Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 7

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 7

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 ( Trích “Đôn-ki-hô-tê. Xéc –Van – Téc)

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh thấy được nghệ thuật xây dựng truyện bất hủ hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xantro Panxa. Đánh giá thoả đáng từng ưu và khuyết điểm của nhân vật. Từ đó bước đầu hiểu được chủ đề của tác phẩm vĩ đại của Xec-van-tec, rút ra được những bài học bổ ích qua câu chuyện đánh nhau với cối xay gió.

- Tích hợp: Phần tiếng việt qua bài “Tình thái từ”, phần tập làm văn qua bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.

- Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích và so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, tư kiệu tham khảo,tranh. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 - Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong truyện “Cô bé bán diêm”? Nêu dẫn chứng. Theo em tại sao 4 lần đầu em bé chỉ quẹt 1 que diêm, lần thứ 5 lại quẹt tất cả các que diêm?

 - Giới thiệu bài mới: Tây Ban Nha là đất nước phía Tây châu Âu. Vào thời đại Phục Hưng (thế kỉ XIV-XVI) sản sinh nhà văn kiệt xuất Xec-van-tec với tác phẩm bất hủ: Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. Kể về những chuyện hoang đường của chàng hiệp sĩ mặt buồn Đôn-ki và gã giám mã Xantro. Những chuyến chu du của hai thầy trò để cứu khổ phò nguy, lập lại công bằng xã hội xứng đáng với danh hiệu cao quý “Hiệp sĩ anh hùng” chỉ toàn gặp thất bại.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 Ngày soạn:
Tiết 25, 26	 Ngày dạy:
 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 ( Trích “Đôn-ki-hô-tê. Xéc –Van – Téc)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Giúp học sinh thấy được nghệ thuật xây dựng truyện bất hủ hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xantro Panxa. Đánh giá thoả đáng từng ưu và khuyết điểm của nhân vật. Từ đó bước đầu hiểu được chủ đề của tác phẩm vĩ đại của Xec-van-tec, rút ra được những bài học bổ ích qua câu chuyện đánh nhau với cối xay gió.
- Tích hợp: Phần tiếng việt qua bài “Tình thái từ”, phần tập làm văn qua bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
- Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích và so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tư kiệu tham khảo,tranh. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong truyện “Cô bé bán diêm”? Nêu dẫn chứng.. Theo em tại sao 4 lần đầu em bé chỉ quẹt 1 que diêm, lần thứ 5 lại quẹt tất cả các que diêm?
	- Giới thiệu bài mới: Tây Ban Nha là đất nước phía Tây châu Âu. Vào thời đại Phục Hưng (thế kỉ XIV-XVI) sản sinh nhà văn kiệt xuất Xec-van-tec với tác phẩm bất hủ: Tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê. Kể về những chuyện hoang đường của chàng hiệp sĩ mặt buồn Đôn-ki và gã giám mã Xantro. Những chuyến chu du của hai thầy trò để cứu khổ phò nguy, lập lại công bằng xã hội xứng đáng với danh hiệu cao quý “Hiệp sĩ anh hùng” chỉ toàn gặp thất bại.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong sách giáo khoa.
Giáo viên: Đem thông tin cho học sinh và chốt ý.
? Hãy khái quát vài nét về Xec-van-tec và bộ tiểu thuyết vĩ đại Đôn-ki?
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh đọc: To, rõ ràng, chú ý các câu thoại của các nhân vật, những câu nói xen phần hài hước.
Giáo viên: Hướng dẫn tìm hiểu sách giáo khoa.
? Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung khái quát của từng phần? (3 phần)
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm
- Xec-van-tec (1547-1616) là nhà văn thiên tài của Tây Ban Nha, tụ hội, kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học Tây Ban Nha cũng như tiểu thuyết Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Sinh ra trong một gia đình tiểu quý tộc nghèo. Trước khi trở thành nhà văn ông đã trải qua cuộc sống đầy nghịch cảnh.
- Tác phẩm: Tiểu thuyết Đôngkisốt, truyện ngắn, thơ, kịch. Văn bản trích 8/126 trong bộ tiểu thuyết Đônki (1605-1615).
2. Đọc
3. Chú thích: HS xem SGK
4. Bố cục 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Giáo viên: Giới thiệu nguồn gốc và xuất xứ của nhân vật: Quý tộc nghèo 50 tuổi mê đọc tiểu thuyết. Chưa lập gia đình, mê truyện →muốn trở thành hiệp sĩ và quyết tâm thực hiện ý định.
