Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 1 đến 20

Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 1 đến 20

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức: Củng cố kiến thức cho HS về từ tượng hình, từ tượng thanh, biệt ngữ xã hội

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong khi nói, viết.

3. Thái độ, phẩm chất: Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.

II. Tiến trình bài dạy.

 

docx 532 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 24/05/2024 Lượt xem 118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 1 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I
Ngày soạn :
Buổi 1 
CHỦ ĐỀ: VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
ÔN TẬP TỔNG QUÁT VỀ VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Nắm được bối cảnh lịch sử- xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.
	- Biết và chỉ ra được những đặc trưng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (theo hai dòng chính là: văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực).
 - Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu tiên đến trường.
- Hiểu và phân tích được tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .
3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.
 - Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh. 
4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Tiết 1: CHỦ ĐỀ: VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
HĐ của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV dẫn dắt về lịch sử cai trị của Pháp ở Đông Dương những năm 1930- 1945, tình hình xã hội VN dưới tác động của những chính sách cai trị của Pháp.
GV: chia nhóm, giao nhiệm vụ để các nhóm HS thực hiện:
(chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu hỏi)
1. Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy liệt kê các phong trào yêu nước nước ở VN những năm 1930-1945? 
- GV bổ sung: Do vai trò độc quyền cách mạng của Ðảng, do đường lối chiến lược sách lược vững vàng sáng suốt của Ðảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông.
2. Trong bối cảnh lịch sử nêu trên tình hình kinh tế- xã hội ở nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
3. Giai đoạn này có phải xã hội nước ta chỉ toàn những khó khăn, lạc hậu? hãy chỉ ra những biến đổi tích cực trong lòng xã hội VN giai đoạn này?
4. Hãy chỉ ra những nét mới về văn hóa, tư tưởng trong bộ phận tư sản Việt Nam thời kì này?
GV: 1. dựa trên ý kiến “văn học là tấm gương phản chiếu lịch sử” em hãy phân chia các giai đoạn phát triển của văn xuôi nước ta trong chặng đường 15 năm (1930-1945) này?
GV giảng về khái niệm VHHT, VHLM cho HS.
 2. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn xuôi hiện thực VN trong từng giai đoạn kể trên?
 3. Trong từng giai đoạn trên văn xuôi lãng mạn VN có đặc điểm gì giống và khác với văn xuôi hiện thực?
- GV dẫn dắt về truyện kí và chuyển ý vào tác phẩm “Tôi đi học” sẽ tìm hiểu lại ở tiết 2.
I. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ở nước ta trong những năm 1930 – 1945
1. Sự phát triển của các phong trào yêu nước trong những năm từ 30-45
- Những biến đổi của các phong trào yêu nước trong thập niên 20. phong trào quốc gia mang màu sắc tư sản và phong trào cộng sản.
- Những năm 36-39, sự đột khởi của phong trào cộng sản. Giai đoạn hoà hoãn và hợp tác.
- sự trỗi dậy của những đảng phái quốc gia với khuynh hướng thân Nhật và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản những năm 40-45.
2 Một xã hội rối ren, đen tối về  kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng.
 - Nền kinh tê kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến:
Chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến.
Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945, hai triệu người bị chết đói.
 - Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau:
Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến.
Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.
Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.
- Những lực lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn...
3. Sự biến đổi tích cực trong cơ cấu xã hội Việt Nam và những khuynh hướng vận động của xã hội trong những năm 32-45
- Sự trưởng thành của một cơ cấu xã hội hiện đại với ba tầng lớp : phú hào tân đạt, tư bản bản xứ; trí thức mới và thị dân (theo cách định danh của Phạm Thế Ngũ).
- sự canh cải về phong hoá và thẩm quan
- phong trào cải cách xã hội có tính cách cải lương trong những năm 36-39
- cuộc khủng hoảng của xã hội Đông Dương trong những năm 40-45
4. Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn.
- Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản:
Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây.
Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất.
Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp.
- Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị hoang mang, dao động, xoay ra đấu trang về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân:
Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê v.v...
Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ÐẶC ÐIỂM NỔI BẬT
Quá trình phát triển văn xuôi trong 15 năm này đi theo 2 khuynh hướng cơ bản là Hiện thực và Lãng mạn, chia làm 3 thời kỳ :
1. Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Ngệ Tỉnh.
Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới.
Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài.
2. Thời kỳ 1936-1939
2.1:- Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:
Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố
Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố...
Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này
2.2:- Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau.
Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống  cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh
3. Thời kỳ 1939-1945:
            3.1 Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa:
Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng);
Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố.
Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm.
Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ...
Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao.
Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động.
 3.2 Văn học lãng mạn: 
- Cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa. 
+ Tự lực văn đoàn: Mang một tâm trạng. Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luân, đó là tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh và tác phẩm Thanh đức của Khái Hưng. Thạch Lam miêu tả những sinh hoạt nâng lên thành nghệ thuật như nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường.
+ Thế Lữ - thành viên của Tự lực văn đoàn đi vào truyện trinh thám đường rừng, truyện ma quỷ như truyện Cái đầu lâu. 
+ Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế.
- Thời kì này ghi nhận sự phát triển của thể loại truyện kí, tiêu biểu là tập truyện “Quê mẹ” (Thanh Tĩnh) và Hồi kí “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng). Mỗi tác phẩm như chứa đựng câu chuyện của chính nhà văn, là sự hồi tưởng lại những sự việc và những cảm xúc đã nảy nở trong lòng tác giả.

