Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại

1 ÔN TẬP BÀI 1+2

A. Mục tiêu cần đạt

- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.

- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.

- GD ý thức hoc tập bộ môn.

B.Chuẩn bị : Câu hỏi và bài tập

C.Tiến trình dạy học

1.Tổ chức: Ngày Lớp 8B : Sĩ số: 29 Vắng:

 Ngày Lớp 8G : Sĩ số: 38 Vắng:

2.Kiểm tra :Kết hợp khi ôn

 3. Nội dung ôn tập:

I. Phần văn:

Tôi đi học:.

* Tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm HD viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

 

doc 98 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 ôn tập bài 1+2
A. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B.Chuẩn bị : Câu hỏi và bài tập 
C.Tiến trình dạy học 
1.Tổ chức: Ngày Lớp 8B : Sĩ số: 29 Vắng:
 Ngày Lớp 8G : Sĩ số: 38 Vắng: 
2.Kiểm tra :Kết hợp khi ôn
 3. Nội dung ôn tập: 
I. Phần văn:
Tôi đi học:. 
* Tác giả: Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm HD viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
* Giá trị về nội dung & NT: 
- “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời.
- Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự.
2.Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng): 
Chất trữ tình trong tác phẩm 
 * Chất trữ tình thể hiện ở tình huống và nội dung tác phẩm:
Đó là hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng , đó là câu chuyện người mẹ âm thầm nhiều đắng cay, nhiều thành kiến cổ hủ, lác hậu, tàn ác đó là sự yêu thương và tin cậy của chú bé Hồng dành cho mẹ .
Chất trữ tình còn thể hiện ở dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng . Trong dòng cảm xúc đó người đọc bắt gặp niềm xót xa tủi nhục lòng căm giận sâu sắc quyết liệt , tình yêu thương nồng nàn, mãnh liệt ..
*Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất hồi kí. Đó là:
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu cảm
Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các ss đều gây ấn tượnh, giàu sức biểu cảm 
Lời văn nhiều khi mê say như được viết trong dòng chảy cảm xúc mơn man, dạt dào 
Câu hỏi và bài tập:
Câu1: Thế nào là hồi kí? Vì sao có thể xếp Tôi đi học và Những ngày thơ ấu là hồi kí tự truyện ?
- Hồi kí là một thể kí, ở đó người viết kể lại những câu chuyện, những điều mình đã chứng kiến hoặc đã trải qua
- Tôi đi học và Những ngày thơ ấu đều làhồi kí tự truyện vì hai tác giả đã kể lại thời thơ ấu của mình một cách chân thực và xúc động
Câu 2:Rất kịch nghĩa là thế nào? Chỉ rõ và phân tích những biểu hiện này trong đoạn trích
- Rất kịch nghĩa là rất giống với người đóng kịch trên sân khấu, phải nhập vai, phải thuộc lời thoại. Có nghĩa là giả dối
- Bà cô có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp gì với đứa cháu mà bắt đầu một trò chơi tai ác độc địa với đứa cháu ruột nhỏ nhoi, côi cút, đáng thương của mình . Đó là hành động săm soi, độc địa, hành hạ nhục mạ đứa cháu ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. Người cô mang nặng tư tưởng cổ hủ phong kiến cho nên trở thành người lạnh lùng , vô cảm .
Câu3: Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích?
So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi.
- Là một câu văn biểu cảm dài , nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ mạnh 
- Thể hiện một ý nghĩa táo tợn , bất cần đầy phấn nộ đang trào sôi như một cơn dông tố trong lòng cậu bé . 
- Tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng . Các từ cắn, nhai, nghiến, nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật 
- Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, thương mẹ bấy nhiêu
- Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêuvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh 
- Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm. 
So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác .khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. 
- Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
- So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi . Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng
- Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng . 
II. Phần Tiếng Việt:
1.cấp độ khái quát của từ ngữ:
- Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
2.Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung về nghĩa.
	- 1 trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
	VD: Trường từ vựng: người, bao gồm các trường từ vựng: bộ phận của người, hoạt động của người, trạng thái của người Mỗi trường từ vựng này lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Chẳng hạn; trường từ vựng: hoạt động của con người, bao gồm các trường từ vựng: hoạt động trí tuệ, hoạt động tác động đến đối tượng, hoạt động dời chỗ, hoạt động thay đổi tư thế
	- 1 trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
	VD: trường từ vựng: tai, có các danh từ như: vành tai, màng nhĩ; các động từ như: nghe, lắng nghe, ; các tính từ như: thính, điếc
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
	VD: từ: ngọt, có thể thuộc các trường từ vựng: chỉ mùi vị (trái cây ngọt), trường âm thanh (lời nói ngọt), trường thời tiết (rét ngọt).
	- Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt của ngôn từ (phép nhân hoá, ẩn dụ).
 III. Phần Tập làm văn 
1. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
a, Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
b, Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
c, Tính thống nhất về chủ đề văn bản thể hiện: Để viết hoặc hiểu một VB cần xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của VB và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
2. Bố cục của văn bản.
	- Bố cục trong vb là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
	- VB thường bố cục gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mỗi phần có nội dung riêng nhưng các nội dung đó có quan hệ với nhau trong vb. 
	+ MB: nêu ra chủ đề sẽ nói trong vb.
