Giáo án dạy Tuần 16 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 16 - Ngữ văn 8

Tuần : 16 ; Tiết :61

 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 - Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.

 - Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bảng phụ ghi bài thơ “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “. Soạn giáo án

 - HS: thuộc bài thơ GV đã dặn trước (Vào nhà ngục. . . ) nắm lại thể thơ thất ngôn bát cú.

C. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 - Ổn định lớp:

 - Dạy bài mới :

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 16 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 16 ; Tiết :61
 NS: 15. 11. 2009
 ND:
 THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
	- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh.
	- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
B. CHUẨN BỊ: 
	- GV: Bảng phụ ghi bài thơ “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác “. Soạn giáo án
	- HS: thuộc bài thơ GV đã dặn trước (Vào nhà ngục. . . ) nắm lại thể thơ thất ngôn bát cú.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài học.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: 
- GV ghi bài thơ lên bảng phụ
- GV yêu cầu HS đọc đề bài: mục I (SGK tr 53)
 Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
- Gv yêu cầu Hs xác định số tiếng và số dòng 
- Tìm bằng trắc
 GV nêu câu hỏi Hs trả lời: Xác định bằng trắc cho từng tiếng trong thơ
 Tìm đối và niêm
- GV nêu câu hỏi – Hs trả lời
+ Bước 4: Tìm vần 
 GV nêu câu hỏi – Hs trả lời
 Gv gợi dẫn để HS lập dàn bài (dựa vào gợi ý SGK tr 153 – 154)
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ .
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi HS đọc phần luyện tập sgk/154, thảo luận , thực hiện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- Gọi hs đọc to lại nd ghi nhớ sgk/ 154
- Về học bài
- Chuẩn bị bài HDĐT: Muốn làm thằng cuội ( theo các câu hỏi ở SGK ).
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- Hs đọc đề bài
- Hs trả lời câu hỏi: 1 Hs lên bảng ghi
- Hs trả lời – Hs khác ghi
- Hs trả lời – Hs khác ghi
- Hs trả lời – Hs khác ghi
- Hs lập dàn bài:
- Đọc ghi nhớ
- Đọc, thực hiện
- HS đọc to lại nd ghi nhớ sgk/ 154
- Lắng nghe, ghi nhận
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể lọai văn học.
Đề: “ Thuyết minh đặc điẻm thể thơ thất ngôn bát cú.
1.Quan sát:
- Số dòng: 8 dòng.
- Số chữ: 7 chữ.
Số dòng, số chữ là bắt buộc, không được thêm bớt.
- Hs điền thanh bằng, trắc.
- Đối: 3 -4, 5 – 6.
- Niêm: 1 -8, 2 -3, 4 -5, 6 -7
- Vần: vần bằng gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8
-Nhịp: 4/3
2 Lập dàn bài
I Mở bài:
Giới thiệu, nêu định nghĩa về thể thơ.
II. Thân bài:
- Thuyết minh về số câu, số chữ.
- Thuyết minh về luật bằng trắc.
- Thuyết minh về niêm, đối, vần, nhịp.
III kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng của thể thơ đối với văn học.
Ghi nhớ: 
- Muốn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học ( thể thơ hay văn bản cụ thể ) trước hết phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành những đặc điểm.
- Khi nêu các đặc điểm cần lựa chọn những đặc điểm quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
II. Luyện tập
I Mở bài:
Giới thiệu, nêu định nghĩa về truyện ngắn.
II. Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự: 	
- Là yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn.
- Gồm: sự việc chính và nhân vật chính. Ngòai ra còn có các sự việc nhân vật phụ
2. Miêu tả, biểu cảm, đánh giá
- Là yếu tố bổ trợ giúp cho truyện ngắn sinh động hấp dẫn
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.
- Bố cục chẵt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh
- Chi tiết bất ngờ, độc đáo
III kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng của truyện ngắn đối với văn học.
 Tuần : 16 ; Tiết: 62
 NS:16. 11. 2009
 ND:
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
( Hướng dẫn đọc thêm )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	
 Giúp HS:
	- Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối, tầm thường muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng ước muốn rất “ngông’
	- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng, rất gần với lối nói thông thường ; ý tứ hàm súc khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ tự nhiên thỏai mái; giọng thơ thanh thóat, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
	- GV: thuộc 1 số bài thơ của Tản Đà để đọc tham khảo. Soạn giáo án
 - HS: đọc diễn cảm văn bản và soạn bài trước ở nhà.
 C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đồng thời em có cảm nhận gì về hình ảnh người tù bài thơ này?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài học.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc vb và hiểu văn chú thích.
-Gv cho HS tìm hiểu chú thích (*) SGK tr 155 để tìm hiểu về Tản Đà – và bài thơ “Muốn làm thằng cuội”
- GV nhấn mạnh và mở rộng thêm bút danh Tản Đà (núi Tản viên, sông Đà)
- GV đọc diễn cảm 1 lần sau đó hướng dẫn HS đọc: giọng nhẹ nhàng buồn mơ màng sau đó cho HS tìm hiểu chú thích còn lại.
Hoạt động3: Hướng dẫn phân tích.
- GV gọi HS đọc 2 câu đầu nêu nội dung chính của 2 câu thơ này?
? Vì sao tác giả có tác dụng chán trần thế? (hình ảnh XH lúc bấy giờ)
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả?
-Gv chốt ý lại:
- Gv gọi HS đọc 2 câu 3,4 GV nêu câu hỏi: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cung quế cành đa và thằng cuội?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ này?
? Theo em hiểu “ngông” nghĩa là gì? (biểu lộ thái độ sống như thế nào)
-Gọi hs phát biểu, nhận xét b/s.- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm 2 câu 5,6 và phân tích.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tỏâng kết – luyện tập.
? Trong 2 câu cuối tác giả tưởng tượng ra hình ảnh gì? nêu cảm nhận của em về hình ảnh ấy?
- GV cho HS đọc và suy nghĩ, ghi nhớ nội dung (SGK tr 157)
* Hướng dẫn hs làm luyện tập:
1. Hai cặp câu 3-4, 5-6 đối nhau rất chuẩn.
2. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi giọng điệu thanh thoát nhẹ nhàng.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 + Củng cố:
Gọi hs đứng lên đọc diễn cảm lại bài thơ vad đọc lại nd ghi nhớ.
 + Dặn dò:
- Về học thuộc lòng bài thơ và nd ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiếng việt
-Lớp trưởng báo cáo.
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS đọc chú thích (*) nêu ngắn gọn về tác giả – tác phẩm.
- Hs đọc diễn cảm bài thơ – nhận xét cách đọc.
- HS đọc 2 câu đầu nêu nội dung: Lời tâm sự và lời than của tác giả với chị Hằng. . . 
- HS thảo luận – phát biểu: 
- HS thảo luận – phát biểu: 
- HS đọc tiếp 2 câu 3,4,
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Ngông: làm những việc trái với lẽ thường.
- xưng hô với chị Hằng dám nhận mình là tri kỉ với chị Hằng muốn làm thằng cuội.
-HS đọc diễn cảm hai câu 5,6 -> phân tích 
- Đi vào cõi mộng vẫn mang theo tính đa tình và ngông: ước muốn được làm thằng cuội.
– nêu cảm nhận của em
- HS đọc và suy nghĩ, ghi nhớ nội dung (SGK tr 157)
- Lắng nghe.
- HS thảo luận – phát biểu: 
- HS thảo luận – phát biểu: 
- HS thảo luận – phát biểu: 
- Lắng nghe, ghi nhận
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
 Tản Đà (1889 – 1939) ở tỉnh Sơn Tây là nhà thơ lãng mạn nhưng năm đầu thế kỉ XX
2. Tác phẩm:
- Bài thơ muốn làm thằng cuội nằm trong quyển khối tình con I. Xuất bản năm 1917.
II. Phân tích:
1. Hai câu đề:
- Lời tâm sự và lời than với chị Hằng trong đêm thu của tác giả.
- Trần thế xấu xa, nhơ bẩn, bon chen danh lợi. Nỗi buồn chán lớn lao.
-Xưng hô: gọi “chị” xưng “em” thật gần gũi, tác giả tự cho mình là người cõi tiên.
