Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 69: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 69: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Tiết 69

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS :

-- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.

-- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.

II.CHUẨN BỊ :

 GV : Đọc sách tham khảo, sách GV, soạn bài

 HS : Xem bài trước (Phần chuẩn bị ở nhà), tập làm thơ ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :

 1. ỔN ĐỊNH (1) : Kiểm tra sĩ số, tư thế học tập của HS

 2. KIỂM TRA (5) Kiểm tra sự chuẩn bị tiết học của các em.

 3. BÀI MỚI

GIỚI THIỆU BÀI (1)

 Năm học lớp 6 và lớp 7, các em đã được tập làm thơ 5 chữ, làm thơ lục bát. Năm học này, chúng ta sẽ có dịp tập làm thơ 7 chữ. Cô hi vọng rằng các em sẽ có dịp trở thành thi sĩ , với nhiều khám phá thú vị.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 69: Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24 / 12 / 04
Tiết 69	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS :
-- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu : đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.
II.CHUẨN BỊ :
	GV : Đọc sách tham khảo, sách GV, soạn bài
	HS : Xem bài trước (Phần chuẩn bị ở nhà), tập làm thơ ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC :
	1. ỔN ĐỊNH (1’) : Kiểm tra sĩ số, tư thế học tập của HS
	2. KIỂM TRA (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị tiết học của các em.
	3. BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI (1’)
	Năm học lớp 6 và lớp 7, các em đã được tập làm thơ 5 chữ, làm thơ lục bát. Năm học này, chúng ta sẽ có dịp tập làm thơ 7 chữ. Cô hi vọng rằng các em sẽ có dịp trở thành thi sĩ , với nhiều khám phá thú vị.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1
HOẠT ĐỘNG 1
I. NHẬN DIỆN LUẬT THƠ
16
+ Dùng bảng phụ ghicác ví dụ SGK.
+ Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
? Chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc của các câu thơ trong bài thơ ?
GIẢNG :
Luật bằng trắc quy định sự luân phiên giữa các tiếng trong câu, và các câu trong bài.
Luật bằng trắc theo 2 mô hình sau :
B B T T T B B 
 	 T T B B T T B
 	 T T B B B T T
 	 B B T T T B B
Đọc
Hướng trả lời
-- Ngắt nhịp : 2 / 2 / 3 hoặc
 4 / 3
-- Vần : vần bằng, gieo ở cuối các câu 1, 2 và 4.
-- Mối quan hệ bằng trắc : các tiếng có nhịp ( tiếng chẵn :2, 4, 6) phải theo đúng luật bằng trắc, các tiếng không có nhịp (1, 3, 5) khôg cần đúng luật. 
Chiều
Chiều hôm / thằng bé/ 
	B	 T
cưỡi trâu về,
	B ( vần)
Nó ngẩng đầu lên / 
	T	 B
 hớn hở nghe.
 T (vần)
Tiếng sáo diều cao / 
 T B
vòi vọi rót,
 T
Vòm trời trong vắt / 
 B 	 T 
 ánh pha lê.
 B (vần)
T T B B T T B
 	B B T T T B B
 	B B T T B T T
 	 T T B B T B B
? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai . Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.
TỐI
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya. 
Hướng trả lời :
-- Bài thơ chép sai 2 chỗ :
+ Sau “ ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
+ “ Ánh xanh xanh” sai vần .
-- Cách sửa :
+ Bỏ dấu phẩy
+ Sửa chữ “xanh” thành 1 chữ hiệp vần với chữ “che”
(xanh lè, vàng khè)
SỬA BÀI THƠ
TỐI
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ tỏ, ánh xanh lè.
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
HOẠT ĐỘNG 2
HOẠT ĐỘNG 2
TẬP LÀM THƠ
 10
+ Dùng bảng phụ ghi sẵn các câu thơ của Trần Tế Xương, yêu cầu các em làm tiếp
Tôi thấy người ta có bảo rằng :
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !
+ GỢI Ý :
Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế là đề tài bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng, hai câu sau cũng phải theo hướng ấy, có thể kể chuyện Cuội nói dối, chuyện cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc
Quan sát 2 câu thơ
Hướng sáng tác
-- Đêm đêmnhìn xuống nơi trần thế,
Tựa gốc cây đavới chị Hằng.
-- Đáng cho cái tội quân lừa dối,
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
-- Cõi trần ai cũng chường mặt nó,
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng 
a/ Làm tiếp hai câu cuối
Tôi thấy người ta có bảo rằng :
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng.
Đêm đêm nhìn xuống nơi trần thế,
Tựa gốc cây đa với chị Hằng.
+ Yêu cầu HS làm tiếp bài thơ còn dang dở (SGK)
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 B T B vần
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
	 T	 B T
Gợi ý :
Hai câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, hai câu tiếp cũng phải nói tới chuyện mùa hè, hay thú vui nghỉ hè, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm học tới yêu cầu phải đúng luật bằng trắc : T B T
 B T B vần
Hướng trả lời
-- Phấp phới trong lòng bao 
	 T	B
tiếng gọi,
 T
Thoảng hương lúa chín gió 
	 B	 T
đồng quê.
 B vần
-- Cảnh ấy lòng ai không 
	 T	 B
phấn chấn,
 T
Tha hồ vui vẻ với bạn bè.
 B	 T T vần	
b/
Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê..
+ Hướng dẫn HS đọc thêm hai bài thơ của Tế Hanh và Đoàn Văn Cừ
Đọc theo yêu cầu
 10
+ Yêu cầu các em đọc những bài thơ bảy chữ các em tự làm ở nhà.
+ Hướng dẫn các em khác nhận xét
+ GV nêu ưu điểm, nhược điểm và cách sửa. 
Đọc các bài thơ tự làm
Nhận xét bài làm của bạn.
ĐỌC CÁC BÀI THƠ TỰ LÀM
	(2’) HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
	+ Xem lại luật làm thơ bảy chữ, tập làm thêm 1 số bài thơ theo chủ đề : “ Học tập”
	+ Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNV lam tho 7chu.doc