Giáo án dạy Tuần 12 - Ngữ văn 8

Giáo án dạy Tuần 12 - Ngữ văn 8

 Tuần : 12 ; Tiết : 45 Bài 12

 NS: Văn bản

 ND:

ÔN DỊCH , THUỐC LÁ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên sơ cở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.

- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

B. CHUẨN BỊ

-GV: SGK, SGV, giáo án . Tranh ảnh về việc cấm hút thuốc lá.

- HS: Xem trước bài , chuẩn bị theo câu hỏi SGK

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 - Ổn định lớp:

 - Dạy bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 12 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 12 ; Tiết : 45 Bài 12
 NS: Văn bản
 ND:
ÔN DỊCH , THUỐC LÁ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp HS:
- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên sơ cở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ
-GV: SGK, SGV, giáo án . Tranh ảnh về việc cấm hút thuốc lá.
- HS: Xem trước bài , chuẩn bị theo câu hỏi SGK
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	- Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động – gới thiệu.
- GV giới thiệu: thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích.
- GV cho đọc Hs văn bản và tìm hiểu chú thích ( cho 2 HS đọc văn bản một lần mỗi Hs đọc 2 phần)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích văn bản. ? Tên gọi văn bản có ý nghĩa ntn ?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, b/s.
? VB thuộc thể loại nào ?
- GV hướng dẫn Hs chia bố cục. 
? Bố cục chia làm mấy phần?. Nội dung chính của từng phần?
- Gọi hs phát biểu, nhận xét, b/s.
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích.
- GV hướng dẫn HS phân tích văn bản.
- GV cho Hs đọc thầm đoạn 2 và nêu câu hỏi:
? vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó tác dụng gì trong lập luận?
- Gv gọi hs phát biểu, nhận xét, chốt ý.
? Hãy nêu tác hại của khói thuốc lá?
- Gv gọi hs phát biểu, nhận xét, chốt ý.
? Sự nguy hiểm của thuốc lá là ở điểm nào?
? Đối với XH thuốc lá có tác hại không?
? Vì sao tác giả đặt giả định “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện XH của thuốc lá?
- Gv gọi hs phát biểu, nhận xét, chốt ý.
? Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở VN với nước Aâu – Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị: đã đến lúc mọi người. . .ôn dịch này” ?
?Làm gì để chống hút thuốc lá?
- Gv tóm lại nội dung
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
? Nạn nghiện thuốc lá được phân tích thuyết minh ntn trong vb ?
- Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ (SGK tr 122)
- Gọi HS đọc phần luyện tập và hướng dẫn hs cách thực hiện:
1. Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số bạn bè, người thân rồi ghi vào bảng thống kê( như bài 1 đọc thêm)
2. HS đọc lại bài đọc thêm số 2, rồi ghi lại cảm nghĩ của mình khoảng 5 dòng.
Hoạt động5: Củng cố, dặn dò
 - Củng cố:
Gọi hs đọc lại nd ghi nhớ.
 - Dặn dò:
+ Vèâ học thuộc nd ghi nhớ, làm luyện tập. 
+ Chuẩn bị bài “Câu ghép”( TT ). Bài tập 1, 2 mục I, tìm hiểu các bài tập 1, 2, 3, 4 mục II
-Lắng nghe, ghi tựa bài
- Hs đọc văn bản – nhận xét. Tìm hiểu chú thích.
- HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu ý nghĩa tên gọi văn bản. “Ôn dịch, thuốc lá”.
- Ôn dịch: Vừa có ý nghĩa là bệnh vừa là tiếng chửi rủa
- Thuốc lá: chỉ tệ nghiện thuốc lá. So sánh thuốc lá với ôn dịch là hợp lý vì nghiện thuốc cũng là một bệnh.
- Dấu phẩy sử dụng nhấn mạnh sắc thái tình cảm căm tức ghê tởm: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch”
+ Ôn dịch thuốc lá: kiểu vb nhật dụng thuyết minh.
 - Bố cục : 4 phần
a/ Từ đầu  nặng hơn cả AIDS ôn dịch thuốc lá đe dọa tính mạng, sức khỏe con người.
b/ Tiếp  công đồng: Các cách mà thuốc lá đe đọa sức khỏe và tính mạng con người.
c/ Tiếp  nêu gương xấu: tác hại đối với những người không hút thuốc 
d/ Còn lại: Cảm nghĩ và lời bình
- Hs đọc thầm đoạn 2 và phân tích
- Tác giả so sánh việc phòng chống thuốc lá với việc chống giặc ngoại xâm. Việc mượn lối so sánh này để tăng tính thuyết phục cho văn bản.
- Gây ho hen, viêm phế quản, sức khoẻ sút kém, gây ung thư, cao huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Người hút không thấy tác hại mà còn thấy khoan khoái, còn coi là biểu tượng quý trọng.
