Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta (trích Bình ngô đại Cáo) Nguyễn Trãi

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta (trích Bình ngô đại Cáo) Nguyễn Trãi

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

(Trích Bình Ngô Đại Cáo)

 Nguyễn Trãi

A. Mức độ cần đạt:

- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo

- Nắm đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức:

- Sơ giản về thể cáo

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô đại cáo

- Nội dung, tư tưởng tiến bộ của nguyễn trãi về đất nước, đân tộc

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở đoạn trích

3.Kĩ năng .

- Đọc hiểu văn bản viết theo thể cáo

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở thể cáo

2. Tư tưởng :

- Thấy đươc tư tưởng và ý thức xây dựng một đất nước giầu mạnh của cha ông ta .

- Rèn kĩ năng phân tích cho học sinh .

C. Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1239Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 97: Nước Đại Việt ta (trích Bình ngô đại Cáo) Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/2/2011
Ngày dạy : 23/2/2011
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô Đại Cáo)
 Nguyễn Trãi 
A. Mức độ cần đạt:
- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của một bài cáo
- Nắm đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô đại cáo
- Nội dung, tư tưởng tiến bộ của nguyễn trãi về đất nước, đân tộc
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở đoạn trích
3.Kĩ năng .
- Đọc hiểu văn bản viết theo thể cáo
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở thể cáo
2. Tư tưởng :
- Thấy đươc tư tưởng và ý thức xây dựng một đất nước giầu mạnh của cha ông ta .
- Rèn kĩ năng phân tích cho học sinh .
C. Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm
D.Tiến trình dạy học
1. Ổn định : 8a1 .........................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút
- Chép thuộc lòng những câu văn viết về nỗi lòng của TQT? Phân tích?
- Phân tích NT lập luận đặc sắc của đoạn 3 bài HTS?
8a1 
3. Bài mới : Hôm trước ta đã tìm hiểu thể chiếu của văn chính luận thời trung đại với bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn. Hôm nay ta sẽ đi tìm hiểu thêm một thể nữa là thể cáo qua bài Nước Đại Việt ta trích trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Dựa vào chú thích dấu sao (SGK), bài Cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?
® GV giải thích nhan đề bài Cáo : Bình : đánh, dẹp; Ngô : Chỉ giặc Minh, giặc phương Bắc nói chung; Đại cáo : tuyên cáo rộng rãi ® tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
® Được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta sau bài “ Nam quốc sơn hà ”
- Dựa vào chú thích trong SGK, hãy nêu những đặc điểm chính của thể loại cáo?
+ Tác giả : vua chúa tướng lĩnh
+ Mục đích : ban bố rộng rãi một vấn đề có tính chất quốc gia.
+ Thể văn : chính luận có tính chất quy phạm chặt chẽ
+ Bố cục : 4 phần
- Nêu luận đề chính nghĩa
- Vạch rõ tội ác của kẻ thù
- Kể lại quá trình kháng chiến
- Tuyên bố chiến thắng, nêu cao chính nghĩa
- HS đọc đoạn trích : trang trọng, hào hùng.
? Đoạn trích nằm ở phần nào của bài Cáo?( phần mở đầu)
? Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lý nào?
- 2 chân lý : - Tư tưởng nhân nghĩa
-Chân lý độc lập chủ quyền dân tộc
Hoạt động 2 :
-em hiểu thế nào là nhân nghĩa? 
- Qua hai câu có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
 - So sánh tư tưởng trung nghĩa của HTS và tư tưởng nhân nghĩa của Bình Ngô Đại Cáo, em có nhận xét gì?
+ Giống : Biểu hiện của tinh thần yêu nước.
+ Khác :
 · Trung nghĩa ® đề cao vua chúa tướng lĩnh – vua chúa tướng lĩnh tiêu biểu đến đâu cũng không thể là cả quốc gia.
