Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 6

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 6

 CÔ BÉ BÁN DIÊM

 ( Trích trong truyện AN-ĐEC-XEN )

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ lòng thương cảm của An-đec-xen đối với em bé bán diêm trong đêm giao thừa. Được kể lại bằng nghệ thuật kể chuyện cổ tích cảm động, thấm thía.

- Tích hợp: Phần tiếng việt qua bài “Trợ từ và thán từ”, phần tập làm văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục trong văn bản tự sự, khả năng phân tích nhân vật qua hành động và lời kể. Tìm hiểu và phân tích biện pháp tương phản và đối lập trong văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Soạn giáo án, tư liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả.

 Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định lớp.

 II. Bài cũ:

 - Nêu hoàn cảnh và nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Ý nghũa cái chết và nêu vài nét nghệ thuật đặc sắc.

 - Dẫn vào bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 	 Ngày soạn:
Tiết 21, 22	 Ngày dạy:
 CÔ BÉ BÁN DIÊM
 ( Trích trong truyện AN-ĐEC-XEN )
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ lòng thương cảm của An-đec-xen đối với em bé bán diêm trong đêm giao thừa. Được kể lại bằng nghệ thuật kể chuyện cổ tích cảm động, thấm thía.
- Tích hợp: Phần tiếng việt qua bài “Trợ từ và thán từ”, phần tập làm văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục trong văn bản tự sự, khả năng phân tích nhân vật qua hành động và lời kể. Tìm hiểu và phân tích biện pháp tương phản và đối lập trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Soạn giáo án, tư liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả.
	Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Nêu hoàn cảnh và nguyên nhân cái chết của lão Hạc. Ý nghũa cái chết và nêu vài nét nghệ thuật đặc sắc.
	- Dẫn vào bài mới.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin về tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa.
? Em hãy nêu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của An-đec-xen – nhà văn Đan Mạch này
Học sinh: Nêu theo phần
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên: Hướng dẫn: Yêu cầu đọc chậm, giọng thông cảm, cố gắng phân biệt được cảnh thức và ảo sau mỗi lần em bé quẹt diêm. 
? Em hãy tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm”
? Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Học sinh: 3 phần.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: H. C. An-đec-xen (1805-1845) là nhà văn Đam Mạch nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Sau khi học xong đại học ông bắt đầu sáng tác và viết truyện dành cho trẻ em.
b. Tác phẩm: Văn bản kể về một em bé nghèo bán diêm trong một đêm đông rét buốt và cuối cùng đã chết bên một góc đường vào ngày cuối năm.
2. Đọc
3. Giải thích từ khó
4. Bố cục
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu
? Hình ảnh em bé bán diêm xuất hiện như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh chi tiết ấy.
? Qua những hình ảnh chi tiết miêu tả em bé em hãy cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy đem lại hiệu quả gì?
? Theo em nội dung chính của câu chuyện là gì?
Học sinh: 5 lần quẹt diêm.
? Hình ảnh ấy lặp đi lặp lại có gây sự nhàm chán không? Vì sao?
? Vì sao em bé lại quẹt diêm?
Học sinh: Để sưởi ấm và được chìm đắm trong mộng tưởng của mình.
? Em có tưởng tượng ra những gì? Có gắn với thực tế không?
? Em có nhận xét so sánh gì về những lần mộng tưởng của cô bé với thực tại mà em đang trải qua?
? Cái biến hoá ước mơ ↔ cái bất biến hiện tại có tác dụng gì?
? Có gì khác trong lần quẹt diêm thứ 4 của em bé?
? Ước muốn và tình cảm của em bé khi gặp lại bà trong làn quẹt diêm thứ 4?
? Vì sao em bé lại quẹt hết những que diêm?
? Số phận của em bé như thế nào qua lần quẹt diêm cuối cùng? Qua đó em hãy nhận xét về tình cảm của tác giả với em bé
? Qua cách xây dựng truyện của nhà văn →em bé chết. Cái chết ấy có nhẹ nhàng không? Vì sao?
? Thái độ của mọi người khi nhìn thấ cảnh chết như thế nào? Điều đó nói lên gì?
? Thái độ và tình cảm của em trước cái chết của em bé?
Hoạt động 5 (5 phút): Hướng dẫn tổng kết
Giáo viên: Hãy nêu nội dung và những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu làm nên sự thành công của truyện?
Học sinh” Trình bày. Đọc ghi nhớ
II. Phân tích:
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Mồ côi mẹ, cha bắt đi bán diêm trong đêm giao thừa, khi mà mọi người nghỉ ngơi chào đón năm mới.
- Trời rét thấu xương, đường vắng vẻ không bóng người , một mình em phong phanh, đi chần trần, lang thang, đói rét.
- Khuya vẫn không bán được →em không dám về.
→Bằng nghệ thuật tương phản đối lập, tác giả đã thành công trong việc làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của em bé. Sự đối lập gay gắt: em bé ↔ đêm giao thừa, trời rét ↔..Thu hút được sự đồng cảnh của người đọc.
2. Em bé bán diêm và những mộng tưởng
- 5 lần quẹt diêm rất đỗi tự nhiên và thú vị đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng như trong truyện cổ tích. Khi ánh lửa bừng sáng →tác giả tưởng tượng và ước mơ xuất hiện.
+ Lần 1: lò sưởi hiện ra với hơi ấm dịu dàng →em bé đang rét.
+ Lần 2: Bữa ăn sáng thịnh soạn →đang đói và khát.
+ Lần 3: Cây thông No-en →được vui chơi trong đêm giáng sinh.
Thực tại và ảo ảnh xen kẽ được sắp xếp khéo léo gợi lên cho người đọc niềm cảm thương và hình ảnh em bé hồn nhiên trong đêm đông rét mướt.
+ Lần 4: Người bà xuất hiện mỉm cười với em →bà và mẹ là người yêu thương em nhất. Tình cảm nhớ thương và ước muốn được theo bà đó là nguyên nhân của lần quẹt diêm thứ 5.
Quẹt hết những que diêm còn lại hình ảnh bà hiện lên lâu hơn →níu giữ và muốn đi theo bà, em đã ra đi trong đói khát.
Bằng những hình ảnh của thực tại và mộng tưởng tác giả bày tỏ nòêm cảm thông, yêu thương sâu nặng →em bé đáng thương và bất hạnh. Cái chết thê thảm →sự bay bổng về trời của một tiểu thiên thần. Chất lãng mạn và lòng nhân ái đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương nhưng vẫn nhẹ nhàng đầy chất thơ.
3. Cái chết của em trong con mắt mọi người
Mọi người thờ ơ trước cái chết thương tâm của cô bé →xã hội lạnh lùng, vô tình. Chỉ có cái nhìn đầy cảm thông và lòng nhân hậu của nhà văn mới làm giảm được cảm giác bi thương trước cái chết của em. Hình ảnh em bé bay lên trời, sự gặp nhau của hai bà cháu chính là niềm ưu ái mà ông dành cho những số phận đau khổ như em. Gợi lên trong lòng chúng ta cảm giác thương tâm và cảm động.
III/ Tống kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
IV/ Luyện tập
Hình ảnh, chi tiết nào làm em thấy cảm động nhất? Vì sao?
 IV. Củng cố: Câu chuyện thể hiện và cái nhìn và tấm lòng nhân ái của tác giả. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 V. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếng việt “Trợ từ - Thán từ”.
**************************************
 Tuần 6 	 Ngày soạn:
 Tiết 23	 Ngày dạy:
TRỢ TỪ - THÁN TỪ
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ và công dụng của nó trong các hoạt động giao tiếp.
- Tích hợp: Với phần văn ở văn bản “Cô bé bán diêm” và tập làm văn qua bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.
- Kĩ năng: Rèn luyện học sinh kĩ năng sử dụng linh hoạt và thành thục trợ từ và thán từ trong các tình huống giao tiếp và sử dụng có hiệu quả trong văn phong.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ.
 - Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ.
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Cho học sinh tiếp xúc với ví dụ trong sách giáo khoa. Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
Giáo viên: Các ví dụ trên diễn đạt điều gì?
? Ba ví dụ trên có gì giống và khác nhau?
? Sự khác nhau của ba ví dụ trên do nhân tố nào quyết định? Tác dụng của nhân tố đó?
? Vậy trợ từ là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong giao tiếp?
Bài tập nhanh: Hãy đặt câu với một số từ: hẳn, chỉ, tới, ngay.
Giáo viên: Cho học sinh tiếp xúc với ví dụ. Treo bảng phụ.
? Các từ in đậm trong ví dụ có tác dụng như thế nào? 
Này, a
Giáo viên: Nêu câu hỏi 2 mục II sách giáo khoa trang 69.
? Vậy thán từ là gì? Tác dụng của thán từ?
I/ Trợ từ
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a. Thông báo về việc ăn cơm của “nó”
b. Thông báo về việc ăn cơm và biểu thị thái độ của..→.(ăn nhiều)
c. Thông báo về việc ăn cơm và biểu thị thái độ ..→.(ăn ít)
Giống: Thông tin về sự kiện làm hạt nhân
Khác: 
- 1: Thông tin về sự kiện.
- 2, 3: Thông tin về sự kiện và thái độ của
Tác dụng: “Những”, “có” biểu thị thái độ của ..với sự việc được nói đến.
3. Kết luận
Ghi nhớ 1: Sách giáo khoa
II/ Thán từ
1. Ví dụ
Các từ in đậm trong ví dụ
2. Nhận xét
a. – “Này”: Gây sự chú ý với người đối thoại
 - “a”: Thái độ tức giận
