế giới.
- Nhóm 3 và 4: Phân tích bảng 4.2 và trả lời câu hỏi kèm theo.
HĐ 2:
GV gợi ý để HS phát hiện những kiến thức chưa được đại diện các nhóm nêu ra. GV kết luận đồng thời liên hệ với đặc điểm dân số Việt Nam.
HĐ 3:
GV yêu cầu mỗi HS ghi tên các vấn đề ô nhiễm môi trường mà em biết. Sau đó, gọi một số HS đọc kết quả cho cả lớp cùng nghe. Khi thấy kết quả phù hopự với các loại có trong SGK, GV dừng lại và yêu cầu HS sắp xếp các loại vấn đề trên theo nhóm.
HĐ 4: Nhóm/cặp đôi
GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, kết hợp kiến thức hiểu biết của mình và các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường, hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi, điền thông tin cần thiết vào phiếu học tập.
GV nhấn mạnh tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu, tính cấp thiết của bảo về môi trường.
HĐ 5: Đàm thoại gợi mở
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc; khủng bố quốc tế...
- Các bệnh dịch hiểm nghèo: HIV/AIDS, SART...
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
- Dân số thế giới tăng nhanh ® bùng nổ dân số: thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên gấp 15 lần nhóm nước phát triển
+ Chiếm đại bộ phận trong số dân tăng thêm hàng năm
+ Tỉ trọng trong dân số thế giới rất cao hơn 80%
- Hậu quả: gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường.
2. Già hóa dân số
- Dân số thế giới đang già đi:
+ Tuổi thọ trung binh fgày càng tăng
+ Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng tăng
- Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, giảm nhanh
+ Cơ cấu dân số già.
- Hậu quả: nguy cơ thiếu lao động bổ sung, chi phí cho người gì rất lớn...
II. Môi trường
(Thông tin phản hồi phiếu học tập)
III. Một số vấn đề khác
- Xung đột tôn giáo, sắc t ... nhiệt ở phía Nam, ôn đới ở phía Bắc, lượng mưa lớn
*Sông ngòi: hạ lưu sông lớn, nước dồi dào
* Chủ yếu là núi, cao nguyên
* Đất núi cao chỉ có giá trị cho phát triển đồng cỏ, trồng rừng.
*Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn.
* Sông ngòi nhỏ dòng chảy tạm thời
III. Dân cư và xã hội .
1. Dân cư.
+ Dân đông nhất TG chiếm 1/5 dân số toàn cầu, gấp 14 lần dân số Việt Nam và 10 lần dân số Nhật Bản.
+ Sự gia tăng dân số nhanh nhưng từ năm 1975 đến nay có xu hướng tăng chậm do chính sách dân số của TQ có hiệu quả.
+ Dân số nông thôn giảm, dân số đô thị tăng.
+ Sự phân bố dân cư không đều tập trung ở phía Đông và thưa thớt ở vùng phía tây.
+Dân tộc: quốc gia đa dân tộc 50 dân tộc trong đó người Hán là chủ yếu Trung Quốc chú ý đến đầu tư phát triển giáo dục.
2. Xã hội
+ Đầu tư lớn cho giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+Truyền thống lao động cần cù sáng tạo
+ Trung Quốc có nền văn minh lâu đời
=> Kết luận chung:
* Thuận lợi : Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, nguồn lao động dồi dào- cần cù sáng tạo là khả năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện.
* Khó khăn: Đất nước rộng lớn, nhiều vùng khô hạn, lũ lụt, đông dân, dân cư phân bố không đều đã làm cho nền kinh tế phát triển không đều, khó khăn trong việc giải quyết việc làm... 
V .CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: 
 Bài này các em cần nắm được TQ là đất nước rộng lớn có diện tích đứng thứ 3 TG, thiên nhiên đa dạng, dân số đông nhất TG là điều kiện thuận lợi trong sự phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó Trung Quốc cũng đang đối mặt với những khó khăn cần phải giải quyết
Tiết 25
Ngày soạn: 27/02/2009
Ngày dạy: 02/03/2009
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
KINH TẾ
 I . MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài h/s cần:
1 . Kiến thức 
- Biết được giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1978 kinh tế Trung Quốc phát triển chậm và từ năm 1978 Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá đất nước và đạt được những thành tựu đáng kể.
- Biết được mục đích của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các biện pháp mà TQ đã thực hiện để phát triển công nghiệp, một số thành tựu của công nghiệp Trung Quốc.
 kết quả chung của hiện đại hoá trong nền kinh tế Trung Quốc. 
2 . Kĩ năng: 
Có kĩ năng đọc BĐ kinh tế TQ và phân tích các bảng số liệu, lược đồ.
 3 .Thái độ: 
Có thái độ học tập tốt , tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đặt vấn đề, Phân tích, Thảo luận nhóm 
 III . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Các lược đồ, bảng số liệu sgk, BĐ kinh tế TQ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1 . Kiểm tra bài cũ 
 2 . Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1:
 GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để khái quát chung về nền kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
? GV hướng dẫn HS quan sát hình 12.5 trong sgk tìm hiểu kết quả của những năm cải cách kinh tế, hiện đại hoá đất nước?
