Giáo án dạy thêm Toán Lớp 7 - Buổi 10 đến 21 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Minh Hoài

Giáo án dạy thêm Toán Lớp 7 - Buổi 10 đến 21 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Minh Hoài

Học sinh trả lời bài tập - Giáo viên nhắc nhở học sinh xét hàm số theo 3 tiêu chí đã học.

Bài 2.

 Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức f(x) = 2x2 - 5.

 Hãy tính: f(1) ; f(-2) ; f(0) ; f(2).

Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, chú ý học sinh cách trình bày bài làm.

Bài 3.

 Cho hàm số y = f(x) = 2 - 2x2. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước khẳng định đúng.

A)

 Gọi học sinh lên bảng khoanh tròn đáp án đúng và giải thích.

Bài 4.

 Vẽ đồ thị hàm số.

 a) y = 3x; b) y = - 1,5 x c) y = -2x.

Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ câu a) sau đó yêu cầu học sinh vẽ.

đồ thị hàm số y = 3x đi qua điểm A(1; 3)

 

doc 23 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Toán Lớp 7 - Buổi 10 đến 21 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Minh Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2008
Toán 7, buổi 10
Hàm số
i. mục tiêu:
 Học sinh năm chắc kiến thức cơ bản về hàm số
 Biết cách vận dụng lý thuyết làm bài tập.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống bài tập hợp lý theo khã năng của học sinh.
iii. tiến trình dạy học:
 Bài tập.
 Bài 1.
 Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là:
a)
x
-3
-2
-1
2
 y
-4
-6
-12
36
24
6
?
b)
x
4
4
9
16
 y
-2
2
3
4
?
c) 
x
-2
-1
0
1
2
y
1
1
1
1
1
?
Học sinh trả lời bài tập - Giáo viên nhắc nhở học sinh xét hàm số theo 3 tiêu chí đã học.
Bài 2.
 Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức f(x) = 2x2 - 5.
 Hãy tính: f(1) ; f(-2) ; f(0) ; f(2).
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, chú ý học sinh cách trình bày bài làm.
Bài 3.
 Cho hàm số y = f(x) = 2 - 2x2. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước khẳng định đúng.
A) 
 Gọi học sinh lên bảng khoanh tròn đáp án đúng và giải thích.
Bài 4.
 Vẽ đồ thị hàm số.
 a) y = 3x; b) y = - 1,5 x c) y = -2x.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ câu a) sau đó yêu cầu học sinh vẽ.
đồ thị hàm số y = 3x đi qua điểm A(1; 3)
Bài 5.
 Trong các điểm A(6 ; -2), B( -2 ; -10), C(1 ; 1), D(, E(0 ; 0) có những điểm nào thuộc đồ thị của hàm số:
 a) y = ?
 b) y = 5x ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thay các điểm đó vào công thức của hàm số, nếu cho đẳng thức đúng thì kết luận điểm đó thuộc đồ thị hàm số, còn cho đẳng thức sai thì kết luận không thuộc đồ thị hàm số.
iv. hướng dẫn về nhà:
 Xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
 Làm bài tập 45, 47,53, 54sbt.
Thứ 5 ngày 27 tháng 11 năm 2008
Toán 7, buổi 11,12
ôn tập đại số
i. mục tiêu:
 ôn tập cho học sinh kiến thức tổng hợp về số thực, hàm số và đồ thị.
 Rèn luyện khã năng làm bài tập tổng hợp kiến thức, dạng bài tập nâng cao.
ii. chuẩn bị:
 Một số bài tập có tính chất tổng hợp kiến thức cơ bản, đầy đủ các dạng bài.
iii. phương pháp:
 Là tiết ôn tập nên không cần rèn học sinh cách trình bày nữa, GV chỉ ra bài tập cho học sinh làm nếu khó GV gợi ý và kiểm tra bài sau khi học sinh đã làm xong.
iv. tiến trình dạy học:
A - lý thuyết:
 Ôn 10 câu hỏi lí thuyết trong phần ôn tập chương I (Tr 46 SGK)
b - bài tập:
1. Thực hiện phép tính ( hợp lí nếu có thể )
	a). 	b). 
	c). 2	d). 
	e). 	g). 
h).
2. Tìm x biết :
	a). 	b). 	c). 
	d). 	e). 
	f). 	g). 
	h). 	i). 
3- Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:
	a). x :(- 3) = 0,5.1,5	b). 2,5 : x = 0,5 : 0,2	
	c). 	d). 
4. Tìm x, y, z biết :
a) và x+y = -15 ; b) và x + y + z = -90 ; c) 2x = 3y = 5z và x – y + z = -33
d) và x – y + z = 78 e) 5x = 7y và y – x = 18
5. Số học sinh 3 lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 10, 9, 8. Số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7B là 5 em. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
6. Có 3 tủ sách đựng tất cả 2250 cuốn sách. Nếu chuyển 100 cuốn từ tủ thứ nhất sang tủ thứ hai thì số sách ở tủ thứ nhất, tủ thứ hai, tủ thứ ba tỉ lệ với 16, 15, 14. Hỏi trớc khi chuyển thì mỗi tủ có bao nhiêu cuốn.
7. Tính độ dài các cạnh của một tam giác biết chu vi tam giác là 24 cm và các cạnh tỉ lệ với các số 3, 4, 5.
8. Tỉ số sản phẩm làm đợc của 2 công nhân là 0,9 . Hỏi mỗi ngời làm đợc bao nhiêu sản phẩm biết rằng ngời này làm hơn ngời kia là 120 sản phẩm.
ễN TẬP CHƯƠNG II
Bài 1 : Trờn mặt phẳng tọa độ Oxy, hàm số y = f(x) cú đồ thị là hai đoạn thẳng OA và AB. (hỡnh bờn) y
	a) Hàm số y = f(x) được cho bởi cụng thức nào?
	b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy núi trờn 2 A B
 vẽ đồ thị của hàm số
 c) Dựng đồ thị hóy cho biết O 2 7 x
 với giỏ trị nào của x thỡ f(x) = g(x)
Bài 2: Tỡm ba phõn số tối giản biết tổng của chỳng bằng tử của chỳng tỉ lệ nghịch với 20; 4; 5; mẫu của chỳng tỉ lệ thuận với 1; 3; 7.
Bài 3: Chi vi một tam giỏc là 60cm. Cỏc đường cao cú độ dài là 12cm; 15cm; 20cm. Tớnh độ dài mỗi cạnh của tam giỏc đú.
Bài 4: Một xe ụtụ khởi hành từ A, dự định chạy với vận tốc 60km/h thỡ sẽ tới B lỳc 11giờ. Sau khi chạy được nửa đường thỡ vỡ đường hẹp và xấu nờn vận tốc ụtụ giảm xuống cũn 40km/h do đú đến 11 giờ xe vẫn cũn cỏch B là 40km.
	a) Tớnh khoảng cỏch AB
	b) Xe khởi hành lỳc mấy giờ?
Bài 5: Một đơn vị làm đường, lỳc đầu đặt kế hoạch giao cho ba đội I, II, III , mỗi đội làm một đoạn đường cú chiều dài tỉ lệ (thuận) với 7, 8, 9. Nhưng về sau do thiết bị mỏy múc và nhõn lực của cỏc đội thay đổi nờn kế hoạch đó được điều chỉnh, mỗi đội làm một đoạn đường cú chiều dài tỉ lệ (thuận) với 6, 7, 8. Như vậy đội III phải làm hơn so với kế hoạch ban đầu là 0,5km đường. Tớnh chiều dài đoạn đường mà mỗi đội phải làm theo kế hoạch mới.
v. hướng dẫn về nhà:
 Xem các bài tập đã làm ở lớp ôn tập lý thuyết chuẩn bị cho bài thi khảo sát.
Thứ 4 ngày 3 tháng 12 năm 2008
Toán 7, buổi 13, 14.
ôn tập hình học
i. mục tiêu:
 ôn tập cho học sinh kiến thức tổng hợp về hai tam gác bằng nhau.
 Rèn luyện khã năng làm bài tập tổng hợp kiến thức vận dụng hai tam giác bằng nhau, dạng bài tập nâng cao.
ii. chuẩn bị:
 Một số bài tập có tính chất tổng hợp kiến thức cơ bản, đầy đủ các dạng bài.
iii. phương pháp:
 Là tiết ôn tập nên không cần rèn học sinh cách trình bày nữa, GV chỉ ra bài tập cho học sinh làm nếu khó GV gợi ý và kiểm tra bài sau khi học sinh đã làm xong.
iv. tiến trình dạy học:
Bài tập.
Cho D MNP có MN = MP. Gọi O là trung điểm của NP. 
 Chứng minh rằng:
 a. MO ^ NP
 b. 
2. Cho D ABC vuông tại A và AB = AC. Tính góc B, C.