? Để làm hiệp sĩ lão Kihada đã làm những gì?
? Khi nhìn thấy cối xay gió Đôn-ki-hô-tê có suy nghĩ và hành động như người bình thường không?
? Lão nghĩ cối xay gió là gì? Và lão đã làm những gì với chúng? Với tư cách là một hiệp sĩ?
? Thái độ và lí tưởng của người hiệp sĩ theo lão là gì?
? Theo em lí tưởng ấy của lão có đáng khen và ca ngợi hay không?
? Vậy điểm đáng chê là gì?
? Khi xông vàothái độ lão như thế nào? Điều đó chứng tỏ phẩm chất gì trong lão?
Giáo viên: Kết quả của cuộc chiến đấu như thế nào? Lão có khiếp sợ không? Tìm chi tiết thể hiện điều đó
? Thái độ ấy thể hiện nét tính cách nào của nhân vật này?
? Trong nhân vật này chúng ta thấy tồn tại hai mặt đối lập: Đáng khen-Đáng chê. Vậy đáng khen chỗ nào và đáng chê chỗ nào?
? Trên đường đi trong cuộc trò chuyện với Xantro, Đôn-ki còn bộc lộ những điểm gì đáng khen và buồn cười nữa?
Học sinh: Tìm kiếm dẫn chứng phân tích.
? Trong cái cười, cái gàn dở của nhân vật này có điểm đáng khen đó là gì?
? Qua nhân vật Đôn-ki-hô-tê, Xec-van-tec đã đóng góp cho thế giới một phần rất lớn. Đó là gì?
? Hình ảnh nhân vật Xantro Panxa được xây dựng tương phản với Đôn-ki như thế nào?
Học sinh: Tìm kiếm, so sánh và phân tích.
? Đầu óc của Xantro có điên rồ như Đôn-ki không?
? Khi Đôn-ki ngã hắn có bỏ mặc không?
? Xantro là người như thế nào? Có thật thà không?
? Em có nhận xét gì về hai nhân vật trong tiểu thuyết này?
Học sinh: Thảo luận.
Tìm hiểu nội dung chính và nghệ thuật → Kết luận
? Nêu nội dung chính và nét độc đáo trong cách xây dựng nhân vật của Xec-van-tec
Học sinh: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
1. Nhân vật quý tộc lừng danh xứ Mantra, hiệp sĩ mặt buồn Đôn-ki-hô-tê.
- Đôn-ki-hô-têlà một lão quý tộc nghèo, tạc 50, gầy gò ốm yếu, mê mẩn truyện tiều thuyết hiệp sĩ → thực hiện ý định
- Đổi tên → Đôn-ki-hô-tê, phong ngựa gầy làm chiến mã Rôxinantê, chọn một người yêu dấu để tôn thờ, mà vũ khí cũ, phong Xantro Panxa làm giám mã → lên đường.
- Say mê truyện → hoang đường. Ngỡ cối xay gió là những tên khổng lồ hung ác mà một hiệp sĩ phải diệt trừ.
- Tự tin gạt đi lời khuyên của Xantro, ngỡ các cánh quạt là bàn tay khổng lồ.
- Lão cho rằng diệt trừ, là cuộc chiến đấu chính đáng, là lẽ sống của mọi chàng hiệp sĩ trong đó có lão.
→Khát vọng tốt đẹp đáng trân trọng, đó là phẩm chất quý giá song đã bị đầu óc hoang đường kia làm sai lệch.
- Một mình một ngựa.không tiếc mạng sống → dũng cảm đường đầu với thế lực mạnh.
Kết quả: Lão và ngựa văng ra xa, bị thương. Đây là kết quả tất yếu của cuộc chiến không cân sức, điên rồ: Người và vật vô tri.
- Nhân vật Đôngkisôt với hai mặt đối lập:
+ Đáng khen: Phẩm chất và khát vọng tốt đẹp, dũng cảm kiên cường.
+ Đáng chê: Quá mê muội, không tỉnh ngộ, hoang đường.luôn tin rằng tài năng và kiếm thuật siêu quần sẽ chiến thắng khổng lồ.
