T×m hiÓu chung vÒ v¨n häc d©n gian
I. Những nét chung về văn học dân gian.
1. Định nghĩa.
VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
2. Đặc tính của VHDG.
a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng.
b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, .
c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương.
VD: Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim
3. Các thể loại VHDG.
- Có 3 thể loại:
+ Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn.
+ Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao.
+ Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương.
25/9/2012 T×m hiÓu chung vÒ v¨n häc d©n gian I. Những nét chung về văn học dân gian. 1. Định nghĩa. VHDG là những sáng tác NT ra đời từ thời xa xưa của nhân dân lao động, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. 2. Đặc tính của VHDG. a. Tính tập thể: Một người sáng tạo nhưng không coi sản phẩm đó là sản phẩm cá nhân mà là của cả tập thể. Vì khi ra đời nó được bổ sung sự lưu truyền và sử dụng. b. Tính truyền miệng: VHDG ra đời khi chưa có chữ viết. Nhân dân thưởng thức VHDG không chỉ qua văn bản sưu tầm mà còn thông qua hình thức diễn xướng: kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ... c. Tính dị bản: Cùng một tác phẩm nhưng có sự thay đổi một số chi tiết cho phù hợp với từng địa phương. VD: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen /sim 3. Các thể loại VHDG. - Có 3 thể loại: + Truyện cổ dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn. + Thơ ca dân gian: vè, tục ngữ, ca dao... + Sân khấu dân gian: tuồng, chèo, cải lương... 4. Giá trị của VHDG. * Là kho báu về trí tuệ, đạo làm người của nhân dân ta. - Kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. VD: + Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa + Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - Phẩm chất đạo đức. VD: + Tốt danh hơn lành áo. + Giấy rách giữ lấy lề. * Là pho sách giáo huấn bề thế và cao đẹp về tâm hồn, tình cảm. - Tình đoàn kết. VD: + Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Cách ăn ở, xã giao. VD: + Có đi có lại, mới toại lòng nhau. + Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. + Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. - Phong tục tập quán. VD: + Một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp. + Sống về mồ mả, không sống về cả bát cơm. - Tinh thần yêu nước. VD: + Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. * Giá trị thẩm mĩ. - Tư duy nghệ thuật có sức tưởng tượng kì diệu, hồn nhiên. Đề cao cái chân (chân chính) - thiện (thiện cảm) - mĩ (cái đẹp). - Hình tượng: đẹp, kì lạ. - Kết cấu: gọn, đơn giản. => VHDG là cơ sở ngọn nguồn của VH dân tộc. TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT I. Định nghĩa. GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản: - Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đó. II. Đặc điểm của truyền thuyết. Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta. Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp khác thường. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tôn kính, niềm tự hào, tôn vinh. Thời gian và địa điểm: Có thật. VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh Gióng... -> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử. III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh. -> Những văn bản này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước và chống thiên nhiên thời vua Hùng. Ngoài cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm. -> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần thoại. IV. Các văn bản truyền thuyết đã học. Con Rồng, cháu Tiên. a. Nội dung ý nghĩa: - Giải thích nguồn gốc dân tộc - Thể hiện niềm tự hào, suy tôn nguồn gốc cao quý của dt VN - Bày tỏ ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng b. Nghệ thuật: - Kết cấu đường thẳng( sự việc dược sắp xếp theo trình tự thời gian) - Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo làm cho câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn c. Cốt lõi lịch sử (những sự kiện và con người có thực): Hình ảnh của tổ tiên ta trong những ngày đầu khai thiên lập địa mang vẻ đẹp phi phàm, dũng cảm, tài năng. d. Yếu tố hoang đường, kì lạ. - Cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử chỉ là cái nền, cái “phông” cho tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, đã được kì ảo hóa để khái quát hóa, lí tưởng hóa nhân vật và sự kiện, làm tăng “chất thơ” cho câu chuyện. - Hình ảnh LLQ và AC: Hội tụ vẻ đẹp tinh túy nhất, cao sang nhất - vẻ đẹp của khí thiêng sông núi đất trời. + AC: thuộc họ thần Nông xinh đẹp, tâm hồn lãng mạn đầy cảm xúc, trái