 ? Về cơ cấu kinh tế có sự thay đổi như thế nào?
 ? Về ngầnh nông lâm ngư nghiệp?
 ? Về ngành công nghiệp xây dựng?
 ? Về ngành dịch vụ?
 ? Về tổng thu nhập trong nước?
 * GV so sánh với tổng thu nhập trong nước của Vnam để thấy được độ lớn của tổng thu nhập TQ.
Hoạt động 2:
w GV hướng dẫn học sinh làm việc theo từng nhóm nhỏ yêu cầu học sinh đọc sgk thảo luận tìm hiểu? 
 ? Tiềm năng của sản xuất công nghiệp đã được khai thác như thế nào?
? Điều kiện tự nhiên?
? Điều kiện dân cư?
? Chính sách của nhà nước?
 Đường lối phát triển công nghiệp?
Các đường lối đó có có ý nghĩa như thế nào?
 ? Sản xuất công nghiệp đã đạt kết của như thế nào?
 Cơ cấu ngành công nghiệp TQ có những thay đổi như thế nào?
 ? GV yêu cầu HS cho biết sản xuất CN trước năm 1978?
 Sau năm 1978 cơ cấu CN như thế nào?
 ? Vì sao giai đoạn đầu của HĐH CN TQ lại chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ?
 Những thành tựu của nền CN TQ?
 ? Dựa vào bảng 12.2 nhận xét sự tăng trưởng một số ngành CN của TQ và ý nghĩa của sự tăng trưởng đó? 
w Sau đó GV yêu cầu HS các nhóm trình bày
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung
 - GV nhận xét chốt lại kiến thức.
 Hoạt động 3: 
 ? GV hướng dẫn HS làm việc với sgk và các kênh hình, bản đồ kinh tế TQ thảo luận nhóm nhỏ nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp TQ?
 ? Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố này? 
I. Khái quát.
 Công cuộc hiện đại hoá đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế TQ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trung bình dạt trên 8%.
- Về cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: 
Về ngành nông lâm ngư nghiệp: giảm 11% sau 20 năm
 Về ngành công nghiệp xây dựng: giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu GDP.
 Về ngành dịch vụ chiếm 1/3 cơ cấu GDP.
- Về tổng thu nhập trong nước: mức tăng trưởng đạt mức cao.
 GPD ngày càng lớn 2001 1159 tỉ USD VN là 32685,1 tỉ USD
II. Các ngành kinh tế.
1. Công nghiệp.
Khai thác nguồn lực phát triển
+ Dân đông chiếm 1/5 dân số toàn cầu, lực lượng lao động lớn
+ Khoáng sản phong phú
 + Vị trí địa lí thuận lợi.
a. Đường lối phát triển.
+ Thiết lập cơ chế thị trường 
+ Thực hiện chính sách mở cửa, tạo các khu chế xuất 
+Phát triển CN có trọng điểm
+Trang thiết bị được hiện đại hoá, ứng dụng thành tựu KHCN
b. Quá trình công nghiệp hoá:
- Giai đoạn đầu của công nghiệp hoá TQ ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.
- Giai đoạn sau của công nghiệp hoá ...
c. Thành tựu đạt được:
 Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. 
 - Trước năm 1978 
 - Sau năm 1978 
- Phát triển những ngành CN đòi hỏi trình độ KHKT cao
- Lượng hàng hoá sản xuất lớn nhiều mặt hàng đứng đầu TG như sản xuất than, sx thép, xi măng, phân bón
d.. Phân bố công nghiệp
 - Công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng duyên hải phía Đông
 + Công nghiệp khai thác than như ĐBắc, Bao Đầu, Thái Nguyên
+ CN chế tạo máy: Quảng Châu, Thẩm Dương, Thiên Tân, Thanh Đảo
+ CN dệt may
+ CN chế biến thực phẩm
 V. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
 Bài này các em cần nắm tình hình kinh tế của Trung Quốc,nắm được kết quả chung của hiện đại hoá trong nền kinh tế Trung Quốc. Biết và giải thích kết quả phát triển và sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.
Tiết 26
Ngày soạn: 06/03/2009
Ngày dạy: 09/03/2009
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
 THỰC HÀNH 
 TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
 I . MỤC TIÊU: Sau khi làm bài thực hành xong h/s cần:
1 . Kiến thức 
Chứng minh được sự thay đổi trong nền kinh tế của Trung Quốc qua tăng trưởng GDP, thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu. Sự phát triển kinh tế vùng duyên hải của TQ.
2 . Kĩ năng: 
Có kĩ năng phân tích so sánh số liệu, tư liệu, lược đồ để có thể hiểu biết về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đặt vấn đề, Phân tích, Thảo luận nhóm 
 III . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Các lược đồ, bảng số liệu sgk, biểu đồ vẽ theo số liệu sgk. Tư liệu về những thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc. 
