Giáo án dạy Tuần 15 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 15 - Ngữ văn 8

Tuần : 15 ; Tiết : 57

 NS:

 ND: . Văn bản

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thai ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 - Hiểu đuợc sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, SGV, GA, chân dung cụ Phan Bội Châu, tranh ảnh về Côn Đảo xưa và nay

 - HS: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú đuờng luật đọc lại những bài thơ thất ngôn bát cú đã học ở lớp soạn bài trước ở nhà.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 15 ; Tiết : 57
 NS:
 ND:.. Văn bản
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp HS:
 - Cảm nhận được vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thaiù ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 - Hiểu đuợc sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
B. CHUẨN BỊ:
 - GV: SGK, SGV, GA, chân dung cụ Phan Bội Châu, tranh ảnh về Côn Đảo xưa và nay
 - HS: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú đuờng luật đọc lại những bài thơ thất ngôn bát cú đã học ở lớp soạn bài trước ở nhà.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( KT sự chuẩn bị của hs)
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV hướng dẫn hs nắm lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930. Về tình hình đất nước và CMVN vai trò các nhà nho yêu nước có tư tưởng mới mà tiêu biểu nhất là hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích. 
- GV hướng dẫn HS đọc chú thích (*) tìm hiểu về tác giả – tác phẩm.
? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, b/s.
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng hào hùng, to, vang cách ngắt nhịp. Câu cuối đọc với giọng cảm khái, thách thức, ung dung.
? Bài thơ được viết bằng thể thơ nào ?
- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7
Hoạt động3:Hướng dẫn phân tích.
- GV cho HS đọc 2 câu đầu, giải thích từ: hào kiệt, phong lưu.
? Tại sao đã bị bắt mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt phong lưu? Quan niện “chạy mỏi. . . ở tù” thể hiện tinh thần ý chí của PBC như thế nào?
- GV gọi hs phát biểu, nhận xét , chốt ý.
- GV gọi HS đọc 2 câu tiếp : 
? Hãy nhận xét giọng điệu của tác giả có gì thay đổi ? Vì sao ? Ý nghĩa của lời tâm sự như thế nào?
- GV gọi hs phát biểu, nhận xét , chốt ý.
- GV: Hai câu thơ tả cái tình thế và tâm trạng của PBC. Từ 1905 - 1914 ông đi khắp 4 phương: Trung Quốc, N. Bản, T. Lan bôn ba nước ngòai 1912 bị thực dân pháp kết án tử hình vắng mặt và hiện tại ông bị giam cầm tại Quảng Đông.
- GV gọi HS đọc tiếp, giải thích từ: bủa tay, kinh tế
- ý chính của 2 câu thơ là gì?
- Giọng điệu và có gì thay đổi so với 2 câu 3,4?
- Gv gọi HS đọc câu kết – tìm hiểu cách kết bài.
- Em cảm người được gì từ hai câu thơ ấy.
- GV cho HS khái quát giá trị ND và NT nổi bật của bài thơ.
- Về học bài, làm bài tập
- Chuẩn bị bài: Đập Đá Ở Côn Lôn.( theo các câu hỏi của SGK)
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS đọc chú thích (*) nêu ngắn gọn về tác giả – tác phẩm
- HS dựa vào chú thích giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- HS đọc bài thơ theo sự hướng dẫn của GV – nhận xét cách đọc.
- Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Lắng nghe.
- HS đọc 2 câu đầu giải thích từ khó.
-> Phong thái đường hòang, tự tin, ung dung vừa ngang tàng vừa hào hoa khi rơi vào tù ngục.
- HS đọc và nhận xét giọng điệu: 
-> có thay đổi; từ cười cợt -> suy ngẫm và giọng trầm tĩnh
- Ông tự xem là “khách không nhà trong bốn bể” ông sống cuộc đời gian lao.
- HS phát biểu
- HS đọc – giải thích từ ngữ khó
- Trả lời
- HS phân tích đối chiếu so sánh.
- HS đọc 2 câu kết nhận xét cách kết bài.
- HS phân tích: điệp từ “còn”
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
 Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở tỉnh Nghệ An. Là nhà yêu nước, CM lớn của dân tộc ta đầu thế kỉ XX.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư” sáng tác 1914 khi ông bị bắt giam.
3. Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Phân tích:
1. Hai câu đề:
- Phong thái đường hòang, tự tin, ung dung vừa ngang tàng vừa hào hoa khi rơi vào tù ngục.
