Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp HS :

-- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ : Tình cảm ruột thịt thống nhất với tình yêu nước sâu nặng của cha con Nguyễn Phi Khanh trong hoàn cảnh nứơc mất nhà tan, ý chí phục thù cứu nước.

-- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết

II. CHUẨN BỊ

 GV : Tìm đọc tư liệu về Nguyễn Trãi, đọc Sách GV, soạn giáo án

 HS : Đọc văn bản, chuẩn bị câu hỏi theo SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC

 1. ỔN ĐỊNH (1) Kiểm tra sĩ số, tư thế tác phong HS

 2. KIỂM TRA (6)

? Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”

? Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm hồn lãng mạn của nhà thơ Tản Đà ?

? So với thơ cổ điển, bài thơ có những điểm gì mới ?

 3. BÀI MỚI

GIỚI THIỆU BÀI (1)

 Tuy sinh sau Tản Đà 6 năm, nhưng Trần Tuấn Khải vẫn đựơc coi là nhà thơ lãng mạn cùng thời với Tản Đà. Nếu Tản Đà có những ước mơ thoát tục vươn lên chốn cung trăng, thì thi sĩ họ Trần lại thường trốn tránh thực tại, thả hồn về với quá khứ qua những trang lịch sử hào hùng trong quá khứ dân tộc. Qua những câu chuyện, những nhân vật lịch sử, Trần Tuấn Khải gửi gắm lòng yêu nước, thương dân một cách thiết tha mà kín đáo. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong bài học hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 65, 66: Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16 / 12 / 04	TUẦN 17
Tiết 65, 66	BÀI 17
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp HS :
-- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ : Tình cảm ruột thịt thống nhất với tình yêu nước sâu nặng của cha con Nguyễn Phi Khanh trong hoàn cảnh nứơc mất nhà tan, ý chí phục thù cứu nước.
-- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải : cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết
II. CHUẨN BỊ
	GV : Tìm đọc tư liệu về Nguyễn Trãi, đọc Sách GV, soạn giáo án
	HS : Đọc văn bản, chuẩn bị câu hỏi theo SGK
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 
	1. ỔN ĐỊNH (1’) Kiểm tra sĩ số, tư thế tác phong HS
	2. KIỂM TRA (6’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”
? Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm hồn lãng mạn của nhà thơ Tản Đà ?
? So với thơ cổ điển, bài thơ có những điểm gì mới ?
	3. BÀI MỚI
GIỚI THIỆU BÀI (1’)
	Tuy sinh sau Tản Đà 6 năm, nhưng Trần Tuấn Khải vẫn đựơc coi là nhà thơ lãng mạn cùng thời với Tản Đà. Nếu Tản Đà có những ước mơ thoát tục vươn lên chốn cung trăng, thì thi sĩ họ Trần lại thường trốn tránh thực tại, thả hồn về với quá khứ qua những trang lịch sử hào hùng trong quá khứ dân tộc. Qua những câu chuyện, những nhân vật lịch sử, Trần Tuấn Khải gửi gắm lòng yêu nước, thương dân một cách thiết tha mà kín đáo. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong bài học hôm nay.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1
+ Hướng dẫn HS đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG 1
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
 10
Đoạn thơ rất đa dạng về cảm xúc ( khi nuối tiếc, tự hào, khi căm uất, thiết tha)
Cần đọc diễn cảm để lột tả những cảm xúc đó.
Lưu ý đọc kĩ những chú thích từ Hán Việt
Đọc theo yêu cầu
Tác giả
Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) bút hiệu Á Nam, quê Nam Định, là nhà thơ nổi tiếng vào những năm 20 của thế kỉ XX .
? Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
Trả lời theo sách giáo khoa
Tác phẩm :
Hai chữ nước nhà là bài thơ
? Bài thơ làm theo thể thơ gì ?
Nâng cao : Đây là thể thơ dân tộc, rất thích hợp để diễn tả những tiếng lòng sầu thảm hay những nỗi giận dữ, oán thán.
TÍCH HỢP :
? Em hãy cho biết chúng ta đã học văn bản nào cũng làm theo thể thơ song thất lục bát ?
-- Thể thơ song thất lục bát
Ví dụ : Bài Sau phút chia ly (lớp 7)
mở đầu tập Bút quan hoài. 
-- Thể thơ song thất lục bát .
? Hai chữ nước nhà là nhan đề bài thơ cho thấy nội dung chính của bài thơ này là gì ?
Hướng trả lời
-- Nội dung bài thơ là cảm nghĩ về con người và đất nước mình.
5
? Tác giả bài thơ có bộc lộ cảm xúc của mình trực tiếp không ?
-- Tác giả mượn lời ông Nguyễn Phi Khanh nói với con trai Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Trung Quốc.
Bố cục :
Đoạn 1 : Từ đầu . Con nhớ lấy lời cha khuyên.
? Như vậy tâm sự yêu nước ở đây chính là tâm sự của ai ?
-- Tâm sự của Trần Tuấn Khải
" Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất
? Hãy xác định các phần của văn bản ?
Các phần :
-- Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ phải rời xa đất nước.
-- Tình cảnh nước mất, nhà tan .
-- Lời trao gửi cho con.
nước.
Đoạn 2 : Giống Hồng Lạc .. đàn sau đó mà
" Tình cảnh nước mất, nhà tan.
Đoạn 3 : Còn lại
" Lời trao gửi cho con.
HOẠT ĐỘNG 2
HOẠT ĐỘNG 2
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
+ Gọi HS đọc 8 câu thơ đầu .
Đọc theo yêu cầu
? Cảnh tượng cuộc ra đi của người cha được diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
Hướng trả lời :
-- Bối cảnh ko gian : ải Bắc mây sầu ảm đạm, giời Nam gió thảm đìu hiu, bốn bề hổ thét chim kêu.
1. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo le
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
 15
? Không gian ải Bắc và giời Nam đặt trong thế đối lập đã phản ánh trạng thái tâm tư nào của con người ?
? Các chi tiết mây sầu , gió thổi, hổ thét, chim kêu gợi tính chất gì của khung cảnh cuộc ra đi ?
-- Phản ánh tâm trạng phân đôi vừa thân thiết ( giời Nam), vừa xa lạ( ải Bắc). Đó là tâm trạng của người yêu nước buộc phải xa đất nước.
-- Buồn bã, thê lương, đe doạ con người.
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu.
Bốn bề hổ thét chim kêu.
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
MỞ RỘNG:
Cuộc chia li diễn ra ở 1 nơi 
" Cảnh vật buồn bã, thê lương, ghê sợ.
biên giới ảm đạm, heo hút. Biên ải là nơi tận cùng của đất nước, đ/với cuộc ra đi ko có ngày trở về của Nguyễn Phi Khanh thì đây là điểm cuối cùng để rồi vĩnh biệt với quê hương, Tổ quốc. Tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật 1 màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người. Đoạn thơ dù dùng những từ ngữ ước lệ, cũ mòn nhưng vẫn tạo được sức hấp dẫn chung cho toàn bài.
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
" Hoàn cảnh éo le, tình nhà nghĩa nước đều sâu đậm, da diết, xót xa.
? Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh người cha hiện lên từ những lời thơ nào ?
Đọc 4 câu thơ tiếp
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
( Sức truyền cảm mạnh mẽ)
7
? Em hiểu như thế nào về những hình ảnh ấy ?
BÌNH :
Câu chuyện lịch sử kì diệu thiêng liêng ấy, người dân Việt Nam ai cũng biết, nay được nhà thơ nhấn mạnh, cho nên dù trong ngôn ngữ có “máu” hoà với “châu rơi”, vẫn là lời chân thật mà tác giả đã hoá thân vào tâm trạng Nguyễn Phi Khanh, đẻ dặn dò, trăng trối với con. Trong bối cảnh ko gian và tâm trạng như thế, lời người cha thiêng liêng và xúc động, có sức truyền cảm, mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt, ghi xương.
Hướng trả lời :
-- Cha già thì uất nghẹn cảm thấy mình bất lực, con thì sụt sùi khóc thương cha.
-- Cha bị giải sang Tàu, ko mong ngày trở lại, con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. 
-- Đối với 2 cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu nặng, da diết và đau đớn, xót xa.
HẾT TIẾT 1
TIẾT 2
+ Đọc vàhướng dẫn tìm hiểu 20 câu tiếp theo
? Nguyễn Phi Khanh nhắc nhở con điều gì ?
? Qua các sự tích giống Hồng Lạc, giời Nam riêng 1 cõi, anh hùng hiệp nữ, tác giả muốn lưu ý điều gì ?
-- Người cha nhắc con về truyền thống lịch sử dân tộc và tình cảnh đất nước dưới gót chân xâm lược .
-- Đất nước có truyền thống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt.
2. Hiện tình đất nước trong cảnh nước mất, nhà tan :
Giống Hồng Lạchoàng thiên đã định,
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
15
Giời Nam riêng 1 cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì.
" Tự hào về truyền thống dân tộc.
? Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào?
-- Quê hương khói lửa bừng bừng, thành tung quách vỡ, người dân chết chóc, bỏ vợ lìa con, chịu cảnh tang tóc xương rừng máu sông .
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con.
" Cảnh đau thương, tang tóc, nước mất nhà tan.
? Hoạ mất nước gieo đau thươg cho dân tộc được diễn tả qua các hình ảnh nghệ thuật nào?
GIẢNG 
Tác giả nhập vai người trong cuộc để miêu tả hiện tình đất nước và kể tội ác của quân xâm lược, cảm xúc chân thnàh làm xúc động tâm can người đọc. Hơn thế nữa, người đọc những năm 20 của thế kỉXX cũng là nạn nhân vong quốc, sẽ dễ dàng cảm nhận như nỗi đau của chính mình, khi đối chiếu ngôn ngữ hình ảnh thơ với thực tế cuộc sống đất nước ta lúc bấy giờ. Do đó đoạn thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, sâu sắc.
Thảm vong quốc kể sao xiết kể
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi đất khóc giời than
Thương tâm nòi giống, lầm than nỗi này !
Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
" Phép nhân hoá và so sánh
Thảm vong quốc
..nhường xé tâm can
đất khóc giời than
thương tâm
Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất
Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
( Nhân hoá, so sánh)
" Nỗi đau mất nước thiêng liêng, cao cả, kinh động cả đất trời .
" Sức truyền cảm sâu sắc, mạnh mẽ.
5
? Trong đoạn thơ, ngoài những hình ảnh , chi tiết lịch sử, Trần Tuấn Khải còn sử dụng cách nói nào để bày tỏ cảm xúc ?
-- Tác giả còn trực tiếp bày tỏ cảm xúc.
Con ơi, càng nói càng đau
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
NÂNG CAO :
Nhà thơ đã sử dụng nhiều từ ngữ khoa trương, nhiều ẩn dụ 
đặc sắc, rất sát hợp những cung bậc cảm xúc vừa đau đớn xót xa, vừa căm hờn cháy bỏng, chẳng khác nào những tiếng hịch truyền , thức tỉnh nhân dân, đồng bào nhận rõ hiện tình đất nước để có những suy nghĩ, những hành động đúng đắn, kịp thời đứng lên cứu nước.
3. Nỗi lòng người cha trao gửi cho con
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
+ Gọi HS đọc 8 câu thơ cuối
Đọc theo yêu cầu
15
? Những lời thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha ?
? Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, trả thù nhà, người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình?
Hướng trả lời :
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
-- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình, để nhằm kích thích, hun đúc cái ý chí “gánh vác” của người con, làm cho lời trao gửi càng thêm sức nặng tình cảm.
" Thế bất lực của người cha
Giang sơn gánh vác sau này cậy con .
" Kích thích ý chí, trách nhiệm của người con.
Tiếp đó, người cha mong con nhớ đến tổ tông khi trước. Đó là 1 tổ tông như thế nào?
-- Tổ tông đã vì nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập.
Con nên nhớ tổ tông khi trước
Đã từng phen vì nước gian lao
Bắc Nam bờ cõi phân mao
? Hình ảnh ngọn cờ độc lập vẫn còn in máu đào của cha ông có ý nghĩa gì? Mục đích lời khuyên của cha ở đây là gì? Nhận xét về giọng điệu của lời thơ khuyên nhủ này ?
-- Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông.
--Lời thơ thống thiết, chân thành.
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây .
" Lời thơ thống thiết chân thành, khích lệ con nối nghiệp tổ tiên.
BÌNH :
Lòi Phi Khanh dạy con, hay chính là những tâm sự của Trần Tuấn Khải muốn gửi tới bạn đọc đương thời. Chàng thi sĩ lãng mạn đã hoá thân vào nhân vật lịch sử để giãi bày tâm sự, khát vọng của chính mình. Đó vừa là lời của cha ông dặn lại con cháu, cũng là lời hịch của lịch sử, của đất nước vọng về, là lời tâm sự của nhà thơ, muốn chia sẻ những khát vọng và niềm tin tới thếhệ trẻ, tới nhân dân lúc bấy giờ.
Nghe giảng
5
Nếu ta nối kết những dòng đầu “ Giời Nam riêng 1 cõi này, 
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì !...” với mấy dòng cuối “Bắc Nam bờ cõi phân mao, ngọn cờ độc lập máu đào còn dây”sẽ thấy khúc ca “Hai chữ nước nhà”đã rung động “ dây đàn yêu nước”trong lòng bạn đọc 1 thời và truyền tới chúng ta ngày nay như thế đó.
Hướng trả lời
--Tình yêu con hoà hợp với tình yêu đất nước thiết tha sâu nặng.
-- Từ đó em cảm nhận tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước của tác giả Trần Tuấn Khải, nhà thơ khích lệ lòng yêu nước của mọi người, tôn trọng và tự hào về những anh hùng cứu nước trong lịch sử dân tộc.
+ Hướng dẫn HS tổng kết
? Đọc bài thơ, em hiểu gì về tấm lòng người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan?
? Sức gợi cảm lớn của bài thơ 1 phần là nhờ vào âm điệu tình cảm đặc biệt của 1 thể thơ dân tộc mà em đã học, đó là thể thơ gì?
--Thể thơ song thất lục bát.
Đọc ghi nhớ SGK
GHI NHỚ / SGK
3
TÍCH HỢP :
Cảm nghĩ về quê hương đất nước là 1 đề tài lớn trong thơ văn. Em hãy tìm những câu thơ nào khác mà em đã học về chủ đềø này ?
Thảo luận nhóm
Nhớ con sông quê hương 
(Tế Hanh)
Chiêu hồn nước
(Phạm Tất Đắc) 
	(2’) HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
	+ Học bài, biết cảm nhận những nội dung cơ bản của bài thơ.
	+ Chuẩn bị bài Kiểm tra tổng hợp học kì I.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docHAI CHU NUOC NHA.doc