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1 . Kiểm tra bài cũ: Phân tích đặc điểm nông nghiệp của Trung Quốc 
2 . Bài mới: 
Hoạt động của thầyvà trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: 
 w GV ghi nội dung của bài thực hành. Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài thực hành
Hoạt động 2:
 w GV hướng dẫn làm bài thực hành cho cả lớp.
* Dựa vào bảng số liệu tính tỉ trọng và nhận xét. 
- Thế giới là 100% tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và điền vào bảng:
 x = GDP Trung Quốc/ GDPThế giới* 100.
- GV gọi HS đọc kết quả ghi vào bảng.
 - Nhận xét :
 - GV chốt lại kiến thức.
* GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 12.6 vẽ biểu đồ và tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu, biểu đồ thích hợp là biểu đồ miền.
- Nhận xét biểu đồ:
Nhận xét sự tăng giảm trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
 - GV gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ.
 - Hướng dẫn HS cả lớp cùng làm.
 - HS nhận xét biểu đồ đã vẽ của bạn.
 - GV nhận xét phần làm việc của HS chốt lại kiến thức.
Hoạt động 3:
 - GV hướng dẫn HS dựa vào hình 12.10 làm việc cặp đôi nêu tên một số thành phố công nghiệp mới của Trung Quốc trong khu vực tăng trưởng kinh tế ở vùng duyên hải. Giải thích tại sao vùng duyên hải trở thành vùng kinh tế quan trọng của Trung Quốc. 
 - Các thành phố công nghiệp mới?
 - Các thành phố công nghiệp tại 3 khu vực tăng trưởng kinh tế?
 ? Tại sao vùng duyên hải phía Đông trở thành vùng kinh tế quan trọng của Trung Quốc?
HS Làm việc theo cặp.
GV: Đôn đốc và giúp đở học sinh làm việc * GV gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình .
 w GV gọi bất kỳ một thành viên nào nhận xét.
w Thành viên khác có thể bổ sung.
w GV nhận xét đánh giá sự làm việc của HS
w GV yêu cầu HS cả lớp cùng so sánh và nhận xét và thống nhất ý kiến.
w Cá nhân làm việc dựa trên những kiến thức đã được phân tích .
w GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
I. Yêu cầu của bài thực hành.
* Bài tập 1: Những thay đổi trong giá trị GDP Trung Quốc.
Dựa vào bảng số liệu 12.5 SGK tính tỉ trọng và nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng DGP của TQ.
-So sánh GDP của TQ với TG.
* Bài tập 2:Dựa vào bảng số liệu 12.6vẽ biểu đồ và tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc
* Bài tập 3: Tìm hiểu vùng duyên hải.
II.Hướng dẫn:
1. Dựa vào bảng số liệu tính tỉ trọng và nhận xét. 
- Thế giới là 100% tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc:
 x = GDP Trung Quốc/ GDPThế giới* 100
 - Nhận xét :
2:Dựa vào bảng số liệu 12.6vẽ biểu đồ và tìm hiểu sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu, biểu đồ thích hợp là biểu đồ miền.
- Nhận xét biểu đồ:
Nhận xét sự tăng giảm trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
3: Dựa vào hình 12.10 nêu tên một số thành phố công nghiệp mới của Trung Quốc trong khu vực tăng trưởng kinh tế ở vùng duyên hải.
III. Tiến hành.
1. Dựa vào bảng số liệu tính tỉ trọng và nhận xét.
Năm
1985
1995
2004
TQ
1,93
2,37
4,03
TG
100
100
100
* Nhận xét: Tỉ trọng GDP của - Trung Quốc trong cơ cấu GDP của TG ngày càng tăng từ 1,93 năm 1985 tăng lên 4,03 năm 2004.
- Trung Quốc đang có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới.
2. Thay đổi trong giá trị xuất nhập khẩu.
* Vẽ biểu đồ cột :
Trục tung biểu hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu %.
Trục hoành biểu hiện năm.
Phần phía trên thể hiện xuất khẩu, phần phía dưới thể hiện nhập khẩu.
* Nhận xét biểu đồ:
3. Tìm hiểu vùng duyên hải:
- Các thành phố công nghiệp mới: Thẩm Dương, Đại Liên, Chu Hải...
- Các thành phố công nghiệp tại 3 khu vực tăng trưởng kinh tế:
+ Bắc: Bắc Kinh
+ Trung: Thượng Hải
+ Nam: Quảng Châu
* Vùng duyên hải phía Đông trở thành vùng kinh tế quan trọng của Trung Quốc vì: Thuận lợi về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, thuận lợi về dân cư
V .CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: 
 Bài thực hành này các em cần nắm được sự thay đổi trong nền kinh tế của Trung Quốc qua tăng trưởng GDP, thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu. Sự phát triển kinh tế vùng duyên hải của TQ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia li.doc