3. Cho d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Lấy điểm M bất kì thuộc d. 
 a. Chứng minh rằng MA = MB
 b. Lấy E ( khác điểm O) thuộc d. CMR: EA = EB và 
4. Cho D ABC có AB = AC và góc A nhọn. Kẻ đoạn thẳng BH ^ AC ( H ẻ AC). Kẻ đoạn thảng CK ^ AB ( K ẻ AB). BH và CK cắt nhau ở O. Chứng minh:
AH = AK
D BOK = D COH
AO là tia phân giác của góc BAC
Đường thẳng AO là đường trung trực của đoạn BC. 	 5. ở hình vẽ bên có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ?
Chứng minh rằng: a) AB = CD
	 b) AD // BC A B
 D	C
6. Cho D ABC có Â = 900 và AB = AC. Gọi K là trung điểm của BC.
Chứng minh: D AKB = D AKC và AK ^ BC.
Tính 
Từ C vẽ đường vuông góc với BC cắt đừơng thẳng AB tại E. 
Chứng minh EC // AK, AE = AB 
Kẻ AI ^ EC ( I ẻ EC) Chứng minh BC = 2AI
v. hướng dẫn về nhà:
 Xem các bài tập đã làm ở lớp ôn tập lý thuyết chuẩn bị cho bài thi khảo sát.
Thứ 4 ngày 4 tháng 2 năm 2009
Toán 7, buổi 15.
bài tập về hai tam giác bằng nhau
i. mục tiêu:
 Rèn luyện thêm kỷ năng làm bài tập về hai tam giác bằng nhau.
ii. tiến trình dạy học:
 Bài tập.
Bài 1.
 Qua trung điểm M của đoạn thẳng AB, kẻ đường thẳng vuông góc với AB. Trên đường thẳng đó lấy điểm K. Chứng minh rằng KM là phân giác của góc AKB.
Hướng dẫn.
 AKM = BKM (c-g-c) 
 => (cặp góc tương ứng)
 Do đó KM là tia phân giác của góc AKM.
Bài 2.
 Cho tam giác ABC có . Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. Trên tia đối của tia BD lấy điểm E sao cho BE = AC. Trên tia đối của tia CB lấy điểm K sao cho CK = AB. Chứng minh rằng A là trung điểm của MN.
Hướng dẫn.
 AKM = BKC (c-g-c) 
 => AM = BC, 
 do đó AM // BC.
 Chứng minh tương tự AEN = CEB
 => AN = BC, AN // BC.
 AM // BC, AN // BC nên M, A, N thẳng hàng (1)
 AM = BC, AN = BC nên AM = AN (2)
 Từ (1) và (2) suy ra A là trung điểm của MN.
Bài 3.
 Cho tam giác ABC có Â = 900 và BC = 2 AB, E là trung điểm BC. Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC ở D. 
 a) Chứng minh DB là tia phân giác của góc ADE.
 b) Chứng minh BD = DC.
 c) Tính góc B và góc C của tam giác ABC.
Hướng dẫn.
a) Vì E là trung điểm của BC (gt) nên BC = 2BE.
 củng theo giả thiết EC = 2AB, do đó AB = EB.
 BD là tia phân giác của (gt) nên 
 cạnh BD chung 
 Vậy ABD = EBD (c-g-c), do đó 
 => DB là tia phân giác của góc ADE.
b) ADB = EBD (c-g-c) nên 
 mà do đó 
 Hai tam giác EDB và EDC có :
 EB = EC (gt)
 ED chung
 Vậy EDB = EDC (c-g-c) nên DB = DC và .
c) Ta có , do đó .
 Trong tam giác vuông ABC thì hay , suy ra và 
iii. hướng dẫn về nhà:
 Xem lại các bài đã làm.
 Làm bài tập 63, 65 sbt.
Thứ 3 ngày 10 tháng 2 năm 2009
Toán 7, buổi 16.
bài tập về tam giác cân
i. mục tiêu:
 Ôn tập kiến thức về tam giác cân, tam giác đều.
 Học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết để làm các dạng bài tập cơ bản.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống lý thuyết ngắn gọn, một số bài tập cơ bản có chọn lọc.
iii. phương pháp:
 GV dùng hệ thống câu hỏi hợp lý để phân tích hướng dẫn học sinh làm bài.
iv. tiến trình dạy học:
A. Lý thuyết.
 + ABC cân tại A . AB = AC
 . 
 + ABC đều . AB = AC = BC
 . 
 + Cách chứng minh một tam giác là tam giác cân:
 C1: Chứng minh tam giác đó có 2 cạnh bằng nhau.
 C2: Chứng minh tam giác đó có 2 góc bằng nhau.
 + Cách chứng minh một tam giác là tam giác đều:
 C1: Chứng minh tam giác đó có 3 cạnh bằng nhau.
 C2: Chứng minh tam giác đó có 3 góc bằng nhau.
 C3: Chứng minh tam giác đó là tam giác cân có một góc bằng 600.
B. Bài tập.
 Bài 1.
Cho tam giác ABC, phân giác AD. Qua D kẻ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở E, Qua E kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB ở K. Chứng minh:
 a) Tam giác AED là tam giác cân.
 b) AE = BK.
 Giáo viên cho học sinh vẽ hình ghi giả thiết kết luận của bài và suy nghĩ cách làm. Giáo viên cùng học sinh phân tích cách làm sau đó mời 1 học sinh lên bảng trình bày bài làm.
Hướng dẫn.
a) DE // AB => (so le trong)
 Mà (AD là phân giác)
 => vậy AED là tam giác cân.
 b) AED là tam giác cân => EA = ED (1)
 DE // BK	 DE // BK (2)
 EK // DB => EK // DB (bài toán đã chứng 
 minh)
 Từ (1) và (2) ta có AE = BK.
Bài 2.
 Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AC, N là trung điểm của AB. Chứng minh rằng BM = CN.
Hướng dẫn.
 Cách 1: MAB = NAC (c-g-c) => BM = CN.
 Cách 2: BMC = CBN (c-g-c) => BM = CN.
Bài 3.
 Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, Điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH = AK. Gọi o là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng OBC là tam giác cân.
Hướng dẫn.
 ABH = ACK (c-g-c) => (cặp góc tương ứng) (1)
 ABC cân tại A => (2)
 Từ (1) và (2): .
 OBC là tam giác cân.
 Bài 4.
 Cho tam giác ABC, AB < Ac. Trên hai cạnh AB và AC lấy tương ứng hai điểm D và E sao cho BD = CE. Gọi M, N, I lần lượt là trung điểm của BC, DE, CD. Đường thẳng MN cắt AB và AC theo thứ tự ở P và Q. Chứng minh.
 a) MIN là tam giác cân.
 b) APQ là tam giác cân.
 c) MN song song với đường phân giác góc A của tam giác ABC.
Giáo viên cho học sinh vẽ hình và gợi ý cách làm cho học sinh về nhà làm.
v. hướng dẫn về nhà:
 - Xem kỹ các bài đã làm 
 - Hoàn thành bài tập 4.
Thứ 3 ngày 17 tháng 2 năm 2009
bài tập về công suất
i. mục tiêu:
 Rèn luyện cho học sinh khã năng làm bài tập về công suất điện và các bài tập vận dung về công suất điện.
ii. chuẩn bị:
 Chọn lọc hệ thống bài tập hợp lý.
iii. tiến trình dạy học:
 A. Lý thuyết.
 Công thức về công suất.
 P = U.I ; P = I2.R ;  ... Ôn tập hệ thống lại lý thuyết chương III.
 Học sinh làm bài tập tổng hợp kiến thức, bài tập ngược yêu cầu kiến thức sâu.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống lý thuyết cơ bản.
 Hai bài tập có nội dung ngược nhau.
iii. phương pháp:
 Học sinh làm bài tập GV kiểm tra nhắc nhở cách trinh bày.
iv. tiến trình dạy học:
ẹieàu tra veà moọt daỏu hiệu
Thu thaọp soỏ lieọu thoỏng keõ
(Laọp baỷng soỏ lieọu thoỏng keõ ban ủaàu)
Laọp baỷng “taàn soỏ” 
(Ruựt ra moọt soỏ nhaọn xeựt neỏu cần)
Veừ bieồu ủoà
Tỡm soỏ trung bỡnh coọng,
moỏt cuỷa daỏu hieọu
YÙ nghúa cuỷa thoỏng keõ trong ủụứi soỏng
 A. Lý thuyết.
B. Bài tập.
 Bài 1.
 Kết quả môn nhảy cao(Tính theo cm) của học sinh lớp 7C được thầy giáo thể dục ghi lại trong bảng sau:
90 90 105 95 100 105 110 115 100 105
95 105 100 100 110 105 105 100 95 95
100 100 100 100 105 115 100 100 120 95
1. Dấu hiệu ở đây là gì?
2. Có bao nhiêu học sinh tham gia làm bài kiểm tra.
3. Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.
4. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng của dấu hiệu.
5. Tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
