Giáo án dạy Tuần 17 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 17 - Ngữ văn 8

 Tuần : 17 ; Tiết : 64

 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài

- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV chuẩn bị bài tập làm văn số 3 đã chấm điểm, nhận xét kĩ năng làm văn thuyết minh.

 - HS xem lại cách làm bài văn thuyết minh.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 17 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 17 ; Tiết : 64
 NS:24. 11. 2009
 ND: 30. 11, 3. 12.
 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình..
B. CHUẨN BỊ: 
	- GV chuẩn bị bài tập làm văn số 3 đã chấm điểm, nhận xét kĩ năng làm văn thuyết minh.
	- HS xem lại cách làm bài văn thuyết minh.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của tiết trả bài viết.
- GV ghi tựa lên bảng.
- Lắng nghe và ghi tựa vào tập.
Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét.
- GV trả lại bài viết cho hs và y/c đọc lại đề.
? Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì ?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.
? Với mỗi em, trong bài viết của mình các em có trình bày được các đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và lợi ích của cây bút bi đ/v con người chưa?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.
? Bài thuyết minh đã vận dụng những phương pháp nào?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, bổ sung.
? Để câu văn chính xác, bài viết sinh động, hấp dẫn thì trước khi làm bài các em cần đến những yêu cầu gì ?
( Xđ đúng đối tượng, biết được các đặc điểm, bản chất của đối tượng)
Hoạt động3: Nhận xét chung;
* Ưu điểm:
 - Đa số bài viết đều làm theo bố cục ba phần, các phần mở bài, thân bài, kết bài được phân biệt rõ ràng bằng các đoạn văn có xuống dòng.
 - Đa số bài viết đều giới thiệu được đối tượng thuyết minh, nêu được đặc điểm, lợi ích của đối tượng.
* Khuyết điểm:
 - Vẫn còn khoảng 1/3 hs viết chữ chưa rõ ràng, còn tẩy xoá, còn dùng ký hiệu, không viết hoa đầu đoạn văn, đầu câu, danh từ riêng không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện.
 - Một số bài viết diễn đạt chưa mạch lạc, còn lúng túng trong cách dùng từ, đặt câu 
* Điểm số :
 - Tổng số : 61
 - Giỏi :9 ; TL: 14,7 %
 - Khá : 16 ; TL: 26,2 %
 - T.Bình :32 ; TL : 52,4 %
 - Yếu :4 ; TL : 6,7 %
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ưu – khuyết điểm để hs phát huy và rút kinh nghiệm.
- Ôn bài để chuẩn bi thi HKI.
- Về chuẩn bị bài : “Ôâng đồ” – Vũ Đình Liên, (HDĐT) “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
- HS nhận lại bài viết và đọc lại đề.
- Đối tượng: cây bút bi.
- HS tự nhận xét.
- Xác định phương pháp thuyết minh.
- Suy nghĩ – phát biểu , nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhận
- Lắng nghe về nhà thực hiện
Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi.
Thể loại: Viết bài văn thuyết minh.
Nội dung:
I. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi.
 II. Thân bài:	
 - Trình bày cấu tạo đặc điểm. 
- Có những loại bút bi nào.
- Cách sử dụng và bảo quản bút.
- Vai trò của cây bút trong đời sống.
 III. Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối với tượng
 ------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 17 ; Tiết: 65
 NS: 22. 11. 2009
 ND:30. 11, 3. 12.
ÔNG ĐỒ 
 ( Vũ Đình Liên )
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh của người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
 - Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.
B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: SGK, SGV, GA, Tranh minh hoạ
 - HS: SGK Ngữ văn 8 tập 2, Soạn bài.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổ n định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
- Giới thiệu bài mới và ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Đọc vb - tìm hiểu chú thích:
- GV hướng dẫn HS dựa vào chú thích (*) tìm hiểu về tác giả – tác phẩm. 
- Gọi hs phát biểu – nhận xét-chốt ý về h/ả ông đồ.
- GV hướng dẫn HS đọc – nhận xét cách đọc 
- Chuyển đoạn 1,2 giọng vui. Đoạn 3,4 chậm buồn
- GV cho HS tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS xác định bố cục bài thơ
- GV nhấn mạnh ý cơ bản.
Hoạtđộng3: Hướng dẫn phân tích:
- GV gọi HS đọc 2 khổ thơ đầu 
? Ông đồ xuất hiện vào thời gian nào? Có đều không?