	+ TB: có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Nội dung được trình bày theo 1 thứ tự mạch lạc tuỳ thuộc vào kiểu vb, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
	+ KB: tổng kết chủ đề của vb.
B. Luyện tập:
 HD HS làm các bài tập:
* BTTN: HD HS làm BTTN (Sách BTTN NV 8 – Tr. 11)
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- HS đổi vở.
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được /điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:..........
* BT TL:- GV HD HS làm BT. 
1. Bằng cảm nhận của riêng mình, em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh và truyện ngắn ‘Tôi đi học” của ông.
(Gợi ý: Khi giới thiệu về truyện ngắn Tôi đi học, có thể chọn một trong những cách sau đây:
+ Giới thiệu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
+ Tóm tắt truyện theo mạch cảm xúc của nhân vật tôi.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho điểm 1 số bài.
2. Hãy tìm từ ngữ để điền vào sơ đồ sau cho phù hợp với các cấp độ khái quát của từ ngữ: 
 Động vật
Thú	Chim	cá
Hổ, nai,	sáo, vẹt	 cá rô, cá chép,
3. Kể lại một kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- HD HS làm dàn ý:
* Mở bài: Tạo ra tình huống để kể lại kỉ niệm (từ câu chuyện của cha mẹ mà bắt vào giới thiệu kỉ niệm của mình; Nhân khi nhìn lại 1 đồ vật cũ, nhận 1 bức thư, xem 1 cuốn phim)
* Thân bài: Kể lại kỉ niệm ngày đầu đi học:
- Gợi nhớ kỉ niệm:
+ Giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ.
+ Thời gian, địa điểm.
Diễn biến câu chuyện, tình huống xảy ra mâu thuẫn.
Kết thúc câu chuyện:
+ Mâu thuẫn được giải quyết.
+ Câu chuyện trở thành kỉ niệm.
* Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân.
 - Bài học
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài, cho đ ... ủa họ. 
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương ngươì như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những ngời cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một ngời độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và ngời nhà lí trởng. Chúng thẳng tay đánh đập những ngời thiếu sưu, đến những ngời phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm ma cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trớc tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói nh tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ ngời bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nớc, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
3. Kết bài
 Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những ngời “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nớc giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
 GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
* Củng cố : 
 Khái quát kiến thức đã ôn .
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT./.
 Phả Lại ,ngày - - 2011
 Kí duyệt 
 ôn tập Tuần 30
A. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
- GD ý thức hoc tập bộ môn.
B .Chuẩn bị : Câu hỏi và bài tập 
C.Tiến trình dạy học 
 1.Tổ chức :
Ngày Lớp 8B : Sĩ số: 29 Vắng:
Ngày Lớp 8G : Sĩ số: 38 Vắng:
 2.Kiểm tra :Kết hợp khi ôn
 3. Nội dung ôn tập
A. Kiến thức trọng tâm : 
I. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Tác giả: Mô-li-e – nhà viết hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Nét độc đáo của kịch Mô-li-e là tg luôn phát hiện ra những khía cạnh bi đát của XH Pháp thời vua Lu-i XIV và thẻ hiện chúng dưới hình thức hài kịch.
* TP: “Trưởng giả học làm sang”: trình diễn lần đầu vào ngày 14/11/1670 tại Săm-bơ cho triều đình xem; Là 1 trong những vở kịch thành công nhất của Mô-li-e.
- Đoạn trích: 
+ Là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch 5 hồi.
+ Gồm 2 cảnh: Ông giuốc-đanh và bác phó may.
 Ông Giuốc-đanh và các thợ phụ.
+ Đoạn trích được XD hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiến cười sảng khoái cho khán giả.
II. Phần Tiếng Việt: 
HD HS : Ôn tập về Lựa chọn trật tự từ trong câu (Tiếp): 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm: 
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II. Phần TLV:
HD HS : Luyện tập về Đưa các yếu tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận: 
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
- HS # nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm:
* Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
* Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
B. Luyện tập:
HD HS làm các bài tập:
- GV HD HS làm BT. 
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
I. BTTN: Bài 29 ():
- HS tự làm. (kẻ bảng theo mẫu).
- GV HD HS tìm đáp án đúng.
- HS đổi vở.
- GV gọi HS chữa bài, HS chấm chéo bài của bạn.
- Tổng hợp số điểm đạt được / điểm tối đa.
- Tuyên dương, phê bình kịp thời.
Câu
Chọn đáp án
Đáp án đúng
Điểm
Điểm tối đa:.............Điểm đạt được:........
Điểm trình bày:........................................
HD HS làm các bài tậpTự luận:
 Đề bài: 
Câ
Câu 1: Cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối trong bài “ Quê hương của Tế Hanh”
* Phần nâng cao
Câu 2:Chứng minh lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ. 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
- Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên.
- Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... 
* Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài.
Câu 2
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) đã cho ta thấy lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này, đồng thời cũng vang dậy lời hiệu triệu của toàn quân ra trận
Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàn, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, chó hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc.
Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà.
 * Củng cố : 
 Khái quát kiến thức đã ôn .
* HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp Phả Lại ,ngày - - 2011
 Kí duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan(1).doc