6. Tìm Mốt của dấu hiệu.
Bài 2.
 Điểm kiểm tra môn toán cuối học kỳ I của lớp 7C được biểu thị theo biểu đồ sau:
1. Dấu hiệu ở đây là gì?
2. Có bao nhiêu học sinh tham gia làm bài kiểm tra.
3. Lập bảng tần số và rút ra một số nhận xét.
4. Tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
5. Tìm Mốt của dấu hiệu.
v. hướng dẫn về nhà:
 Ôn tập tốt chuẩn bị làm bài kiểm tra một tiết.
Thứ 3 ngày 10 tháng 3 năm 2009
Vật lý 9.
bài tập quang học
i. mục tiêu:
 Củng cố lý thuyết quang học phần ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
 Học sinh biết cách làm bài tập về quang học.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống lý thuyết hợp lý giúp học sinh ôn tập sâu kiến thức.
 Bài tập có chọn lọc.
iii. tiến trình dạy học:
A. Lý thuyết.
 Dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính.
1. Sử dụng các tia sáng đặc biệt.
 a. Thấu kính hội tụ:
 + Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm.
 + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới.
 + Tia tới đi qua tiêu điển cho tia ló song song với trục chính.
 b. Thấu kính phân kỳ:
 + Tia tới song song với trục chính cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
 + Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới.
 + Tia tới kéo dài đi qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.
2. Đặc điểm của ảnh.
 a. Thấu kính hội tụ:
 + Vật ở rất xa cho ảnh thật nằm tại tiêu điểm của thấu kính.
 + d > 2f à ảnh thật nhỏ hơn vật.
 + f < d < 2f à ảnh thật lớn hơn vật.
 + d < f à ảnh ảo lớn hơn vật.
 b. Thấu kính phân kỳ:
 Vật ở bất kỳ vị trí nào trước thấu kính đều cho ảnh ào nhỏ hơn vật và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
3. Vật đặt vuông góc với trục chính cho ảnh củng vuông góc với trục chính.
4. Vật nằm trên trục chính thì ảnh củng nằm trên trục chính.
=> Cách dựng ảnh của AB hình mũi tên vuông góc với trục chính tại A:
- Dựng ảnh B/ của B qua thấu kính.
- Từ B/ ta kẻ đường thẳng vuông góc với trục chính cắt trục chính tại A/.
 Ta có A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính.
Bài tập.
Bài 1.
 Trong hình vẽ A/B/ là ảnh của AB qua thấu kính. Hãy xác định quang tâm, tiêu điểm và tên loại thấu kính. Trình bày cách vẽ.
 B	 B/
 A 
 A/
Bài làm.
Giáo viên dùng lý thuyết phân tích cho học sinh hiểu lý do ta vẽ hình và hướng dẫn học sinh trình bày chặt chẻ.
+ Kẻ đường thẳng d vuông góc với AB tại A và vuông gó với A/B/ tại A/ à d là trục chính.
+ Kéo dài BA/ cắt d tại O à O là quang tâm của thấu kính.
+ Từ O vẽ thấu kính vuông góc với d.
+ Từ B vẽ tia tới song song với trục chính tại I, Kéo dài IB/ cắt d tại F à F là tiêu điểm của thấu kính, ta có F/.
+ Theo cách vẽ và đặc điểm của ảnh và vật ta có thấu kính là thấu kính phân kỳ.
	Bài 2.
 Cho một thấu kính L, Biết vị trí của tiêu điển F, 
Quang tâmO, Trục chính , ảnh S/ .
Hãy dùng các đường đi của tia sáng 
để xác định vị trí vật S và thấu kính?
Lưu ý học sinh có 2 trường hợp ứng với 2 loại thấu kính.
Học sinh tự vẽ và nêu cách vẽ.
Bài 3.
 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16,7cm. Một vật đặt vuông góc với trục chính và cách quang tâm một đoạn 10,7cm.
 a) Vẽ ảnh của vật. ảnh có tính chất gì?