-Gọi hs phát biểu – nhận xét
? Sự xuất hiện của ông đồ có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh phố phường ngày tết?
- Gọi hs phát biểu- nhận xét.
? Đối với mọi người, ông đồ có vị trí như thế nào?
-Gọi hs phát biểu, nhận xét.
? Nét tài hoa được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Em nhận xét gì về h/ả ông đồ trong thời kỳ này?
- GV chốt ý:
- GV gọi HS đọc 2 khổ 3,4 
? Hình ảnh ông đồ được miêu tả có nét nào giống và khác với hai khổ thơ trên?
Gọi hs phát biểu, nhận xét.
? hình ảnh nổi bật ở hai khổ thơ này là hình ảnh nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
-Gọi hs phát biểu, nhận xét, bình giảng
? Hai câu “Lá vàng bụi bay” là tả cảnh hay tả tình? Hai câu thơ giúp ta hình dung về tư thế và tâm trạng ông đồ như thế nào?
Em nhận xét gì về h/ả ông đồ ở khổ thơ này?
-GV gọi HS trả lời câu hỏi:
? Cách mở đầu và kết thúc thơ có gì đặc biệt? Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
- Câu hỏi ở cuối bài thơ là tác giả hỏi ai? Câu hỏi có ý nghĩa gì?
- Gọi hs phát biểu- nhận xét – bình giảng.
HỏiVề nghệ thuật bài thơ có điểm nào đáng chú ý?
Hoạt động4:Hướng dẫn tổng kết.
 GV hướng dẫn HS tổng kết về ND của bài thơ.
Hoạt động3: Củng cố, dặn dò
 -Củng cố: Gọi hs đọc diễn cảm bài thơvà dọc nd ghi nhớ.
 - Dặn dò:
 + Học thuộc lòng bài thơ, nd ghi nhớ,nắm các ý đã phân tích.
 + Ôân các bài đã học để chuẩn bị thi học kỳ I
-Lắng nghe, ghi tựa bài vào tập. 
- HS đọc – rút ra ý cơ bản về tác giả và tác phẩm.
-Lắng nghe.
- HS đọc văn bản – nhận xét cách đọc.
- HS tìm hiểu chú thích.
- HS xác định bố cục . . nhận xét
- HS đọc 2 khổ thơ đầu: HS suy nghĩ và lần lượt trả lời.
->Ôâng đồ xuất hiện cùng với hoa đào-tết đến, đều đặn như một quy luật.
- Cùng với màu hoa đào, hình ảnh ông đồ và giấy đỏ góp phần tạo ra sắc màu rực rỡ, không khí rộn ràng, náo nhiệt của phố phường ngày tết.
-> Trong cảnh chợ tết, ông đồ là trung tâm sự chú ý và ngưỡng mộ của mọi người. Ai cũng muốn có được câu đối, chiêm ngưỡng tài viết chữ của ông đồ.
“ Hoa tay thảo những nét 
 Như phượng múa rồng bay”
-Đọc hai khổ thơ tiếp theo-suy nghĩ và lần lượt trả lời:
-> Cảnh vật vẫn thế, ông đồ cũng xuất hiện cùng với hoa đào như trước đây nhưng thời thế đã thay đổi, ông đồ ế hàng, vắng vẻ đến thê lương .
-> Biện pháp nhân hoá tô đậm nỗi buồn của ông đồ. Nỗi buồn lớn đến mức lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giáy buồn màu trở nên ủ ê không thắm được, mực sầu trong nghiên .
-> Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh vật gợi sự tàn tạ, buồn bã, lạnh lẽo như tình cảnh của ông đồ. Ta có thể hình dung ông đồ ngồi bó gối bất động. Oâng vẫn muốn góp mặt với đời nhưng cuộc đời đối xử với ông phủ phàng, xót xa.
-> Cách kết thúc và mở đầu tương ứng, cảnh củ nhưng người xưa vắng bóng. Một tứ thơ gợi cảm.
->Tác giả tự hỏi, bâng khuâng, xót xa nghĩ tới những người như ông đồ, những người đã một thời gắn bó mang lại vẻ đẹp văn hoá, giữ gìn những giá trị truyền thống giờ không còn nữa gieo vào lòng người đọc sự cảm thương, tiếc nhớ
-> Khai thác thể thơ năm chữ có hiệu quả trong việc diễn tả tâm tình sâu lắng.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, kết hợp đầu cuối tương ứng và tương phản, thể hiện chủ đề bài thơ. 
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc, gợi cảm.
-Đọc nội dung ghi nhơ- viết vào tập.