- Tác hại nặng về mặt kinh tế, xã hội.
- Đối với những người không hút nhưng sống chung với khói thuốc vẫn bị tác hại, thậm chí nặng hơn. Hút thuốc vừa là tội ác vừa nêu gương xấu.
- Tác giả nêu ra so sánh tình hình hút thuốc lá ở VN với nước Aâu – Mỹ để làm nổi bật sự phi lý của việc hút thuốc lá ở nước ta: nghèo nhưng hút tương đương với các nước giàu, các biện pháp chống hút thuốc của ta chưa mạnh mẽ quyết liệt bằng họ.
- Coi thuốc lá là nạn ôn dịch, chống lại, ngăn ngừa.
Hs đọc phần ghi nhớ (SGK tr 122) -> viết vào tập.
- HS đọc phần luyện tập và lắng nghe gv hướng dẫn cách thực hiện
- Viết đoạn văn- Đọc - Lắng nghe, ghi nhận
- HS đọc lại nd ghi nhớ để khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
I. Giới thiệu:
1. Tìm hiểu nhan đềla
 Ôn dịch , thuốc lá
2. Thể loại : Văn bản nhật dụng thuyết minh
2. Bố cục: 4 phần
II. Phân tích:
1.Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Tác giả so sánh việc phòng chống thuốc lá với việc chống giặc ngoại xâm. Việc mượn lối so sánh này để tăng tính thuyết phục cho văn bản.
- Gây ho hen, viêm phế quản, sức khoẻ sút kém, gây ung thư, cao huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Người hút không thấy tác hại mà còn thấy khoan khoái, còn coi là biểu tượng quý trọng.
- Tác hại nặng về mặt kinh tế, xã hội.
- Đối với những người không hút nhưng sống chung với khói thuốc vẫn bị tác hại, thậm chí nặng hơn. Hút thuốc vừa là tội ác vừa nêu gương xấu.
2. Lời kêu gọi 
- Tác giả nêu ra so sánh tình hình hút thuốc lá ở VN với nước Aâu – Mỹ để làm nổi bật sự phi lý của việc hút thuốc lá ở nước ta: nghèo nhưng hút tương đương với các nước giàu, các biện pháp chống hút thuốc của ta chưa mạnh mẽ quyết liệt bằng họ.
- Coi thuốc lá là nạn ôn dịch, chống lại, ngăn ngừa.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ
( SGK. Tr. 122)
 Tuần : 12 ; Tiết : 46
 NS:.. Tiếng Việt
 ND:...
CÂU GHÉP 
 (TT)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Giúp HS tiếp tục:
 - Nắm lại đặc điểm của câu ghép.
 - Nắm lại hai cách nối các vế trong câu ghép.
 - Nắm được các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép	
B. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Thế nào là câu ghép? Đặt 2 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ?
- Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Ổn định lớp:
- Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài học.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
- Gv cho Hs tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong phần I mục 1.
- GV cho HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi:
? Hãy chỉ ra kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?
- GV gọi HS nhận xét – chốt ý.
- Gv yêu cầu HS đọc bt2 (I) Dựa vào những kiến thức đã học, nêu thêm những mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu có ví dụ minh họa.
- GV hướng dẫn HS làm bt2: Đặt câu phân tích quan hệ ý nghĩa
- GV kết luận
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Xác định quan hệ ý nghĩa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
- Gọi HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, thảo luận, thực hiện.
- Gọi HS đọc bài tập 3, xác định yêu cầu, thảo luận, thực hiện.
- Gọi HS đọc bài tập 4, xác định yêu cầu, thực hiện.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 + Củng cố:
- Các vế của câu ghép có các kiểu quan hệ ý nghĩa nào?
 + Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài “Phương pháp thuyết minh”. Đọc , tìm hiểu, trả lời câu hỏi nếu có ở các mục 1,2, phần I. đọc trước tìm hiểu phần luyện tập.
-Lắng nghe, ghi tựa bài
- Hs đọc bài tập
1. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- HS nhận xét
2. Quan hệ tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích.
Ví dụ: Tuy Lan nghèo nhưng Lan học giỏi.
Chẳng những Lan học giỏi mà Lan còn là một HS gương mẫu.
- HS nhận xét
- Đọc ghi nhớ -> viết vào tập.
- HS đọc bt1-> Xác định quan hệ ý nghĩa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
- HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, thực hiện.
HS đọc bài tập 4, xác định yêu cầu, thực hiện.