 - “Vâng”: Thái độ lễ phép nghe lời
b. Các từ “này”, “a”, “vâng” có thể độc lập tạo thành câu hoặc cùng một số từ khác tạo thành câu. Thường đứng ở đầu câu làm phần .của câu.
3. Kết luận
Ghi nhớ 2: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập.
Học sinh: Hoạt động theo nhóm.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh trình bày sau đó nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
III/ Luyện tập
Bài tâp 1: Các câu có trợ từ: a, o, g, i.
Bài tập 2: 
- Lấy: không có.
- Nguyên: Chỉ riêng tiềnđã cao rồi.
- Đến: sự vô lí.
- Cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
- Cứ: nhấn mạnh việc lặp lại, nhàm chán.
Bài tập 3: Các thán từ: này, à, ấy, vâng, chao ôi, hỡi ôi.
Bài tập 4:
- Kìa: tỏ ý đắc chí.
- Haha: khoái chí.
 IV. Củng cố: Thế nào là trợ từ. Cho ví dụ. Thế nào là thán từ. Cho ví dụ.
 V. Dặn dò: Về nhà học bài làm các bài tập còn trong sách bài tậpvà chuẩn bị bài mới bài tập làm văn “ Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”
*********************************************
Tuần 6 	 Ngày soạn:
Tiết 24	 Ngày dạy:
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tác động qua lại giữa yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm trong một văn bản hoàn chỉnh
- Tích hợp: Với các văn bản tự sự đã học và các bài tiếng việt trong chương trình.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự có đan xen giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, một số văn bản tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	I. Ổn định lớp.
 II. Bài cũ:
	- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu yêu cầu. Trình bày các quy trình tóm tắt văn bản tự sự?
 III. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc văn bản trong sách giáo khoa và nêu câu trả lời.
? Xác định những yếu tố tự sự (những sự việc lớn nhỏ trong đoạn văn)
? Nêu nội dung của các sự kiện đó
? Trong văn bản này có hay không có yếu tố miêu tả? Đó là những yếu tố nào?
? Yếu tố biểu cảm có được thể hiện trong đoạn văn không? Đó là gì?
? Các yếu tố kể, tả và biểu cảm có được phân định rạch ròi không?
? Nếu bỏ đi yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn như thế nào? Viết lại và so sánh với đoạn văn đầu tiên.
? Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là gì?
Học sinh: Thảo luận nhóm
Giáo viên: Yêu cầu trình bày, nhận xét và chốt ý.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
I/ Sự kết hợp giữa các yếu tố: kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
1. Đoạn văn: Sách giáo khoa.
2. Nhận xét
a. - Sự việc lớn: Kể về cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với người mẹ trong thời gian xa cách lâu dài.
 - Sự việc nhỏ: Mẹ thấy tôi, vẫy lại, kéo lên xe, tôi oà khóc, ngổi trong lòng mẹ,
b. Yếu tố tả: Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, mẹ trông không còm cõi, gương mặt tươi sángmịnmá.
c. Yếu tố biểu cảm
- “Hay tạisung túc”
- “Tôi thấylạ thường”
- “Phải bé lạivô cùng”
→Các yếu ố đan xen lẫn nhau vào không tách rời.
- Nếu bỏ yếu tố tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ khô khan không gây xúc động cho người đọc
- Nhờ có các yếu tố mà đoạn văn trở nên hấp dẫn sinh động khiến người đọc phải suy nghĩ liên tưởng và rút ra những bài học về tình mẫu tử.
3. Kết luận:Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện và giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.
Học sinh: Thảo luận nhóm.
Giáo viên: Quan sát học sinh làm. Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên: Yêu cầu nhóm khác bổ sung.
Giáo viên: Nhận xét và chữa bài cho học sinh theo từng yêu cầu.
II/ Luyện tập
Bài tập 1: Sau một hồi trốngcác lớp.
- Yếu tố biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng run run theo nhịp bước rộn ràng vào trong lớp.
- Yếu tố miêu tả: Hồi trống thúc giụcsắp hàngđi vào lớpkhông đi, không đứngco một chân lênduỗi mạnh
Bài tập 2: Lão Hạc
Chao ôi!....dần dần.
- Yếu tố miêu tả: Tôi dấu diếm vợdần.
- Yếu tố biểu cảm: Chao ôinỡ giận.
 IV. Củng cố: Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả vả biểu cảm trong văn tự sự mang lại tác dụng gì? Nếu bỏ đi các yếu tố ấy thì văn bản như thế nào?
 V. Dặn dò: Về nhà học bài vừa học xong ,có những gì không hiểu HS phải nghiên cứu và đề nghị cô sẽ giảng lại vào tiết tới và chuẩn bị bài mới. văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 day du 20122013.doc