-Đọc diễn cảm bài thơ, đọc nd ghi nhớ.
- Lắng nghe ghi nhận về nhà thực hiện..
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả 
- Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là 1 trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu của tác giả.
2. Bố cục: 3 đoạn.
a. Đoạn 1: Khổ 1,2: Hình ảnh Ông Đồ thời đắc ý .
b. Đoạn 2: khổ 3,4: Hình ảnh Ông Đồ thời tàn.
c. đoạn 3: khổ cuối: Tâm tư của tác giả.
II. PHÂN TÍCH:
1. Hai khổ thơ đầu: 
-“Mỗi năm hoa đào nở
-Lại thấy ông đồ già”
-> Ông đồ xh đều đặn như một qui luật
-“Tấm tắt ngợi khen tài” -> ông đồ là trung tâm của sự chú ý, ngưỡng mộ của mọi người.
=> Ông Đồ trong thời đắc ý:
2. Hai khổ thơ tiếp theo:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
 Người thuê viết nay đâu?”
-> Cảnh tượng vắng vẻ thê lương,khắc đậm niềm cảm thương chân thành
“Giấy đỏ nghiên sầu” ->Nhân hoá ->nỗi buồn của ông đồ thắm cả vào những vật vô tri vô giác. 
=>ông đồ trong thời tàn của nho học.
3. Khổ thơ cuối:
“Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
-> Tâm sự hoài cổ, tiếc nuối cảnh cũ người xưa của tác giả.
4. Nghệ thuật của bài thơ:
- Khai thác thể thơ năm chữ có hiệu quả trong việc diễn tả tâm tình sâu lắng.
- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, kết hợp đầu cuối tương ứng và tương phản, thể hiện chủ đề bài thơ. 
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc, gợi cảm.
III. TỔNG KẾT:
- Ông Đồ của Vũ Đình Liên là bài tơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó tóat lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
 ------------------------------------------------------------------
 Tuần: 17 ; Tiết : 66
 NS: 23. 11. 2009.
 ND: 2, 5. 12. 2009
 HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
( Hướng dẫn đọc thêm )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.
 - Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết. . . 
B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: SGK, SGV, G.A
 -HS: SGK, soạn bài. 
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Đọc thuộc lòng – diễn cảm bài thơ “ Muốn làm thằng cuội”.
 - Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ.
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổ n định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Giới thiệu bài mới và ghi tựa lên bảng
 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Gv cho HS đọc chú thích (*) tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản (diễn cảm) GV đọc trước sau đó hướng dẫn HS đọc tìm hiểu các chú thích còn lại
- GV yêu cầu Hs nhắc lại thể thơ song thất kục bát đã học ở lớp 7.
- GV cho HS so sánh với bài “sau phút. . . “
 Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- GV cho HS đọc lại đoạn 1 – nêu câu hỏi: 
 ? - cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
- Trong bối cảnh đau thương như vậy tâm trạng người cha ra sao?
- Hình ảnh hạt máu nóng thấm quanh hồn nước; thân tàn lần bước dặm khơi; hình ảnh giọt châu lã chã theo bước người đi gợi em suy nghĩ liên tưởng gì?
- GV gọi hs phát biểu- chốt lại ý.
- GV cho 2 HS đọc lại đoạn 2, GV nêu câu hỏi;
? - Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
(Những hình ảnh nào miêu tả mang tính ước lệ . . .?-> nói lên điều gì?
- Tâm trạng của người cha lúc qua biên giới nghĩ về tình hình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó còn là tâm trạng của ai? Trong hòan cảnh nào?)
 -Gọi hs phát biểu- nhận xét- chốt ý.
- GV cho HS đọc doạn còn lại: GV nêu câu hỏi:
 ? Tại sao người cha lại nói nhiều đến mình (từ ngữ diễn tã thế bất lực của người cha) ?
 -Gọi hs phát biểu – nhận xét- chốt ý.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết:
? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là “Hai chũ nước nhà”?
- Em cảm nhận được điều gì khi đọc bài thơ này?
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động5: Củng cố, dặn dò
Củng cố:
 Gọi HS đọc diễn cảm lại bài thơ và nội dung ghi nhớ.
Dặn dò:
 + Học thuộc lòng bài thơ và nội dung ghi nhớ.
 + Soạn bài Oâng đồ SGK tập II 
Câu hỏi: 
- Hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu như thế nào?
- Hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ tiếp theo như thế nào?
- Bài thơ cho em hiểu điều gì?