- Chẳng quan tâm đến nhu cầu cá nhân, thức suốt đêm nhớ đến tình nương và nhiều hành động điên rồ mà tiểu thuyết hiệp sĩ đem lại khiến lão trở thành người mê muội, gàn dở nhất.
- Đôn-ki-hô-tê lúc gàn dở nhất cũng thể hiện mình cao thượng trong sạch và sống hết mình vì lí tưởng hiệp sĩ
- Đôn-ki-hô-tê, hình tượng phản hiệp sĩ, nhại hiệp sĩ bất hủ mà Xec-van-tec sáng tạo ra từ tài năng vĩ đại của mình.
2. Nhân vật Xantro Panxa
Người song hành cùng Đôn-ki được Xec-van-tec xây dựng tương phản hoàn toàn với Đôn-ki: béo, lùn, nhút nhát, là người thực dụng và chú ý đến nhu cầu bản thân
- Có đầu óc, tỉnh táo khôn ngoan, ngăn cản Đôn-ki xông vào cối xay gió.
- Chủ ngã, chạy đến nâng đỡ, an ủi, thương xót với thái độ chân thành.
→Thật thà, chất phác song thực dụng, thích danh vọng hão huyền nên đi theo Đôn-ki. Xét về mặt nào đó hắn cũng ảnh hưởng chút điên rồ của Đôn-ki.
- Hai người bổ sung cho nhau những nét tính cách còn thiếu. Họ gắn bó cùng nhau từ đầu đến hết bộ truyện dài, Xantro bền bỉ, kiên trì →Đôn-ki tỉnh ngộ. Ngược lại gần chủ Xantro lại ảnh hưởng và học được những đức tính tốt đẹp. 
Ở họ sáng ngời phẩm chất vì chính nghĩa.
III/ Tổng kết
Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
 IV. Củng cố: Theo em đặc điểm tính cách của hai nhân vật có điểm đáng khen và đáng chê 
 V. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới.
***************************************************
Tuần 7 	 Ngày soạn:
Tiết 27	 Ngày dạy:
TÌNH THÁI TỪ
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức. HS hiểu thế nào là tình thái từ .
- Tích hợp với văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió” và bài luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp 
Vói văn biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tình thái từ có hiệu quả trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
- GV soạn giáo án , Hệ thống câu hỏi , kiến thức tích hợp với các văn bản đã học .
- HS soạn các câu hỏi ở trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	 - Thế nào là trợ từ? Cho VD?
 - Thế nào là thán từ? Cho VD? Có mấy loại thán từ?
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
GV treo bảng phụ
 - Gạch chân các từ in đậm SGK
? Trong các VD trên bảng a,b,c. Nếu lược bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của cac câu có gì thay đổi?
Tại sao?
GVgợi dẫn HS dùng thao tác lược bỏ và so sánh để tìm hiểu chức năng của tình thái từ?
a.Nếu không có từ “à” thì câu nay thay đổi như thế nào?
b. Nếu bỏ đi từ “đi” thì câu ảnh hưởng như thế nào?
C,Nếu bỏ đi từ “thay” sẽ ảnh hưởng ntn? Đến câu
GV : Như vậy các câu a,b,c dùng than từ tạo lập loại câu gì?( câu nghi vấn – câu cầu khiến- câu cảm than)
- VD d từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì củangười nói ?
? THế nào là tình thái từ?
? Có mấy loại tình thái từ? 
? Các tình thái từ gạch chân dùng trong hoàn cảnh nào?( Quan hệ , tuổi tác , thứ bậc ,xã hội , tình cảm)
HS : Từ à hỏi với ý thân mật.
 Từ ạ hỏi với ý kính trọng
Ta cần sử dụng tình thái từ ntn?
HS đọc ghi nhớ sgk trang 81
I- Chức năng của Tình thái từ:
1- VD. 
a. Mẹ đi làm rồi à!
b. Mẹ tôi kéo
 - Con nín đi.
c. Thương thay cũng một kiếp người.
 -Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi.
d. Em chào cô ạ.
2. Nhận xét: 
 * CHƯA BỎ *BỎ
 a Mẹ đi làm rồi à? - Mẹ đi làm rồi.
 b.Con nín đi - Con nín
 c. Thương thaycũng. – THương cũng ...