 b) Vật cao 5cm. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Giáo viên cho học sinh vẽ hình nêu tính chất của ảnh sau đó gợi ý học sinh làm câu b)
Bài làm.
a) ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
b) ABO A/B/O => 
OIF/ A/B/F/ => 
mà OI = AB từ (1) và (2) ta có 
=> 
Thay OA/ vào(1) ta có: A/B/= 
iii. hướng dẫn về nhà:
 - Xem kỹ lại bài đã học.
 - Làm tốt bài tập SBT.
Thứ 4 ngày 11 tháng 3 năm 2009
Toán 7, buổi 19.
bài tập về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
i. mục tiêu:
 Ôn tập cho học sinh về các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
 Làm các bài tập cơ bản về tam giác vuông.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống lý thuyết tóm tắt.
 Một số bài tập cơ bản chọn lọc.
iii. tiến trình dạy học:
A. Lý thuyết.
c - g - c Cạnh huyền - cạnh góc vuông
 Cạnh huyền- góc nhọn	g - c - g
 B. Bài tập.
 Bài 1.
 Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông gócvới AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng AK là phân giác của góc A.
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình suy nghĩ làm bài.
Gợi ý.
ADB = AEC (cạnh huyền - góc nhọn) 
 => AD = AE (cặp cạnh tương ứng)
ADK = AEK (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
 => Â1 = Â2.
 Do đó AK là tia phân giác của góc A. 
Bài 2.
 Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sau cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh rằng:
 a) BH = CH.
 b) ABH = ACK.
 Hướng dẫn.
a) ABD = ACE (c - g - c) => 
 BHD = CKE (cạnh huyền- góc nhọn)
 => BH = CK.
b) ABH = ACK (cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Bài 3.
 Cho tam giác ABC vuông cân ở A , M là trung điểm của BC, điểm E nằm giữa M và C. Kẻ BH, CK vuông góc với AE ( H và K thuộc đường thẳng AE)
 Chứn minh rằng.
 a) BH = AK.
 b) MBH = MAK.
 c) MHK là tam giác vuông cân.
 GV yêu cầu học sinh vẽ hình làm bài GV có thể gợi ý sau đó gọi học sinh lên bảng làm.
iv. hướng dẫn về nhà:
 Xem lại các bài tập đã làm.
 Làm bài tập 95, 96, 97 ,98 SBT.
Thứ 6 ngày 20 tháng 3 năm 2009
Toán 7, buổi 20.
bài tập về đơn thức - đa thức
i. mục tiêu:
 Củng cố và đi sâu hơn cho học sinh kiến thức về các khái niệm liên quan đến đơn thức, đa thức.
 Rèn luyện khả năng làm các bài tập về nội dung ôn tập trên.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống kiến thức lý thuyết ngắn gọn hợp lý.
 Bài tập có hệ thống móc xích kiến thức.
iii. phương pháp:
 GV ra bài tập cho học soinh vận dung lý thuyết làm có thể GV trình bày mẩu cho học sinh một câu trong bài.
iv. tiến trình dạy học:
A. Lý thuyết.
 1. Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một tích của số với các biến.
 2. Đơn thức thu gọn là đơn thức gồm tích của hệ số với các bến đã được nâng lên luỹ thừa 
 với số mũ nguyên dương.
 3. Nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhauvà nhân các phần biến với nhau.
 4. Đơn thức đồng dạng là các đơn thức có hệ số khác o và có cùng phần biến.
 Mọi số thực đều là đơn thức đồng dạng với nhau.
 5. Cộng, (trừ) các đơn thức đồng dạng ta cộng , (trừ) các hệ số và giữ nguyên phần biến.
 6. Đa thức là tổng các đơn thức.
 7. Đa thức thu gọn là đa thức không có các hạng tử nào đồng dạng với nhau. 
 9. Cọng hai đa thức:
 B1: Viết hai đa thức trong ngoặc lại gần nhau và đặt giữa dấu của phép toán.
 B2: Mở đấ ngoặc theo đúng quy tắc.