TIẾT 2: VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
HĐ của GV và HS
Kiến thức cần đạt

?Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
?Nêu xuất xứ của truyện ngắn “Tôi đi học”?
?Truyện ngắn “Tôi đi học” có kết cấu như thế nào?
?Trong truyện ngắn “Tôi đi học”, Thanh Tịnh đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào để thể hiện những hồi ức của mình?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
? Nêu nội dung chính của văn bản “Tôi đi học”?
- GV đọc, ghi đề lên bảng
- HS chép đề và tìm các hình ảnh so sánh và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh so sánh đó .
- HS đọc đề, tìm ý và lập dàn bài theo gợi ý
- Câu hỏi gợi mở:
? Xuất phát từ đâu mà nhân vật tôi lại hồi tưởng lại những cảm xúc cũ trong ngày tựu trường đầu tiên của mình?
? Tâm trạng của tôi thay đổi như thế nào ở các thời gian và không gian khác nhau?
- HS trả lời diễn biến tâm trạng tôi ở 3 thời điểm gắn với 3 không gian khác nhau là: +Trên đường tới trường cùng mẹ.
+ Khi ở sân trường.
+ Lúc ở trong lớp học.
I. Khái quát lí thuyết
1. Vài nét về tác giả Thanh Tịnh:
- Thanh Tịnh ( 1911 – 1988 ) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác.
- Sự nghiệp văn học của ông phong phú, đa dạng.
- Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là các tác phẩm: Quê mẹ ( truyện ngắn, 1941 ), Ngậm ngải tìm trầm ( truyện ngắn, 1943 ), Đi từ giữa mùa sen ( truyện thơ, 1973 ),...
2. Truyện ngắn “Tôi đi học”.
 a. Những nét chung:
 - Xuất xứ: “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.
 - Kết cấu: Truyện được kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên bằng một khung cảnh mùa thu hiện tại và từ đó nhớ lại lần lượt từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong quá khứ. 
 - Phương thức biểu đạt: Nhà văn đã kết hơp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm để thể hiện những hồi ức của mình.
 b. Khái quát nội dung và nghệ thuật : 
+ Nghệ thuật:
 - So sánh đặc sắc, miêu tả tâm lý sinh động, phong phú.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi. 
 - Biểu cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
 - Kết hợp hài hoà giữa kể, tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
 + Nội dung chính: Bằng giọng văn giàu chất thơ, chất nhạc, ngôn ngữ tinh tế và s ...  Đều là thể văn nghị luận cổ; có kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén; thường được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu...
* Khác nhau:
- Chiếu: do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Hịch: Thường được vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Cáo: Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Tấu: Do bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
II. TẬP LÀM VĂN
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để viết được bài văn hoàn chỉnh với bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Sắp sếp bố cục hợp lí giữa các phần, các đoạn văn. Đảm bảo phương thức nghị luận sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài viết. Chữ viết rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi chính tả.
- Diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ chọc lọc, các biện pháp tu từ hợp lí. biết diễn tả cảm xúc phù hợp; viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn chân thực, tự nhiên. Sử dụng đúng các dấu câu, các kiểu câu. 
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của mình nhưng trong bài làm cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở học sinh.
b. Thân bài:
1. Bạo lực học đường là gì?
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
(Dẫn chứng minh họa)
3. Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...)
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
 - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để.
4. Tác hại của bạo lực học đường:
- Với nạn nhân: Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
+ Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính.
+ Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho XH.
+ Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Làm gì để khắc phục bạo lực học đường?
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề: 
- Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
- Liên hệ thực tế nhà trường.
- Hình thức tổ chức luyện tập: HS làm việc cá nhân.
- HS thực hiện.
Bài tập 2:
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc kĩ những ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngữ liệu 1: 
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (1)
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 19)
Ngữ liệu 2: 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2)
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 2, trang 37)
1. Những ngữ liệu trên được trích từ các văn bản nào? Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác của các văn bản đó là gì?
2. Xác định kiểu câu (phân theo mục đích nói) và hành động nói được thực hiện ở câu (1) - ngữ liệu 1, câu (2) - ngữ liệu 2. Việc sử dụng các kiểu câu ấy giúp em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trữ tình?