· Nhân nghĩa ® lấy dân làm gốc – bền vững, tiến bộ.
® GV chốt : Như vậy nhân nghĩa – yên dân – trừ bạo – yêu nước chống ngoại xâm – bảo vệ đất nước
® GV dẫn dắt : Khi nhân nghĩa gắn với yêu nước chống ngoại xâm thì bảo vệ độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Vì vậy tiếp theo tư tưởng nhân nghĩa, tác giả đã khẳng định chân lý sự tồn tại độc lập DT.
- HS đọc 8 câu tiếp theo.
- Để khẳng định độc lập chủ quyền, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào? (5 yếu tố)
- HS thảo luận nhóm, trả lời ý 2 câu hỏi 3 (SGK) : Nhiều ý kiến cho rằng ® Nước Đại Việt ta.
+Sự tiếp nối : 
- Xác định độc lập DT qua 2 yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền.
-Khẳng định bằng lịch sử các triều đại và đưa yếu tố văn hiến lên đầu ® sâu sắc.
® văn hiến : văn : văn chương; hiến : con người
® Khẳng định yếu tố con người.
- NT đoạn này có gì đặc sắc? Tác dụng? (dùng từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ) câu hỏi 4 (SGK)
- HS đọc đoạn cuối.
® Ở bài “ Sông núi nước Nam ”, tác giả khẳng định sức mạnh chính nghĩa : kẻ xâm lược nào phạm vào sách trời nhất định sẽ bị chuốc lấy thất bại thảm hại.
- Ở đoạn này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào để CM cho sức mạnh của chính nghĩa?
- Nhận xét cách viết của tác giả? Hoặc cách đưa dẫn chứng 
? Qua đoạn trích, tác giả đã truyền đến cho em cảm xúc ntn?
® Tự hào, phấn chấn, say sưa với niềm vui chiến thắng – liên hệ với “ Phò giá về kinh ” của Trần Quang Khải.
- Có ý kiến cho rằng sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. ý kiến của em thế nào?
® Lí lẽ : nhân nghĩa là phải lo yên dân chống giặc ngoại xâm. Đại Việt là một nước có độc lập chủ quyền. Đại Việt có truyền thống lịch sử – chủ quyền riêng
+ Thực tiễn : Văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chủ quyền. Triệu, Đinh, Lý, Trần – cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên.
- Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích bằng sơ đồ?
I Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi
+ Nhà yêu nước
+ Người anh hùng dân tộc
+ Danh nhân văn hoá TG
2. Tác phẩm :
- Nhan đề: 
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 4 phần
b.Thể loại: Cáo
c. Phân tích:
c.1 Tư tưởng nhân nghĩa
- yên dân, trừ bạo
® yên dân làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc.Muốn yên dân thì phải trừ mọi thế lực bạo tàn
- Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn với yêu nước
c. 2. Chân lý về độc lập chủ quyền dân tộc
-Văn hiến: Lâu đời
-Lãnh thổ riêng
-Phong tục tập quán riêng
-Lịch sử riêng
-Chủ quyền( chế độ) riêng
Thể hiện tính vốn có : lâu đời, từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia 
+ Câu văn biền ngẫu 
+ Tu từ, liệt kê, so sánh
-> Tạo nhịp nhàng, cân đối cho lời văn
=> Khẳng định sự ngang hàng, lòng tự hào DT
c. 3 Sức mạnh của chính nghĩa
– Cách dùng từ : bại, vong, cầm, ế ® thất bại tất yếu của đội quân phi nghĩa.
- “ Đế” Khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với PK phương Bắc 
-Thêm 3 yếu tố : văn hiến, phong tục, lịch sử, tài năng con người
 ® toàn diện.
Tất yếu chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược
- Dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập liên tiếp ® tăng tính thuyết phục, củng cố niềm tin mãnh liệt sâu sắc vào chính nghĩa và thể hiện niềm tự hào dân tộc
3 . Tổng kết : 
a. Hình thức:
- Viết theo thể biền ngẫu
- Lập luận chặt chẽ, chúng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng tự hào
b. Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập
4. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Chuẩn bị bài Hành động nói tt
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • dockimcuc tiet 97.doc