Giáo án dạy Ngữ văn 8 - Học kỳ 2

Giáo án dạy Ngữ văn 8 - Học kỳ 2

Tập làm văn

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. Mục tiêu.

- Giúp học sinh biết thuyết minh về một thể loại văn học.

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

- Rèn luyện năng lực quan sát, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.

B. Chuẩn bị:

- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc bài thơ ''Vào nhà .tác”

- HS: ôn lại thể thơ TN

C.Tiến trình bài dạy.

I. Tổ chức lớp: (1')

II. Kiểm tra bài cũ :(5')

?Bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.

- GV dẫn dắt vào bài.

 

doc 144 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 - Học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 61 Ngày soạn:16/12/2006 
 Ngày dạy: 20/12/2006
Tập làm văn
thuyết minh về một thể loại văn học
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh biết thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
- Rèn luyện năng lực quan sát, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ ghi bảng mẫu bằng - trắc bài thơ ''Vào nhà ...tác”
- HS: ôn lại thể thơ TN
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
?Bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác '' viết theo thể thơ nào? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.
- GV dẫn dắt vào bài.
III.Bài mới. 
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10'
12'
13'
Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài thơ:
 " Vào nhà ngục...tác''
? Nêu xuất xứ của thể thơ thất ngôn bát cú và giải thích:
? Số dòng? số chữ? Có thể thêm bớt được không
*Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ
? Ghi bảng kí hiệu B-T theo từ tiếng trong bài thơ đó 
- Giáo viên treo bảng phụ sau khi học sinh ghi kí hiệu 
- yêu cầu học sinh đối chiếu
- Thanh bằng: thanh huyền, không
- Thanh trắc: sắc hỏi ngã nặng
? Nhận xét về quan hệ bằng trắc trong các dòng với nhau
? Nhận xét về phép đối ( ý đối ý, thanh đối thanh, đối từ loại)
? Nhận xét về niêm( dính)
? Luật
* Luật bằng, trắc: căn cứ vào chữ thứ hai trong câu đầu của bài - bằng, trắc; nhị, tứ, lục phân minh, nhất tam ngũ bất luận
* Đối: câu 3-4; 5-6 (chữ 2, 4, 6) đối ý, thanh, từ loại
 Niêm (dính), (khoá lại), câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7
? Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong câu và đó là vần bằng hay trắc
* Hiệp vần ở cuối câu 2, 4, 6, 8 - vần chân, vần bằng (cũng có thể là vần trắc)
? Hãy cho biết câu thơ trong bài ngắt nhịp như thế nào.
? Bố cục của thơ TN
* Nhịp thường là 4/3
* Bố cục: đề, thực, luận, kết
? Từ tìm hiểu trên, em thấy mở bài có thể trình bày như thế nào .
- Gợi ý: thể thơ này có từ thời nào?
( Có từ thời Đường- ĐườngThi) Các nhà thơ áp dụng thơ Đường luật bắt chước thơ thời Đường- Thơ Đường luật có hai loại chính: Thất ngôn bát cú , tứ tuyệt
* TNBC: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng, áp dụng sáng tác.
? Nhiệm vụ của phần thân bài
- Yêu cầu học sinh trình bày từng đặc điểm dựa vào kết quả phân tích ở trên
? Thể thơ này có ưu điểm gì( nhạc điệu luật bằng trắc - cân đối nhịp nhàng)
? Thể thơ này có nhược điểm gì
? Phần kết bài có nhiệm vụ gì
? Vậy muốn thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học thì phải làm gì
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu học sinh lập dàn bài bài tập 1
? Truyện có những yếu tố nào
? Cốt truyện của truyện ngắn diễn ra trong một không gian như thế nào
? Bố cục, lời văn chi tiết ra sao
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Tìm hiểu đề bài 
a. Quan sát
b. Nhận xét
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
- Giải thích : Thất ngôn bát cú ( 8 câu 7 chữ), có từ thời nhà Đường 
- Đường luật
- Bài thơ có 8 dòng ( bát cú) mỗi dòng 7 chữ (thất ngôn)
- Số dòng số chữ bắt buộc không thể thêm bớt tuỳ ý
- Học sinh ghi kí hiệu cho hai bài thơ
+ " Vào nhà ngục QĐCT"
(T B B T, T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
T B T T T B B
T B B T B B T
T T B B T T T
B T T B B T T
B B B T T B B
+ Tham khảo thêm bài (Đập đá ở Côn Lôn)
B B T T T B B
B T B B T T B
T T T B B T T
B B T T T B B
T B B T B B T 
B T B B T T B
T T T B B T T
B B B T T B B
- Bài 1 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
Tù- thù; châu- đâu : vần bằng
- Bài 2 hiệp vần ở cuối câu 2,4,6,8
non-hòn son- con : vần bằng
- Nhịp 4/3
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài
- Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC Đường luật: Là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt nam ưa chuộng. Các nhà thơ cổ điển Việt nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán và chữ Nôm.
b. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể thơ về:
+ Bố cục
+ Số câu, số chữ trong mỗi bài
+ Qui luật bằng, trắc của thể thơ
+ Đối, niêm
+ vần
+ Ngắt nhịp
- Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam 
+ Ưu điểm: đẹp về sự tề chỉnh hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng, đăng đối, nhịp nhàng.
+ Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc, không được phóng khoáng như thơ tự do.
c. Kết bài:
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thể thơ này và nêu vị trí của thể thơ trong thơ Việt nam : thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm theo thể thơ này và ngày nay vẫn được ưa chuộng.
3. Ghi nhớ: ( SGK - tr154 )
- HS khái quát, đọc ghi nhớ.
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
a. Mở bài: định nghĩa truyện ngắn
b. Thân bài: Đặc điểm của truyện ngắn.
- Tự sự: yếu tố chính quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn gồm sự việc chính, nhân vật chính, sự việc và nhân vật phụ
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Cốt truyện ngắn
- Chi tiết: bất ngờ, độc đáo không kể trọn vẹn 1 quá trình diễn biến của cuộc đời người mà chọn những khoảnh khắc của cuộc sống thể hiện
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng
c. Kết bài
- Vai trò truyện ngắn.
IV. Củng cố:(3')
- Học sinh đọc bài tham khảo
? Thuyết minh đặc điểm của thể loại văn học cần chú ý điều gì.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập: thuyết minh đặc điểm của thể thơ TNBCĐL
- Ôn tập phần tập làm văn ( tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ; văn thuyết minh (1 đồ dùng, ...)
Tuần 15 
Tiết 62 Ngày soạn: 16/12/2006 
 Ngày dạy:16/12/2006
Văn bản: Đập đá ở côn lôn
 ( Phan Châu Trinh) 
A. Mục tiêu.
- HS cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nan nguy hiểm vẫn bền gan vững chí.
- Nhân cách anh hùng của nhà yêu nước Phan Châu Trinh 
- HS hiểu được sức truyền cảm của ngth
B. Chuẩn bị:
- Đọc tài liệu tham khảo, chân dung Phan Châu Trinh.
- Hs ; soạn bài
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
- Đọc thuộc lòng bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
- Em hiểu gì về nhà yêu nước Phan Bội Châu qua bài thơ đó
III.Bài mới: 
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
7/
5/
9/
9/
5/
- Y/ c học sinh đọc chú thích
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phan Châu Trinh 
-Hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném 1 mảnh giấy vào khám để an ủi, động viên các bạn tù :'' Đây là trường học tự nhiên. Mùi cay đắng trong ấy, làm trai trong thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết. ''ở Côn Đảo người tù phải làm công việc khổ sai đập đá. Bài thơ được khơi nguồn từ cảm hứng đó. 
- Y/c đọc chú ýkhẩu khí ngang tàng, giọng điệu phấn chấn hào hùng.
? Giọng điệu trong thơ để lại cho em ấn tượng gì.
- Bổ sung thêm: đập đá ?
- Công việc lao động khổ sai này làm không ít tù nhân kiệt sức, không ít người đã gục ngã
? Bài thơ được làm theo thể thơ TNBCĐL gồm 4 phần đề - thực - luận - kết nhưng xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch, 4 câu sau ý cũng liền mạch. Hãy nêu ý lớn dựa vào cách chia đó.
? Bốn câu thơ đầu giúp em hình dung thế đứng của nhân vật trữ tình như thế nào 
- Quan niệm làm trai của nhà thơ : hiên ngang, đàng hoàng trên đất Côn Lôn
? Tác giả đã kế thừa chí anh hùng của thời đại trước như thế nào
 - Hai câu thơ đầu gợi tả con người hiên ngang, ngạo nghễ trong tù ngục xiềng xích không hề chút sợ hãi, câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng
* Giọng thơ hùng tráng,khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ
? Công việc đập đá ở Côn Lôn được tác giả miêu tả như thế nào 
? Nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đây? tác dụng.
- Hình ảnh một con người phi phàm, 1 anh hùng thần thoại đang thực hiện một sứ mạng thiêng liêng khai sông phá núi, vạt đồi, chuyển đá vang động cả đất Côn Lôn
*Bút pháp lãng mạn, nhữngđộngtừ mạnh
biện pháp nghệ thuật nói quá
? Từ công việc đập đá thật đó còn liên tưởng tới 1 ý nào khác.
- 4 câu thơ đầu đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước trong chốn địa ngục trần gian với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong đất trời.
? Như vậy 4 câu thơ đầu sử dụng phương thức biểu đạt nào.
* Miêu tả chính kết hợp biểu cảm
*Một bức tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững trong đất trời
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 4 câu cuối? Hiệu quả của việc chuyển đổi giọng điệu.
? Câu 5 - 6 tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này.
* Nghệ thuật đối, hình ảnh ẩn dụ.
? ý nghĩa của 2 câu thơ này (K/đ điều kiện gì ?)- toát lên phong cách nào của người yêu nước
- Muốn xứng danh anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. Tất cả những khó khăn trên kia chỉ là sự thử thách rèn luyện tinh thần.
*Tinh thần chịu đựng gian khổ, bất chấp nguy hiểm, bền gan, bền chí.
? Em hiểu ý 2 câu thơ kết như thế nào ? Cách kết thúc này có giống với bài thơ ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' của Phan Bội Châu không.
? Từ đó em thấy phẩm chất cao quí nào của người tù được bộc lộ.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ cuối.
*Giọng ngang tàng, hình ảnh mang tính biểu tượng gợi tả.
* Hình ảnh con người bất chấp gian nguy, tin tưởng mãnh liệt lí tưởng yêu nước của mình.
- Học tập quan niệm sống của tác giả: sống hết mình với lí tưởng, biến những gian khổ vất vả trong công việc đời thường thành những khát khao baybổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn.
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
? Em rút ra bài học gì cho bản thân.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ.
? Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- HS trình bày chú thích: Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn ở nước ta đầu thế kỉ XX - Dựa vào Pháp để lật đổ nền quân chủ phong kiến Việt nam từ đó xây dựng đất nước ...
2. Tác phẩm
- Sau vụ chống thuế ở Trung kì tháng 4 - 1908 Phan Châu Trinh, kết án ... và đày ra Côn Đảo, 1 hòn đảo nhỏ ở miền đông nam nước ta cách Vũng Tàu hơn 100km - nơi thực dân Pháp chuyên dùng làm chỗ đày ải tù nhân yêu nước ...
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm
- HS tự bộc lộ. (hùng tráng, khoẻ khoắn)
- Một hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo, bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc, đá to thành những mảnh, viên nhỏ để làm đường.
- HS trả lời
+ 4 câu thơ đầu: nói về công việc đập đá ở Côn Lôn
+ 4 câu thơ cuối: cảm nghĩ từ việc đập đá.
2. Phân tích
a) 4 câu thơ đầu
- Thế đứng của con người trong đất trời, biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững
'' Đã mang tiếng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông''
 (Nguyễn Công Trứ)
- Chí làm trai N, ... ọc từ bài 22 25 các văn bản nghị luận, thống kê các văn bản nhật dụng theo mẫu SGK.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập Tiếng Việt tiép theo.
Tuần 31 - Tiết 126
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiếng Việt
ôn tập chương trình tiếng việt học kì II
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập phần Tiếng Việt học kì II giúp học sinh nắm lại các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
+ Các kiểu hành động nói: trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
- Lựa chọn TTT trong câu.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong khi nói viết.
B. Chuẩn bị:
- SGK, STK; bảng hệ thống các kểu câu, kiểu hành động nói.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Kiểu câu phân theo (M) nó gồm những kiểu câu gì.
? Tại sao khi sử dụng Tiếng Việt cần phải lựa chọn TTT
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Chương trình Tiếng Việt kì II em họcnhững nội dung nào.
? Trình bày bảng hệ thống về các kiểu câu theo (M) nói.
? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
? Hành động nói là gì.
? Có mấy kiểu ? là những kiểu nào.
- Giáo viên chia nhóm làm bài tập 
? Mỗi câu trong đoạn trích thuộc kiểu câu nào trong các câu đã học.
? Dựa theo nội dung trên đặt một câu nghi vấn.
? Hãy xác định hành động nói của các kiểu câu đã cho.
? Hãy sắp xếp vào bảng.
? Việc sắp xếp TTT trong câu có tác dụng gì.
? Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nói tiếp nhau trong đoạn văn.
? Trong những câu văn sau, việc sắp sếp các từ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì.
? Đối chiếu 2 câu cho biết câu nào tính nhạc rõ ràng hơn.
I. Lí thuyết
1. Các kiểu câu chia theo (M) nói
- Các kiểu câu phân loại theo (M) nói
- Hành động nói, hội thoại, lựa chọn TTT trong câu.
- Học sinh trình bày theo mẫu:
Kiểu câu
Đặc điểm
chức năng
NV
. Có những từ nghi vấn (ai, cái gì, nào, đâu, tại sao...) hoặc có từ hay
. Chính: dùng để hỏi.
. Dùng cầu khiến phủ định đe doạ, bộc lộ cảm xúc.
CK
. Có những từ CK: hãy đừng, chờ, nào... hoặc ngữ điệu cầu khiến
. Dùng ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyến cáo.
CT
. Có những từ CT: ôi, than ôi ...
. Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
TT
. Không có đặc điểm của cc kiểu câu trên
. Dùng để thong báo nhận định, miêu tả, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc
- Câu có từ ngữ phủ định: không, chưa, không phải ...
- Chức năng: dùng để thông báo, xác nhận khong có sự việc, hiện tượng, tính chất, quan hệ nào dó, phản bác 1 ý kiến nhận định.
2. Hành động nói
- Là hành động thực hiện bằng lời nói nhằm (M) phủ định.
- Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
II. Bài tập 
- Học sinh làm bài tập theo nhóm.
- Cử đại diện lên trình bày
Bài tập 1
C1: Câu trần thuật ghép (có 1 vế là dạng câu phủ định)
C2: Câu TT đơn
C3: Câu TT ghép
Bài tập 2
Ví dụ: Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp cái gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?
Bài tập 3
C1: hành động kể (thuộc HĐ trình bày)
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc.
C3: HĐ nhận định (thuộc HĐ trình bày)
C4: HĐ đề nghị (thuộc HĐ điều khiển)
C5: là câu ... them C4 (kiểu trình bày)
C6: HĐ phủ định bác bỏ (kiểu trình bày)
C7: HĐ hỏi
Bài tập 4
- Học sinh sắp xếp
C1: HĐ kể + câu TT - dùng trực tiếp
C2: HĐ bộc lộ cảm xúc + câu NV - gián tiếp
C3: HĐ trình bày + câu cảm thán - trực tiếp
C4: HĐ điều khiển + cầu khiến - trực tiếp
C5: HĐ trình bày + NV - gián tiếp
C6: HĐ phủ định + câu PĐ - trực tiếp
C7: Hỏi + NV - trực tiếp
III. Lựa chọn TTT trong câu
1. Lí thuyết
- Dựa vào mục ghi nhớ trả lời.
2. Bài tập
Bài tập 1
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Theo trình tự diễn biến của tâm trạng kinh ngạc (trước) mừng rỡ (sau)
Bài tập 2
a) Lặp lại cụm từ ở câu trước để liên kết câu.
b) Nhấn mạnh thông tin chính của câu.
Bài tập 3
- Câu a rõ hơn vì: Đặt ''man mác'' trước ''khúc nhạc đồng quê'' gợi cảm xúc mạnh, kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn, kết thúc thanh trắc (mác)
IV. Củng cố:(1')
- Chốt lại nội dung ôn tập.
+ Các kiểu câu
+ Các kiểu hoạt động nói
+ Lựa chọn TT từ
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt.
- Làm bài tập 3 (tr132)
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
Tuần 31 - Tiết 127
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu những trường hợp cần thiết để viết văn bản tường trình.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, Thiết kế
- Đọc TLTK
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? ở lớp 6, 7 chúng ta đã được học kiểu văn bản, đơn từ, đề nghị, báo cáo, đó là văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
? (M) của đơn từ, đề nghị, báo cáo là gì? Lấy ví dụ.
. Đơn xin chuyển trường
. đề nghị mắc lại hệ thống điện của trường.
. Báo cáo tổng kết công tác của đội TNTPHCM
. Hai văn bản trong SGK là văn bản tường trình
? Ai là người viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình viết ra nhằm (M) gì.
* (M): trình bày sự việc đã xảy ra (thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình để người có trách nhiệm nắm được bản chất sự việc để có phương hướng sử lí
? Thái độ của người viết văn bản tường trình.
? Nội dung, thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý.
? Vậy thế nào là văn bản tường trình.
? Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.
? Quan sát các tình huống trong SGK, tình huống nào viết văn bản tường trình, tình huống nào không phải viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai.
? Tường trình có gì khác với đơn từ và đề nghị
? Quan sát văn bản tường trình trong SGK cho biết văn bản tường trình gồm những phần chủ yếu nào. Trình bày nội dung và cách viết các phần, cách trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
? Trong những tình huống sau, tình huống nào phải viết đơn từ, tình huống nào cần làm báo cáo, đề nghị, tình huống nào cần viết tường trình? Vì sao.
BTVN: chọn 1 trong 3 tình huống SGK để viết bản tường trình.
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Đơn từ (M): trình bày nguyện vọng cá nhân để cấp có thẩm quyền xem xét
đề nghị nhằm (M) trình bày các ý kiến giải pháp của cá nhân hay tập thể đề xuất để cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền nghiên cứu giải quyết.
- Báo cáo: văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày lại quá trình k/q công việc trong một thời gian nhất định trước cấp trên, ND, tổ chức hay thủ trưởng.
- Học sinh thảo luận.
- Người viết: học sinh THCS là những người liên quan đến vụ việc, văn bản 1: người gây rra vụ việc, văn bản 2: người là nạn nhân gây ra vụ việc
- (M) trình bày những sự việc đã xảy ra (vì sao Dũng nộp bài chậm, vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe để người có trách nhiệm, nắm được bản chất sự việc đánh giá khi có phướng xử lí.
3. Ghi nhớ
- Cần phải trình bày theo đúng qui cách của văn bản hành chính - công vụ
- Dựa ghi nhớ trả lời.
- Ví dụ: tường trình về việc trong 2 tuần liền em không hoàn thành các bài tập pở nhà.
II. Cách làm văn bản tường trình 
1. Tình huống viết văn bản tường trình 
- Học sinh thảo luận
- Tình huống a, b phải viết nhiều để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, có kết luận thoả đáng hình thức kỉ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần vì đó là chuyện nhỏ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Tình huống d tuỳ tài sản mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an.
- Học sinh so sánh.
2. Cách làm văn bản tường trình
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Gồm những phần:
+ Thể thức mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
+ địa điểm (ghi ở góc phải)
+ Ttên văn bản (ghi chính giữa)
+ Nội dung:
. Người cơ quan nhận bản tường trình
. Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến ... sự việc, hậu quả, người chịu trách nhiệm với thái độ khách quan trung thực.
+ Thể thức kết thúc: đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.
3. Ghi nhớ
(SGK)
III. Luyện tập 
Bài tập 1
1. Sáng qua tổ 3 trực nhật
2. Nhà em bị mất con gà trống mới mua
3. Ông em bị ngã khi lên gác.
4. Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ mới xây nhà mới.
5. Tổng kết buổi ngoại khoá..... đã làm trong tuần trước.
IV. Củng cố:(1')
- Khái niệm văn bản tường trình, mục đích viết, cách thức viết tường trình.
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập đã giao
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Tuần 31 - Tiết 128
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
luyện tập làm văn bản tường trình 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo.
- Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Mục đích viết văn bản tường trình, yêu cầu, cách thức viết văn bản tường trình.
- Kiểm tra làm bài tập.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? (M) viết văn bản tường trình là gì.
? Yêu cầu viết tường trình.
? Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống khác nhau.
? Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình/ Những mục nào không thể thiếu, phần nội dung tường trình cần như thế nào.
? Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:
. Chỗ sai: người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào cần viết văn bản tường trình.
? Nêu 2 tình huống cần viết văn bản tường trình.
? Chọn 1 tình huống cụ thể hãy viết văn 1 bản tường trình.
- Giáo viên gọi đọc
- Yêu cầu học sinh đọc.
I. Ôn tập lí thuyết
- Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hiệu quả cần phải xem xét.
- Người viết: tham gia hoặc chứng kiến vụ việc khách quan.
- Người nhận: cấp trên (thày, cô) cơ quan nhận.
- Giống: đều là văn bản hành chính - công vụ viết theo mẫu.
- Khác: báo cáo, công việc, trong một ... nhất định, kết quả bài học để sơ kết, tổng kết.
- Dựa vào SGK - tr135, 136
II. Luyện tập 
Bài tập 1
- Cả 3 trường hợp a, b, c đều không phải viết tường trình vì:
a) Cần viết bản kiểm điểm, nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
b) Viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị những ai phải làm việc gì ĐH chi đội
c) Viết bản báo cáo.
Bài tập 2
- Học sinh nêu tình huống.
- Nhận xét và đánh giá.
Bài tập 3
- Học sinh viết.
- Học sinh đọc.
- Góp ý kiến nhận xét.
IV. Củng cố:(1')
- Chốt lại những nét cần nhớ khi viết bản tường trình.
+ Mục đích.
+ Nội dung 
+ Cách thức viết
V. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Làm bài tập 4, 5 SBT 
- Xem trước: văn bản thông báo.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 HK 2.doc