3. Những hình ảnh nào của thiên nhiên đã tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong mỗi đoạn thơ trên? Từ việc hiểu hai đoạn thơ và trải nghiệm của bản thân, hãy nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người. (Thể hiện bằng một đoạn văn khoảng 7-10 dòng).
II. TẬP LÀM VĂN
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận.
- Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài.
- Từ dàn ý đã xây dựng, HS viết một đoạn trong phần thân bài.
- GV đọc, nhận xét, góp ý bài của 1 số học sinh.
- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập làm văn ở nhà theo đầy đủ ba phần.
- GV chốt kiến thức
I. ĐỌC – HIỂU
1. 
- Văn bản: 
+ Ngữ liệu 1: Khi con tu hú (Tố Hữu).
+ Ngữ liệu 2: Vọng nguyệt - Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
- Điểm gặp gỡ trong hoàn cảnh sáng tác: cả hai bài thơ đều được ra đời lúc tác giả- người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nơi chốn ngục tù.
2. 
* Câu (1)
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
- Kiểu câu: cảm thán.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
- Vẻ đẹp tâm hồn: thể hiện tâm trạng bực bội, ngột ngạt khi sống trong cảnh tù đày. Từ đó hé mở một tâm hồn khao khát tự do mãnh liệt.
* Câu (2) 
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (2)
- Kiểu câu: nghi vấn.
- Hành động nói: bộc lộ cảm xúc.
- Vẻ đẹp tâm hồn: thể hiện tâm trạng băn khoăn, bối rối khi trăng- người bạn tri kỉ- đến còn bản thân lại đang ở trong cảnh tù đày. Từ đó hé mở một tâm hồn luôn thiết tha với thiên nhiên, với trăng.
3. 
- Hình ảnh thiên nhiên tác động đến tâm trạng của nhân vật trữ tình: tiếng chim tu hú, vầng trăng.
- Viết đoạn văn nói về ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống tâm hồn con người:
* Yêu cầu về kĩ năng: HS có kĩ năng dựng đoạn, không tách xuống dòng, hành văn trôi chảy, mạch lạc, tránh mắc lỗi chính tả, phương thức nghị luận, trình bày theo phương pháp qui nạp, diễn dịch hay song hành...
* Yêu cầu về kiến thức: HS xây dựng được luận điểm cho đoạn văn, thấy được thiên nhiên có ý nghĩa to lớn với đời sống tâm hồn của con người. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thiên nhiên là một phần của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, ngắm nhìn một sông, một vầng trăng, một bông hoa nở, lắng nghe một tiếng chim ca, tiếng suối chảyta như thấy sự kì diệu của cuộc sống, thấy được niềm vui, niềm hạnh phúc, thấy ta được yêu thương thật nhiều.
- Cái đẹp của thiên nhiên có sức lay động. Trong những giây phút đắm mình cùng thiên nhiên ta sẽ suy ngẫm nhiều hơn, biết trân trọng hơn cuộc sống này.
II. TẬP LÀM VĂN
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày”.
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Tạo lập 1 văn bản hoàn chỉnh, kiểu bài: nghị luận văn học.
- Luận điểm rõ ràng, sắp xếp hợp lí, logic; lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, phù hợp; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm linh hoạt, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung sau: 
a. Mở bài.
- Nêu vấn đề: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vấn đề vào ý kiến.
b. Thân bài.
- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ Khi con tu hú được nhà thơ sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng:
+ Tiếng chi tu hú đã làm thức dậy tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Trong cảnh lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của cuộc sống.
+ Âm thanh ấy mở ra một không gian mùa hè trong tâm tưởng. Đó là một mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy sức sống: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, tràn đầy hương vị. Một không gian cao rộng, thoáng đãng.
 + Đó là sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do.
- Bài thơ Khi con tu hú thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng:
+ Sự vận động của thời gian, sự mở rộng của không gian, sự náo nức của cảnh vật là khung trời của cuộc sống tự do, tràn đầy sức sống → đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
+ Càng khát khao tự do, người tù càng cảm thấy khổ đau, uất ức, ngột ngạt; muốn đạp tan xiềng xích ngục tù để hướng đến thế giới tự do
+ Tiếng chim tu hú xuất hiện ở đầu bài thơ gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến cuối bài thơ, vẫn tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy uất ức, ngột ngạt. Mặc dù vậy, ở cả hai câu thơ cuối, tiếng chim tu hú đều là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình - người tù cách mạng trẻ tuổi.
c. Kết bài:
- Khẳng định (khái quát) lại vấn đề nghị luận: Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
- Có thể liên hệ thực tế về tình yêu cuộc sống, sự quý trọng tự do.

III. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nắm lại toàn bộ kiến thức liên quan đến các nội dung đã học trong HKII.
- Hoàn thiện các yêu cầu bài tập được giao.
- Bài tập về nhà: 
1) Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu chia theo mục đích giao tiếp đã học.
2) Hoàn thiện và nộp toàn bộ các bài tập làm văn theo từng buổi để giáo viên chấm điểm và nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_8_buoi_1_den_20.docx