 B3: Thu gọn đa thức kết quả (nếu có các hạng tử đồng dạng)	
B. Bài tập.
Bài 1.
 Viết các đơn thức sau dưới dạng thu gọn:
 GV gọi học sinh lên bảng làm sau đó nhận xét và chỉ rỏ các bước và lưu ý cách làm cho học sinh trung bình và học sinh yếu.
 Lưu ý bài 1 có thể gọi là nhân hai đơn thức.
Bài 2.
Hãy sắp xếp các đơn thức sau thành nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau:
GV gọi học sinh lên bảng làm nhanh.
Bài 3.
 Tính tổng:
a) x2 + 5x2 + (-3x2)
b) 
c) 3x2y2x2 + x2y2x2
 GV cho học sinh làm bài sau đó GV trình bày lưu ý học sinh xác định đúng hệ số của hạng tử.
Bài 4.
 Thu gọn các đa thức sau:
a) 2x2yz + 4xy2z - 5x2yz + xy2z - xyz
b) 
c) x6 + x2y5 + xy6 + x2y5 - xy6
d) 
GV dành nhiều thời gian nhất cho bài này, theo dỏi uốn nắn cho học sinh yếu, sử dụng học sinh khá kèm, hướng dẫn cho học sinh yếu. Sau khi học sinh làm xong GV làm lại trên bảng và lưu ý học sinh chổ cần thiết.
Bài 6.
 Cho hai đa thức: M = x2 - 2yz + z2
 N = 3yz - z2 + 5x2.
 a) Tính M + N
 b) Tính M - N; N - M.
 GV cho học sinh tự lực làm bài nghiêm túc GV theo dỏi kiểm tra, cho hai học sinh lên bảng làm.
v. hướng dẫn về nhà:
 - Xem, ôn lại các bài tập đã làm.
 - Làm bài tập: 18, 22, 23, 25, 28, 29 SBT.
Thứ 3 ngày 24 tháng 3 năm 2009
Toán 7, buổi 21.
quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
i. mục tiêu:
 Củng cố kiến thức lý thuyết về các quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
 Quan hệ góc và cạnh đối diện, đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu, quan hệ giữa ba cạnh của tam giác.
 Hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức trên để làm bài tập.
ii. chuẩn bị:
 Hệ thống lý thuyết ngắn gọn khoa học giúp học sinh dể nhớ.
 Một số bài tập có chọn lọc.
iii. phương pháp:
 Hướng dẫn học sinh tìm tòi lời giải cách vận dụng kiến thức lý thuyết.
iv. tiến trình dạy học:
 A. Lý thuyết.
 1. 
2. AH < AC.
3. AC > AB HC > HB
4. AC - AB < BC < AC + AB.
B. Bài tập.
 Bài 1.
 Cho tam giác ABC có AB <AC, phân giác AD. Chứng minh rằng:
 a) ;
 b) 	BD < DC.
 Bài giãi.
a) Trong tam giác ABC, do AB < AC (gt) nên ( góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
 theo thứ tự là góc ngoài tại đỉnh D
của tam giác ADC, ADB ta có:
Vì , còn Â1 = Â2 (gt)
 do đó từ (1) và (2) ta suy ra 
Do AB < AC (gt), trên cạnh AC lấy E 
Sao cho AE = AB.
Ta có ADB = ADE (c-g-c) nên 
 mà (hai góc kề bù), do đó 
 (3)
 Mặt khác trong ABC thì 
 do đó (4)
Từ (3) và (4) ta có , vì thế trong tam giác DEC ta lại có DE<DC, nhưng DE = DB (cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau ADB = ADE) 
 Vậy DB < DC.
Bài 2.
 Cho hình 3 trong đó AB > AC. Chứng minh rằng EB > EC.
Bài 3.
 Cho hình 4. Chứng minh rằng
 BD + CE < AB + AC
GV định hướng cho học sinh tự làm bài tập 2,3.
Bài 4.
 Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng 
 Đây là bài khó và dạng bài mới nên GV hướng dẫn học sinh vẽ thêm đường phụ MD sau đó gợi ý phân tích cho học sinh làm bài.
Bài giãi.
 Vẽ điểm D sao cho M là trung điểm của AD.
 AMB = DMC (c-g-c) nên AB = CD.
 Xét ACD: AD < AC + CD nên AD < AC + AB.
 Do AD = 2AM nên 2AM < AC + AB.
 suy ra 
v. hướng dẫn về nhà:
 - Xem kỹ các bài đã làm ở lớp.
 - Làm bài tập: số 6, 7, 8, 15, 21, 24 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them toan 7 b7 21.doc