2. Hai câu thực: 
- Lời cầu xin chị Hằng cho lên cung trăng để được lánh đời, thoát li.
- Cách thoát li thật thú vị, thơ mộng, lãng mạn.
- Giọng nũng nịu hồn nhiên, tự nhiên biểu hiện hồn thơ đôïc đáo, rất ngông của Tản Đà
3. Hai câu luận:
- Ở trần thế tác giả buồn vì sự trống vắng, cô đơn, không có bầu bạn.
- Tác giả luôn ao ước được thả hồn cùng mây gió, bầu bạn với chị Hằng.
4. Hai câu kết:
- Chọn đêm trung thu vì trăng sáng đẹp, nhiều người nhìn.
- Mình thì tựa vai chị Hằng trông xuống thế gian cười. Cái cười thoả mãn, mỉa mai.
- Tâm trạng muốn thoát ly thật mãnh liệt, cái ngông cũng rất cao độ.
III. Tổng kết:
 Bài thơ muốn làm thằng cuội của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường xấu xa muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạnpha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.
 Tuần : 16 ; Tiết : 62
NS: 17. 11. 2009
ND:	
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	
 Giúp HS: Nắm vững nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở HKI.
B. CHUẨN BỊ: 
	- GV: soạn bài, giải bài tập
	- HS: ôn lại từ vựng và ngữ pháp đã học ở lớp 8.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 a. Hãy nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?
 b. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 2: Ôân tập Từ vựng:
- GV hướng dẫn HS ôn tập lần lượt từng phần.
- Ôn lí thuyết trước sau đó luyện tập thực hành.
- GV lần lượt hỏi hs:
? Thế nào là: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? Trường từ vựng? Từ tượng hình từ tượng thanh? Từ địa phương và biệt ngữ XH? Nói quá? Nói giảm nói tránh?
- Lần lượt gọi hs đứng lên phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS làm bài tập thực hành: Điền từ ngữ thích hợp theo ô trống theo sơ đồ (a) bàitập b), c) SGK tr 157 – 158)
Hoạt động 2: Ôn tập Ngữ pháp:
-GV hướng dẫn HS ôn tập phần ngữ pháp:
? Thế nào là: Trợ từ? Thán từ ? Tình thái từ? Câu ghép?
- GV lần lượt gọi hs đứng lên phát biểu, nhận xét, bổ sung.
 – Hướng dẫn luyện tập thực hành: Bài tập 2a/2b/2c/ SGK tr 158
- Gọi hs đứng lên đọc nd BT -> phát biểu, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 HS về tiếp tục tự ôn tập để chuẩn bị thi HKI và xem kỹ lại các BT đã giải.
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS trả lời câu hỏi lí thuyết -> làm bài tập sau.
- HS lần lượt đứng lên phát biểu, nhận xét, bổ sung.
-HS làm bài tập
- Điền từ
- Giải thích từ có nghĩa hẹp
- HS làm bài tập trình bày kết quả trước lớp:
- HS lần lượt đứng lên phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- HS đứng lên đọc nd BT -> phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhận.
I. Từ vựng:
1. Lí thuyết:
a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. ( Ghi nhớ SGK trang 10 )
b.Trường từ vựng ( Ghi nhớ SGK trang 21 )
c. Từ tượng hình từ tượng thanh ( Ghi nhớ SGK trang 49 )
d. Từ địa phương và biệt ngữ XH ( Ghi nhớ SGK trang 56, 57 )
e. Các biện pháp tu từ: 
- Nói quá, ( Ghi nhớ SGK trang 102 )
- Nói giảm nói tránh. ( Ghi nhớ SGK trang 108 )
2. Thực hành:
a. Bài tập 1:
 T dân gian
TT ruyền
thuyết
Truyện 
cổ tích
Truyện
Ngụ ngôn
Truyện cười
-Từ ngữ chung: là truyện dân gian.
b. Bài tập 2
- Râu tôm ngon.
- Lỗ mũi.. lông.
- Cày đồng.ruộng cày.
II. Ngữ pháp:
1. Lí thuyết:
- Trợ từ ( Ghi nhớ SGK trang 69 )
-Thán từ (Ghi nhớ SGK trang 70)
- Tình thái từ ( Ghi nhớ SGK trang 81 )
- Câu ghép ( Ghi nhớ SGK trang 112, 123 )
2. Thực hành:
Bài tập 2a: Cuốn sách này mà chỉ 20.000 đồng à?
Bài tập 2b: Câu đầu tiên là câu ghép, có thể tách thành 3 câu đơn. Nhưng mối liên hệ của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép.
Bài tập 2c: đoạn trích gồm 3 câu. Câu 1, 3 là câu ghép. Hai câu các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì)

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t16.doc