- Chuyện ở tù chỉ là chuyện dừng chân trên chặng đừơng bôn tẩu.
2. Hai câu thực: 
– Tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba đầy sóng gió và bất trắc của mình, nếm trải nhiều đắng cay tủi cực. Giọng thơ trầm buồn.
- Tác giả tự gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước, luôn mang nỗi đau lớn lao của dân tộc. Khí phách của một anh hùng.
3. Hai câu luận:
- Khẩu khí của người anh hùng: khẳng định quyết tâm đi theo con đường đã chọn, ngạo nghễ cười cợt trước những thủ đoạn của kẻ thù.
- Lối nói khoa trương gây ấn tượng mạnh, truyền cảm. Hình ảnh người anh hùng có tầm vóc lớn lao.
4. Hai câu kết:
- Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí gang thép, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp chính nghĩa.
-Tinh nthần bất khuất coi thường gian khó hiểm nguy.
III. Tổng kết:
 - Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà yêu nước PBC.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
Tuần : 15
Tiết : 58
Ngày soạn 24/11/07
Ngày dạy:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
- Cảm nhận được vẽ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong phú ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hiểu đuợc sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả..
 B. CHUẨN BỊ: 
- GV: Tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
 - HS: Thực hiện như dặn dò của GV
 C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- Gọi HS kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài.
- Gv cho HS đọc chú thích (*) tìm hiểu về tác giả – tác phẩm.
- GV đọc diễn cảm 1 lần sau đó hướng dẫn học sinh đọc chú ý khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng
- GV cho HS đọc 2 câu đầu và trả lời câu hỏi. Em có thuộc câu ca dao, câu thơ nói về ý làm trai nào không?
- Từ “lừng lẫy” nghĩ là gì? có tác dụng gì? khẩu khí của 2 câu thơ này có gì gần gũi và khác với 2 câu đầu bài thơ “Cảm tác”
- Hs đọc tiếp 2 câu 3,4 và trả lời câu hỏi: công việc đập đá được tả cụ thể như thế nào? Qua hình ảnh và hành động đập đá của người tù gọi cho em suy nghĩ gì?
- GV cho Hs đọc 4 câu còn lại và trả lời câu hỏi:em hiểu như thế nào về bốn câu thơ?
- GV yêu cầu HS rút ra những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
-Qua 2 bài thơi “Vào nhà ngục. . . “ và “đập đá. . . “ hãy trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỉ XX
- Về học bài, chuẩn bị bài: Ôn luyện về dấu câu.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS đọc chú thích (*) nêu vài nét cơ bản về tác giả – tác phẩm.
- HS đọc – trả lời câu hỏi
 - HS giống: Khẩu khí ngang tàng
 Khác: 2 câu thơ của cụ Phan Chu Trinh không có ý vị cười cợt mà hùng tráng.
- HS đọc – trả lời
- HS suy nghĩ, thảo luận nêu ý kiến
- Hs đọc – trả lời:
- Hsđọc – suy nghĩ – phát biểu
- Hs nêu ý cơ bản.
- Hai bài đều là khẩu khí của người anh hùng khi sa cơ, lở bước.
 - Vẻ đẹp hòa hùng thể hiện ở khí phách ngang tàng lẫn liệt ngay trong thử thách gian nan nguy hiểm đến tính mạng và giữ vững ý chí, niềm tin vào sự nghiệp 
Hoạt động 1: Khởi động
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài củ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông” đồng thời em có cảm nhận gì về bài thơ này?
3.Nêu mục tiêu cần đạt.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 
I. Tác giả – tác phẩm:
- Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở tỉnh Quảng Nam là nhà yêu nước của dân tộc ta đầu thế kỉ XX
- Bài thơ làm trong lúc ông bị bắt lao động khồ sai ở Côn Đảo.
II. Phân tích:
1. Hai câu đầu: 
- Quan niệm làm trai: phải đứng giữa đất Côn Lôn mới đáng gọi là trai, ý thơ thể hiện lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định, tư thế đường hoàng giữa biển rộng non cao.
-Lừng lẫy miêu tả chiến công lớn, chiến thắng sự khổ sai, đày đọa, biến khổ sai thành công cuộc chinh phục. Cách nói ngạo nghễ, khoa trương người anh hùng mang vẻ đẹp của một dũng sĩ huyền thoại.
2. Hai câu thực:
- Miêu tả cụ thể công việc đập đá. Thái độ chủ động, hành động hăng say, con người như có sức mạnh thần kỳ.