- Phát biểu lại nd ghi nhớ để khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
Ghi nhớ:
- Các vế của câu ghép có quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện ( giả thiết ) quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp quan hệ từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong nhiều trường hợp ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
II. Luyện tập:
BT. 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
a/ - quan hệ giữa các vế câu (1) và (2) là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Quan hệ giữa vế (2) và (3) là quan hệ giải thích, vế (3) giải thích cho vế (2)
b/ Quan hệ điều kiện – kết quả
c/ Quan hệ tăng tiến
d/ Quan hệ tương phản
e/ Có 2 câu ghép – câu đầu quan hệ từ “rồi” nối 2 vế -> quan hệ nối tếp. Câu sau quan hệ nguyên nhân.
2.a) Trời xanh.chắc nịch: Quan hệ điều kiện.
 b) Quan hệ nhân quả.
3. Mỗi câu trình bày một việc, nếu tách ra thì không đảm bảo tính mạch lạc, mặt khác cách nói của lão Hạc thì dài dòng.
4.a) Quan hệ điều kiện, không thể tách được.
 b) Có thể tách nhưng nếu tách ra lời nói ngắn, nhanh không thể hiện được sự nài nĩ van xin.
 Tuần : 12 : Tiết : 47
 NS:.. Tập làm văn
 ND:
 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
C. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 Thế nào là văn bản thuyết minh?
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 - Ổn định lớp:
 - Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động- giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài học.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời ôn lại các loại tri thức của văn bản thuyết minh.
? Các văn bản thuyết minh đã học sử dụng các loại tri thức nào?
? Để có các tri thức đó ta phải làm gì?
- GV yêu cầu Hs tìm hiểu mục I. 2 (SGK) và suy nghĩ trao đổi về từng phương pháp.
? Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp kiến thức như thế nào?
? Hãy nêu vai trò, đặc điểm của loại câu văn giải thích trong văn bản thuyết minh.
? Các câu này có vị trí như thế nào trong văn bản thuyết minh?
2. Phương pháp liệt kê – yêu cầu Hs đọc nêu ví dụ và số liệu “Thông tin về trái đất. . . nêu câu hỏi để HS trảl ời.
3. Phương pháp so sánh 
- Gv nêu câu hỏi về các so sánh trong bài “ôn dịch, thuốc lá” và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.
- GV phân tích, khẳng định ý kiến đúng.
4. Phương pháp phân tích, phân loại
 - GV cho Hs trả lời dựa vào câu hỏi SGK
? Thế nào là Phương pháp phân tích, phân loại ?
- GV chốt ý: Trong thực tế, người viết thường kết hợp cả 5 phương pháp 1 cách hợp lí có hiệu quả 
=> GV cho HS đọc ghi nhớ Sgk/128
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi HS đọc bài tập 1, suy nghĩ, thực hiện.
- Gọi HS đọc bài tập 2, thảo luận, thực hiện.
- Gọi HS đọc bài tập 3, thảo luận, thực hiện.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 + Củng cố:
- Làm thế nào để thuyết minh tốt?
- Có những phương pháp thuyết minh nào?
 + Dặn dò:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
-Soạn bài: Bài toán dân số. Đọc , tìm hiểu chú thích, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 131, 132 
-Lắng nghe, ghi tựa bài
- Phát biểu. 
- Sử dụng các loại tri thức về sự vật, khoa học, lịch sử, văn hóa.
- Quan sát ;Học tập ; Tham quan
- Hs tìm hiểu mục I. 2 (SGK) và suy nghĩ trao đổi về từng phương pháp.
- Gặp từ ‘là” biểu thị sự phán đoán
- Quy sự vật được định nghĩa, giải thích vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng.
- Vị trí ở đầu bài đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu.
Hs đọc nêu ví dụ và số liệu “Thông tin về trái đất. . .
-> Làm cho đối tượng trở nên gần gũi, dễ nắm bắt, cảm nhận.
- Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét do đó thuyết minh cụ thể hơn.
- Phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều các thể thành từng loại để thuyết minh cụ thể hơn.
- HS đọc ghi nhớ
HS đọc bài tập 1, suy nghĩ, thực hiện -> phát biểu, nhận xét, bổ sung.
HS đọc bài tập 2, suy nghĩ, thực hiện -> phát biểu, nhận xét, bổ sung.
HS đọc bài tập 3, suy nghĩ, thực hiện -> phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- Phát biểu lại để khắc sâu kiến thức.