-Lắng nghe, ghi tựa bài vào tập.
- HS đọc chú thích (*) ngắn gọn về tác giả – tác phẩm.
- HS đọc văn bản nhận xét cách đọc.
- HS nhắc lại thể thơ.
-So sánh với bài “Sau phút chia ly”
- HS đọc lại đoạn 1
- Trả lời bằng cách phân tích, tưởng tượng.
- HS: hoàn cảnh đau đớn éo le: cha bị bắt, con muốn theo cha săn sóc cho trọn đạo nhưng người cha khuyên con hãy lo việc nước trả thù nhà.
- HS suy nghĩ liên tưởng: hình ảnh quen thuộc trong thơ văn trữ tình trung đại nhưng phù hợp với tâm trạng và cảm xúc của 2 cha con nhất là của người cha khiến người nghe người đọc xúc động.
- HS đọc đoạn 2
- HS phát biểu
 - HS phân tích: Tâm trạng người cha đau đớn, buồn bã bằng hình ảnh ước lệ: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm,. . Nỗi đau càng buồn thương tủi hổ: vong quốc cơ đồ, nùng Lịch, hồng Giang, nòi giống. . . 
- HS đọc đoạn còn lại
- HS: Người cha nói nhiều đến mình vì tuổi già, sức yếu, lỡ sa cơ đành chịu bó tay “thân lươn” là để nhằm kích thích , hun đúc ý chí gánh vác của người con, làm cho lời trao gởi thêm có sức nặng tình cảm “giang sơn gánh vác sau này cậy con”
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Đọc diễn cảm bài thơ ,nội dung ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhận về nhà thực hiện
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
- Trần tuấn khải (1895 – 1983) quê ở tỉnh Nam Định, ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc biểu tượng nghệ thuật bóng gió nói lên tâm sự yêu nước của mình.
2. Tác phẩm: “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập “bút quan hòai I (1924)
II. PHÂN TÍCH:
1. Tám câu đầu:
- Bối cảnh không gian: nơi biên ải xa xôi
+ Hoàn cảnh đau đớn, éo le
- Cách nói ước lệ phù hợp không khí thiêng liêng có ý nhĩa như 1 lời trăng trối. Tình nhà nợ nước đều sâu nặng.
2. Hai mươi câu tiếp theo: Hiện tình đất nước đau thương, tang tóc.
- Tác giả nhập vai người trong cuộc để thể hiện tâm sự yêu nước của mình. Hình ảnh “bốn phương lửa khói, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ bỏ vơ lìa con -> cảnh đất nước ta dưới ách đô hộ của giặc minh.
- Từ ngữ, hình ảnh kể sao cho xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than -> nỗi đau mất nước.
- Giọng điệu càng bi thương căm phẫn. Đó còn là tâm trạng của tác giả, của nhân dân đại việt thế kỉ XV
3. Tám câu cuối:
Lời trao gửi cuối cùng
- Thế bất lực của người cha
- Hun đúc ý chí cho người con
III. TỔNG KẾT:
- Tác giả mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ lòng yêu nước của mình.
- Tình cảm sâu đậm mảnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình, thống thiết tạo nên giá trị đoạn thơ trích
 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
 NGUYỄN THANH PHONG
Tuần : 17
Tiết : 67, 68
Ngày soạn 12/12/07
Ngày dạy:
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Nhằm đánh giá:
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng ở cả 3 phần văn, TV, và TLV của môn học ngữ văn trong 1 bài kiểm tra.
	- Năng lục vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trong 1 bài viết. Rèn kĩ năng TLV nói chung để viết được 1 bài văn.
B. CHUẨN BỊ: 
	- GV chuẩn bị sẵn đề kiểm tra học kì I (kèm theo đáp án và biểu điểm)
	- HS: Ôn tập những kiến thức đã học ở môn ngữ văn 8 tập I để làm bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- Nêu mục tiêu cần đạt , dặn dò HS làm bài cẩn thận, có gắng
- Phát đề cho HS, yêu cầu HS đọc kỹ đề.
- Aán định thời gian, theo dõi HS làm bài.
- Thu bài khi hết thời gian.
-Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiếp bài Thuyết minh về một thể loại văn học.( theo các câu hỏi, bài tập ở SGK )
-Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe
- Nhận đề.
- Làm bài.
 Hoạt động 1 Khởi động
-Ổn định lớp:
-Giới thiệu bài:
Hoạt động 2 Tổ chức kiểm tra
Hoạt động 3 Thu bài, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t17.doc