- Khẩu khí ngang tàng của con người dám coi thường gian nan thử thách
3. Hai câu luận:
Tác giả bộc lộ trức tiếp cảm xúc và suy nghĩ của mình đó là khẩu khí ngang tàng, không chịu khuất phục, coi gian nan là môi trường để tôi luyện, coi thường gian khó hiểm nguy vì việc lớn.
III. Tổng kết:
Bằng bút pháp lãng mạn giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò 
Tuần : 15
Tiết : 59
Ngày soạn 25/11/07
Ngày dạy:
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
	- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
	- Có ý thức cẩn thận trong khi dùng dấu câu, tránh lỗi thường gặp về dấu câu
B. CHUẨN BỊ: 
	- GV: nắm vững các loại dấu câu đã có ở SGK: 6,7,8, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
	- HS: Ôn lại các loại dấu câu đã học ở lớp 6,7 và đặc biệt ở lớp 8 – tập I
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- Gọi HS kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài.
- GV cho Hs dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6,7 và 8 (tập I) lập bảng tổng kết về dấu câu
- GV gợi cho HS nhớ lại các loại dấu câu đã học lớp 6: Em đã học những loại dấu câu nào?. Hãy nêu tác dụng 
- GV chốt 
- GV nêu vấn đề: ở lớp 7: Em đã học những loại dâùu câu nào? Tác dụng của nó?
-Gv nhắc HS lưu ý dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu nó chỉ là 1 quy định về chính tả và viết ngắn hơn dấu gạch ngang ở lớp 8: Em đã học những loại dấu câu nào? Tác dụng cuả nó?
- GV chốt ý lại.
- GV cho Hs tìm hiểu các ví dụ để rút ra các lỗi thường gặp về dấu câu.
- Gọi HS đọc bài tập 1 mục (II),Trả lời
- Gọi HS đọc bài tập 1 mục 
 (II),Trả lời
- Gọi HS đọc bài tập 1 mục (II),Trả lời
- Gọi HS đọc bài tập 1 mục (II),Trả lời
- Từ những quan sát trên GV hướng dẫn HS tổng kết ở phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc bài tập 1 phần luyện tập, thảo luận thực hiện.
- Gọi HS đọc bài tập 1 phần luyện tập, thảo luận thực hiện.
-Xem, nắm công dụng của các dấu câu.
- Oâng tập phần TV đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Lắng nghe, ghi tựa bài.
- HS lập bảng tổng kết về dấu câu
- Hs suy nghĩ thảo luận nêu ý kiến.
- HS thảo luận nêu ý kiến.
- HS nêu ý kiến
- HS đọc bài tập 1 mục (II),Trả lời 
- HS đọc bài tập 2 mục (II) trả lời. 
-HS đọc bài tập 3 mục (II) trả lời: 
- HS đọc bài tập 4 mục (II) trà lời: 
Đọc phần ghi nhớ, ghi nhận vào vở.
HS đọc bài tập 1 phần luyện tập, thảo luận thực hiện.
HS đọc bài tập 1 phần luyện tập, thảo luận thực hiện.
-Lắng nghe, ghi nhận.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra 
Hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép.
3.Nêu mục tiêu cần đạt.
Hoạt động 2: Tổng kết về dấu câu:
1. Dấu chấm (.) 
Dùng để kết thúc câu trần thuật.
2. Dấu chấm hỏi (?) 
Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
3. Dấu chấm than (!) 
Dùng để kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
4. Dấu phẩy (,)
Dùng để phân cách các thành phần , các bộ phân của câu, các vế câu.
5. Dấu chấm lửng (. . . ) 
+ Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
 + Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
+ Làm giảm nhịp điệu trong câu văn, hài hước dí dỏm
6. Dấu chấm phẩy (;)
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang (-)
+ Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích
+ Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Biểu thị sự liệt kê
+ Nối các từ nằm trong một liên danh
8. Dấu gạch nối (-):
Dùng nối các tiếng trong 1 từ phiên âm 
9. Dấu ngoặc đơn ( ) 
Dùng để đánh dấu phần chú thích.
10. Dấu hai chấm (:)
+ Báo trước phần thuyết minh bổ sung, giải thích một phần trước đó.
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc đối thoại.
11. Dấu ngoặc kép: “”
+ Đánh dấu từ, câu, đoạn dẫn trức tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san..
Hoạt động 3: Các lỗi thường gặp về dấu câu:
1. Thiếu dấu ngắt câu khi cần thiết.
Thiếu dấu ngắt câu sau chữ xúc động dùng dấu (.) viết hoa chữ t ở đầu câu.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
Dùng dấu ngắt câu sau “này” là sai vì câu chưa kết thúc nên dùng dấu (,)
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
dấu ? cuối câu dùng sai vì không phải là câu nghi vấn. Dây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Dấu câu cuối câu thứ 2 là sai vì đây là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi.
 Ghi nhớ:
Khi viết cần tránh các lỗi sau về dấu câu:
- Thiếu dấu ngắt câu khi cần thiết.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
-Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 1: 
(,)1,(.)2,(.)3,(,)4,(:)5,(-)6,(!)7,(!)8, (!)9, (!)10 (,)11, (,)12, (.)13, (,)14, (.)15, (,)16, (,)17, (,)18,. 
Bài tập 2:
a.mới về?
 b.sản xuất, có câu. . .. lá rách”
c. . . . năm tháng, nhưng. . .
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
Tuần : 15
Tiết : 60
Ngày soạn 25/11/07
Ngày dạy:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Kiểm tra những kiến thức tiếng việt đã được học.
	- Rèn luyện các kĩ năng thực hành Tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ;
	- GV chuẩn bị sẵn đề bài kiểm tra 
 – HS học bài trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
- Nêu mục tiêu cần đạt , dặn dò HS làm bài cẩn thận, có gắng
- Phát đề cho HS, yêu cầu HS đọc kỹ đề.
- Aán định thời gian, theo dõi HS làm bài.
- Thu bài khi hết thời gian.
-Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị tiếp bài Thuyết minh về một thể loại văn học.( theo các câu hỏi, bài tập ở SGK )
-Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe
- Nhận đề.
- Làm bài.
 Hoạt động 1 Khởi động
-Ổn định lớp:
-Giới thiệu bài:
Hoạt động 2 Tổ chức kiểm tra
Hoạt động 3 Thu bài, dặn dò
 KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT
 Thời gian làm bài: 45 phút
 I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm )
 1. Khoanh tròn câu trả lời đúng ( 4 điểm )
 Câu 1: Tìm từ ngữ nghĩa hẹp so với nghĩa của từ “ hoa “ ?
 a. Thực vật. b. Cỏ.
 c. Hoa hồng. d. Lúa.
 Câu 2: Đặt tên trường từ vựng cho dãy từ: buồn, vui, sợ hãi, phấn khởi?
 a. Trạng thái tâm ký con người. b. Hành động của con người.
 c. Tính cách của con người. d. Hình dáng của con người.
 Câu 3: Trong những câu sau, câu nào có sử dụng từ tượng thanh?
 a. Suối chảy róc rách. b. Lão Hạc vật vã ở trên giường.
 c. Anh ấy cao lênh khênh. d. Con đường làng khúc khuỷu. 
 Câu 4: Tình thái từ chia làm mấy loại?
 a. Hai loại. 	 b. Ba loại.
 c. Bốn loại. d. Năm loại .
 Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là thán từ?
 a. Than ôi. b. Ngay.
 c. Đó. d. Ấy.
 Câu 6: Trong những câu sau, câu nào có sử dụng phép nói giảm nói tránh ?
 a. Bài thơ ấy dở lắm. b. Bài thơ ấy tệ lắm.
 c. Bài thơ ấy tồi lắm . d. Bài thơ ấy chưa hay lắm.
 Câu 7: Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học “?
 a. Quan hệ nguyên nhân. b. Quan hệ tương phản.
 c. Quan hệ đồng thời. d. Quan hệ điều kiện.
 Câu 8: Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
 a. Giải thích. b. Thuyết minh.
 c. Bổ sung thêm . d. Cả ba ý trên.
2. Hoàn thành khái niệm sau:
Câu ghép là .... 
....
 II Phần tự luận: ( 5 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm ) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ cho trước. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép ấy?
Vì.nên 
Nếu  thì 
Câu 2: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ( 4 – 6 câu ), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ Nói quá. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn.
BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm )
 1. Khoanh tròn câu trả lời đúng ( mỗi câu 0,5 điểm )
Câu
Đáp án
c
a
a
c
a
d
b
d
2. Hoàn thành khái niệm ( 1 điểm )
 Ghi nhớ SGK trang 112
II Phần tự luận: ( 5 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm ) Đặt đúng câu ghép với cặp quan hệ từ cho trước ( 1 điểm ). Xác định đúng quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ( 1 điểm ).
Câu 2: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ( 1 điểm ).
 Sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong đoạn văn ( 1 điểm ).
 Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn ( 1 điểm ).
.

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t15.doc