- Lắng nghe, ghi nhận, về nhà thực hiện.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh:
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
b) Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ
c) Phương pháp so sánh 
d) Phương pháp phân tích, phân loại
Ghi nhớ:
- Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
- Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,
II. Luyện tập:
1.- Kiến thức của một bác sỹ.
 - Kiến thức từ sự quan sát đời sống xã hội.
 - Nhiệt tình, tâm huyết với vấn đề bức xúc của xã hội.
2. So sánh, đối chiếu, phân tích, nêu số liệu.
3. Kiến thức về lịch sử, địa lý, ..
 Phương pháp: dùng số liệu
 Tuần : 12 ; Tiết : 48
 NS:..
 ND:..
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa khắc phục lỗi trong bài viết của mình.
B. CHUẨN BỊ
	- GV : GA, bài KT văn, tập làm văn đã chấm điểm .
 - HS : tập ghi 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 - Ổn định lớp :
 - Trả bài kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động – giới thiệu.
- GV giới thiệu mục tiêu cần đạt của tiết trả bài KT.
- GV ghi tựa lên bảng.
Hoạt động2:Trả bài viết VTLV số 2, nhận xét đánh giá:
* GV phát bài TLV số 2 cho hs và gọi các em đọc kỹ lại đề.
- GV cho hs lần lượt trả lời các câu hỏi sgk/ 114.
- GV hướng dẫn cho hs hình thành dàn ý lên bảng.
- GV cho hs đối chiếu bài viết với dàn ý.
* Nhận xét chung:
 + Ưu điểm:
- Đa số bài viết đều kể được việc làm khiến bố mẹ vui lòng ( cứu người, giúp đỡ người nghèo khó, nhặt được của rơi đem trả cho người bị mất, học giỏi)
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất ( xưng tôi, em).
- Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, có kết hợp kể với tả và biểu cảm.
 + Khuyết điểm:
- Một vài bài viết chưa nêu được việc làm tiêu biểu , gây ấn tượng, còn trình bày chung chung; Diễn đạt ý còn trùng lặp, chưa mạch lạc trôi chảy.
- Một vài bài viết bố cục chưa thể hiện rõ ràng, kết hợp các yếu tố kể – tả – biểu cảm chưa hài hoà ; Còn sai lỗi chính tả, dùng từ diễn đạt chưa chính xác ( VD: chông suốt, dãi bài tập, cố gắn, làm sông, vuôi lòng, chợt té, đoán xe, tui, cú người )
 + Điểm số:
- Tổng số : 61
- Giỏi: 4 ; TL: 6,5 %
- Khá: 10 ; TL: 16,3 %
- T.Bình: 44 ; TL: 72,1 %
- Yếu : 3 ; TL: 5,1 %
* GV cho hs xem kỹ lại bài viết, đối chiếu với đáp án, cộng lại điểm; GV cho hs đọc điểm vào sổ.
Hoạt động 3: Trả bài kiểm tra văn, nhận xét đánh giá.
* GV phát bài KT văn cho hs và lần lượt đọc, sửa từng câu một theo đáp án ở tiết 41 tuần 11.
( GV trình bày đáp án và điểm theo từng phần lên bảng)
* Nhận xét chung:
 + Ưu điểm:
- Đa số bài viết các em đều làm tốt phần trắc nghiệm và câu 1 phần tự luận.
- Đa số các em có sự chuẩn bị khá chu đáo – ôn tập cẩn thận, có đọc kỹ trước khi làm để chọn câu đúng nhất.
 + Khuyết diểm:
- Đa số các em đều làm không hoàn chỉnh câu 2 phần tự luận, kể nhiều hơn là nêu cảm nghĩ, còn sai nhiều lỗi chính tả.
- Một em làm phần trắc nghiệm chưa dứt khoát, còn tẩy xoá nhiều( khoanh đúng rồi bỏ khoanh câu sai )
 + Điểm số:
Tổng số: 61
- Giỏi : 27 ; TL: 44,2 %
- Khá : 22 ; TL: 36%
- T.Bình : 8 ; TL: 13,3 %
- Yếu : 4 ; TL: 6,5 %
* GV cho hs xem kỹ lại bài KT, đối chiếu với đáp án, cộng lại điểm; GV cho hs đọc điểm vào sổ.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV cho đọc một bài văn hay cho cả lớp nghe ( nếu còn tg)
- HS về đọc kỹ lại bài KT, cố gắng khắc phục các lỗi đã sửa chữa.
- Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
-Lắng nghe, ghi tựa bài
- HS nhận lại bài TLV số2 và đọc kỹ lại đề.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi sgk/114
- HS hình thành dàn yva vào tập và đối chiếu bài viết với dàn ý.
- Lắng nghe và ghi nhận 
- HS xem kỹ lại KT, đối chiếu với đáp án, cộng lại điểm; đọc điểm cho GV vào sổ.
- HS nhận lại bài KT văn và lần lượt đọc, sửa từng câu vào tập
Lắng nghe và ghi nhận.
- HS xem kỹ lại KT, đối chiếu với đáp án, cộng lại điểm; đọc điểm cho gv vào sổ.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
1. Trả bài Tập làm văn số 2:
Đề bài, đáp án, biểu điểm ( xem ở tiết 35,36 ; Tuần 9)
2. Trả bài kiểm tra văn
Đề bài, đáp án, biểu điểm ( tiết 41, tuần 11 )
 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
 NGUYỄN THANH PHONG	

Tài liệu đính kèm:

  • docv8t12.doc