 Khéo thay.. – Khéo mang.
a. Nếu bỏ từ à câu này không phải là câu nghi vấn.
b.Nếu bỏ từ đi thì câu này không phải là câu cầu khiến.
c. Bỏ từ thay thì câu này không phải là câu cảm thán
d. Từ “ạ” biểu thị tình cảm kính trọng , lễ phép của người nói.
3. Kết luận. 
Ghi nhớ 1: sgk trang 81
- Có 4 loại tình thái từ: 
Ghi nhớ 2: sgk trang 81
II- Cách sửdụng tình thái từ:
1- VD đối chiếu các câu sau 
a, Bạn chưa về à?
b, Thầy mệt ạ?
c, Bạn giúp mình một tay nhé!
d, Bác giúp cháu một tay ạ!
2- Nhận xét:
a, Câu hỏi thân mật – ngang hang
b, Hỏi kính trọng .
c, Cầu khiến thân mật .
d, Cầu khiến , lễ phép
3- Kết luận: 
Ghi nhớ 3- sgk trang 81
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu và nhận xét phần thực hiện của học sinh
Học sinh thực hiện theo chỉ dẫn
Nhận xét, bổ sung
III- Luyện tập:
1. a, (-) b, (+) c, (+) d, (-) e,(+) g, (-) h, (-) I,(+)
2. Giải thích ý nghĩa của tình thái từ.
a, Chứ. Nghi vấn
b, Chứ. Nhấn mạnh
 IV. Củng cố: Thế nào là tình thái từ? cách sử dụng tình thái từ.
 V. Dặn dò: chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Tuần 7 	 Ngày soạn:
Tiết 28	 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Giúp các em nắm chắc và khắc sâu kiến thức về đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Biết cách liên kết đoạn, chuyển đoạn.
- Tích hợp: Phần văn qua văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”, phần tiếng việt qua bài “Tình thái từ”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo yêu cầu cho trước.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tư kiệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	 - Trong văn tự sự người ta còn dùng yếu tố nào?
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Yếu tố quan trọng nhất làm nên nội dung hay cốt truyện của một văn bản tự sự là gì?
Học sinh: Sự việc chính và nhân vật chính
? Vậy sự việc chính là gì? Nhân vật chính?
? Để bài văn sinh động thêm ta cần thêm những yếu tố nào? Vai trò của các yếu tố đó? Đó có phải là trọng tâm không?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh chọn sự việc b sách giáo khoa.
? Quá trình xây dựng văn bản gồm mấy bước? Áp dụng cho sự việc vừa lựa chọn.
Giáo viên: Chú ý tả cụ già như thế nào? Lúc qua đường lúng túng và lo sợ ra sao? Tình cảm và thái độ của em lúc đó như thế nào?
I. Từ sự viêc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
1. Yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là sự kiện và nhân vật chính.
2. Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò làm đoạn văn sinh động và hấp dẫn hơn, chân thực, gần gũi hơn.
3. Xây dựng văn bản tự sự có miêu tả và biểu cảm: 5 bước:
- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính: Em giúp bà cụ qua đướng lúc đông người.
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể: Thứ I: em .
- Bước 3: Xác định thứ tự kể: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Bước 4: Xác định yếu tố tả và biểu cảm cần thiết.
- Bước 5: Viết đoạn văn kết hợp các yếu tố.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tiến hành luyện tập.
Học sinh: Làm việc theo nhóm có sự giám sát của giáo viên.
Giáo viên: Cho học sinh tìm trong sách giáo khoa đoạn văn viết về nội dung đó và so sánh với bài làm của mình.
? Tác dụng của yếu tố tả và kiểu cảm trong đoạn văn?
II. Luyện tập: 
Bài tập 1: Có thể viết nhiều cách khác nhau, song cần chú ý đến sự kiện và nhân vật chính thêm vào các yếu tố tả và biểu cảm.
Bài tập 2: Đoạn văn
 “Hôm saukhóc”
- Yếu tố tả: Cố làm ra vẻ vui, cười như mếu, ầng ậng nước,
- Yếu tố biểu cảm: Không xót xa năm quyển sáchlão Hạc.
- Sự việc: lão Hạc kể chuyện bán cậu Vàng.
- Ngôi kể: Tôi (ngôi I).
- Tác dụng: Thể hiện chân thực bộ dạng và cử chỉ đồng thời làm bật lên cõi lòng dày xé, xót xa ân hận.
 IV. Củng cố: Các bước làm văn bản tự sự.
 V. Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 day du 20122013.doc