tim nhân ái với cuộc sống. + LLQ: nòi Rồng, dũng mãnh. -> Dòng dõi cao sang, đẹp. Tài năng, nhân hậu. => Dân tộc VN được sinh ra từ những con người đẹp đẽ như vậy -> Tự hào, tự tôn nguồn gốc của chính mình. e. Chi tiết có ý nghĩa. - “Bọc trăm trứng nở...người con khỏe mạnh”. + Yếu tố đậm chất thần thoại hoang đường: DT VN có dáng dấp Rồng Tiên nên khỏe mạnh, đẹp. + ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng. + Sức mạnh nội tàng, tiềm ẩn: bền bỉ, kiên gan trong cuộc sống đời thường. Bài tập: Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. (Nguyễn Khoa Điềm - Mặt đường khát vọng) Từ những vần thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) bày tỏ suy nghĩ tình cảm của em đối với nguồn gốc nòi giống của mình. * Yêu cầu: Cần làm nổi bật những nội dung: + Nơi chốn: Chim - Rồng: thần tiên, đẹp đẽ -> thanh cao. + LLQ - AC: vị thần tiên tài hoa, lịch lãm. + Nhân duyên: bọc trăm trứng -> ý nghĩa nguyện đoàn kết. => Cảm của mình: - Niềm tự hào về dòng dõi. - Tôn kính đối với các bậc tổ tiên. - Tâm trạng, ý nghuyện của mình trước lời nhắn nhủ. 2. Bánh chưng, bánh giầy. a. Nội dung ý nghĩa: - Giải thích nguồn gốc 2 thứ bánh cổ truyền dân tộc - Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày tết - Đề cao lao động, đề cao nghề nông, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước - Thể hiện quan niệm về trời và đất b. Nghệ thuật: - Có yếu tố hoang đường kỳ ảo - Nhân vật phải trải qua thử thách c. ý nghĩa của một số chi tiết: - Lang Liêu nằm mộng gặp thần và được thần giúp đỡ: người nghèo tốt bụng thì được thần linh giúp đỡ. - Lời dạy của thần: đề cao giá trị hạt gạo, đề cao sức lao động của con người. - Lời vua nói về ý nghĩa của hai thứ bánh: + Tài năng và tấm lòng của vua, của Lang Liêu. + Khẳng định phong tục và truyền thống tốt đẹp cuat dân tộc Việt Nam. 3. Thánh Gióng. a. Nội dung, ý nghĩa: - Truyện phản ánh cuộc đánh thắng giặc nước của dt ta thời kì Vua Hùng thứ 6. - Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước , về người anh hùng chống giặc ngoại xâm. - Gióng là biểu tượng rực rỡ của sự nghiệp và ý thức bảo vệ đất nước b. Nghệ thuật: - Hình tượng TG được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo -> tô đậm vẻ đẹp nhân vật - Truyện đân xen những chi tiết đời thường khiến cho người anh hùng càng trở nên gần gũi hơn. c. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ, vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh. d. Hiện thực: - Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng. - Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thô sơ và khả năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt). - Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc. e. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện. * Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc. - Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. - Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. - Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù, lam lũ. Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm đứng lên, trở thành anh hùng. * Bà con dân làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng. - Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng -> kết tinh sức mạnh yêu nước, đoàn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân. => Niềm tin đánh thắng giặc. * Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. - Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật mạnh mẽ của nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN vươn lên với một tầm vóc phi thường. - Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai phong lẫm liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách. * Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. - Vũ khí của người anh hùng làng Gióng không chỉ là roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt hiện đại mà còn là vũ khí thô sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre ngà. Với lòng yêu nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí. - Ngợi ca sức mạnh của Gióng. * Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời. -> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí tưởng của người xưa. - Gióng là người anh hùng không đòi hỏi công danh, lợi lộc. Chàng đã hoàn thành sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng, đó cũng là phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng. - Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao quí thì không mất đi mà trở thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp của mình và chỉ nơi đó mới xứng đáng với người anh hùng. - Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sông.
Tài liệu đính kèm: