Giáo án dạy cả năm môn Ngữ văn 8

Giáo án dạy cả năm môn Ngữ văn 8

Tiết 1, 2

 Văn bản:

TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Giáo dục tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bè.

B. CHUẨN BỊ.

* Đồ dùng:

GV: Tư liệu về tác giả, thể loại - Bảng phụ

 * Những điều cần lưu ý:

 - Tôi đi học không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hội mà là những ký niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “Tôi” -> Cần tạo tâm thế phù hợp.

 - Cần chú ý khai thác sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả với biểu cảm.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 I. Ổn định tổ chức lớp

 

doc 352 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy cả năm môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Ngày soạn:14/8/2011.
Tiết 1, 2
 Văn bản:
tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
A. Mục Tiêu bài dạy
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Giáo dục tình yêu mái trường, thầy cô, bạn bè.
B. Chuẩn bị.
* Đồ dùng:
GV: Tư liệu về tác giả, thể loại - Bảng phụ
	* Những điều cần lưu ý:
	- Tôi đi học không thuộc loại truyện ngắn chứa đựng nhiều sự kiện, nhân vật, những xung đột xã hộimà là những ký niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật “Tôi” -> Cần tạo tâm thế phù hợp.
	- Cần chú ý khai thác sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả với biểu cảm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức lớp
Lớp 8a 2: 	 Sĩ số: Vắng:
 II. Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 III. Bài mới
Giới thiệu bài: Đầu năm lớp 7, học bài Cổng trường mở ra hẳn chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu tiên dẫn con tới trường đi học. Mẹ bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách tới trường. “ Hàng năm cứ vào cuối thu,  mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp” câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, ngân nga trầm bổng trong lòng người mẹ, vương vấn không nguôi trong tâm trí mỗi chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu truyện ngắn đầy chất thơ: Tôi đi học - Thanh Tịnh, được gặp lại kỉ niệm tuổi thơ mơn man trong buổi sáng tựu trường.
Hoạt động giữa thầy và trò
Nội dung
Học sinh đọc tiểu dẫn
Giáo viên giới thiệu về truyện ngắn trữ tình
Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho 2 học sinh đọc
Học sinh giải thích từ khó
- Theo dõi văn bản và cho biết có những nhân vật nào được kể? nhân vật nào là chính? Vì sao?
- Trình tự kể? Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của văn bản?
Giáo viên đọc
- kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi” gắn với không gian, thời gian cụ thể nào?
Vì sao không gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả?
GV: Phân tích hình ảnh so sánh “ Tôi quên”
Giáo viên: Vẻ đẹp cảnh cuối thu đồng cảm trong lòng người về kỉ niệm.
- Hãy tìm những chi tiết thể hiện cảm nhận của tôi trên con đường tới trường.
- ý nghĩa của các chi tiết đó.
 Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi ?
Giáo viên treo bảng phụ
 Học sinh nêu và phân tích.
 Giáo viên khái quát
- Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường Tôi đi học lộ đức tính gì?
GV: Cảm giác náo nức trong sáng - tưng bừng rộn rã -> sự thay đổi, lớn lên trong “tôi”
Hết tiết 1
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Thanh Tịnh là tác giả của nhiều truyện ngắn và thơ
- Sáng tác của ông thể hiện chất trữ tình đằm thắm trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị man mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ - xuất bản năm 1941
II. Đọc hiểu văn bản
* Đọc
Giọng nhẹ nhàng thể hiện được cảm xúc của nhân vật tôi,
* Chú thích
Đốc học: Ông hiệu trưởng
Lạm nhận: nhận quá nhiều về mình
Lớp 5: Lớp thấp nhất của bậc tiểu học
* Đọc - hiểu văn bản
(Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò, thầy giáo
nhân vật chính: tôi - được kể nhiều nhất) 
- Trình tự: Không gian, thời gian
Cảm nhận: - trên đường tới trường
 - ở sân trường
 - trong lớp học
1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
- Thời gian:
 Buổi sáng cuối thu.
Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp.
-> thời điểm quen thuộc gần gũi với tuổi thơ.
Lần đầu tiên cắp sách tới trường
Yêu quê hương gắn bó với làng quê
- Con đường làng quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ -> sự đổi khác trong tình cảm trong buổi đầu đến trường tự nhiên thấy lớn lên, con đường không dài rộng.
- Tôi không lội qua sông.
-> Sự lớn lên, thay đổi
 Sự nghiêm túc học hành
Tôi: Ghì chặt hai quyển vở
-> Muốn thử sức mình, muốn tự tay cầm bút thước.
-> Có chí, muốn tự mình đảm nhận việc học tập, muốn được như bạn
- Hình ảnh so sánh: ý nghĩ ấy thoáng qua... -> kỉ niệm trong sáng đề cao sự học
+ Thích học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
Tiết 2
Học sinh: Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí “tôi” có gì nổi bật?
Cảnh tượng ấy có ý nghĩa gì?
- Dày đặc cả người
- Người nào quần áo cũng sạch đẹp, gương mặt
- Khi đi bẫy chim tôi thấy trường cao ráo, sạch sẽ”
Lần đầu tiên tới trường: Xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp - ý nghĩa của hình ảnh so sánh?
- Khi tả những học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào?
- ý nghĩa của hình ảnh so sánh?
Giáo viên đọc: Sau một hồi
Giáo viên: Hình ảnh mái trường gắn liền với ông đốc
- Hình ảnh ông đốc trong tâm trí tôi
Tâm trạng của tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào ?
Giáo viên khái quát tâm trạng
Giáo viên giới thiệu: tôi chả lần nào xa mẹ như thế này ?
-> sự độc lập bước vào thế giới mới.
- Cảm giác nhân vật tôi khi được nhận vào lớp học là gì ?
Giáo viên: đó là tình cảm trong sáng thiết tha của chú bé
- hình ảnh con chim có ý nghĩa gì?
- Nhận xét kết thúc truyện
( Thể hiện chủ đề tác phẩm)
- Diễn biến tâm trạng nhân vật tôi
- Theo em nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ?
- Vai trò thiên nhiên -> chất thơ ?
Tình cảm trong sáng trong tâm hồn tôi
H đọc ghi nhớ SGK
G hướng dẫn H làm phần luyện tập.
- Yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ
G có thể gợi ý học sinh về trình tự dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” để học sinh phát biểu cảm nghĩ.
2. Cảm nhận của nhân vật tôi trên sân trường.
- Sân trường làng Mĩ Lí: Rất đông người, người nào cũng đẹp
-> Khung cảnh đặc biệt của ngày khai trường.
 Tinh thần hiếu học
 Tình cảm sâu nặng với mái trường tuổi thơ.
- Ngôi trường: xinh xắn
 Oai nghiêm
-> xúc cảm trang nghiêm về mái trường
- Họ như những con chim non muốn bay nhưng vẫn còn e sợ.
-> tâm trạng ngày đầu đi học: e sợ
 Sức hấp dẫn của nhà trường 
 Khát vọng bay bổng
- Tâm trạng chơ vơ, vụng về lúng túng trước nơi mới lạ
* Ông đốc: hiền từ à biết ơn, quý trọng (Niềm tin, yên tâm vào lớp)
- Tôi: Nức nở khóc theo. Khóc vì lo sợ, vì sung sướng, giọt nước mắt đánh dấu sự trưởng thành.
3. Cảm nhận của tôi trong lớp học
- Mùi hương lạ (mực, giấy)
- Một hìnhlạ lạ hay hay
- Lạm nhận là của mình..
- Những người bạn không cảm thấy xa lạ.
-> ý thức về bạn bè, lớp học sẽ gắn bó thân thiết của mình
- Tâm trạng nuối tiếc những kỉ niệm tuổi thơ chơi đùa để bước vào giai đoạn mới.
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ
(Hăm hở, háo hức
Lo sợ vẩn vơ ngượng ngùng
Quen thuộc quyến luyến
* Nét đặc sắc nghệ thuật
- Kết hợp hài hoà ba phương thức trong đó nổi bật là yếu tố biểu cảm -> sức truyền cảm mạnh
- Chất thơ ngọt ngào
- Tình cảm với trường lớp, bạn bè
* Ghi nhớ: sgk 9
Hướng dẫn về nhà 
Chuẩn bị bài Cấp độ khái quát
 Mang từ điển
Nắm vững giá trị nghệ thuật 
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
	- Học bài, chọn và học thuộc lòng đoạn văn mà em yêu thích?
	- Soạn bài: “Trong lòng mẹ”, đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
 =======================================
Ngày soạn:14/8/2011
 Tiết 3 
 Tiếng Việt
 CấP Độ KHáI QUáT CủA NGHĩA Từ NGữ
A. Mục tiêu bài học
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ.
- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị:
	* Đồ dùng 
	GV: sgk - sgv – tài liệu tham khảo – bảng phụ
HS: Đọc kỹ bài - Trả lời câu hỏi sgk
	* Những điều cần lưu ý:
	- Bài học nói về một mối quan hệ khác về nghĩa của từ ngữ, đó là mối quan hệ bao hàm (phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ).
	- Có trường hợp một từ ngữ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp.
	- Mối quan hệ bao hàm về nghĩa giữa các từ ngữ có quan hệ chặt chẽ với mối quan hệ bao hàm giữa các khái niệm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động1: Hình thành khái niệm 
 G treo bảng phụ sơ đồ SGK trang 10
(?) Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “Động vật ”?
H giải thích 
(?) Nghĩa của từ “ Động vật ” so với các từ “ thú, chim, cá ” rộng hay hẹp hơn? Tại sao?
H phát biểu
(?) Nghĩa của từ “ thú “ rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ voi, hươu ”?
(?) Nghĩa của từ “ chim ” so với các từ “ tu hú, sáo ”?
(?) Nghĩa của từ “ cá ” so với “ cá rô, cá thu ”?
(?) Tại sao em thấy như vậy?
H lần lượt phát biểu
(?) Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ nào và hẹp hơn nghĩa của các từ nào? Vì sao?
H phát biểu
G: Treo loại sơ đồ vòng tròn để biểu diễn lại mối quan hệ bao hàm:
Động vật
Chim
Giáo viên cho học sinh làm bài tập nhanh
Cho từ cỏ, cây, hoa. Tìm từ có phạm vi rộng, hẹp hơn so với 3 từ đó?
(?) Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết thế nào là một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp?
(?) Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
H đọc ghi nhớ SGK trang 10
G kết luận: 
Hoạt động 2
(?) Bài tập 1 nêu yêu cầu như thế nào?
H: nêu yêu cầu làm bài
G gọi H lên bảng trình bày.
H nêu yêu cầu bài tập 2:
G cùng H làm phần a
H làm theo nhóm, cử đại diện trình bày.
- Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ sau ?
- Tìm các từ không thuộc phạm vi nghĩa của các nhóm từ
- Tìm 3 động từ cùng thuộc phạm vi nghĩa: 1 từ có nghĩa rộng, một từ có nghĩa hẹp.
I. Từ ngữ rộng, từ ngữ hẹp.
 1. Quan sát sơ đồ SGK.
 2. Nhận xét 
 - Nghĩa của từ “ động vật ” rộng hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá.
đ vì phạm vi nghĩa của từ này bao hàm nghĩa của ba từ đó.
- Các từ: thú, chim, cá có phạm vi rộng hơn các từ: “ voi, hươu ”; “ tu hú, sáo ”; “ cá rô, cá thu ”.
 - Các từ: thú, chim, cá có phạm vi hẹp hơn từ “ động vật ”.
Thực vật 
-> Cỏ: gấu, cỏ gà
-> Cây: Cam, lim
-> Hoa: Cúc, lan, huệ
* Ghi nhớ SGK trang 10
II. Luyện tập
Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Lập sơ đồ
a, Y phục 
- Quần: đùi, dài, lửng
- áo: Dài, sơ mi
b, Vũ khí 
- Súng: Trường, A.K, Đại bác 
- Bom: bi, tấn, ba càng
Bài tập 2:
 Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ khác:
a. Xăng, dầu hoả, ga, ma dút, củi, than đ chất đốt.
b. Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc đ nghệ thuật.
c. Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán đ Thức ăn.
d. Liếc, ngắm, nhòm, ngó đ Nhìn.
e. Đấm, đá, thụi, bịch, tát đ Đánh.
Bài tập 3:
- Xe cộ: xe đạp, xe máy, xe hơi
- Kim loại: Sắt, đồng, nhôm
- Hoa quả: Chanh, cam, chuối
- Họ hàng: Cô, dì, chú, bác 
- Mang: Xách, khiêng, gánh
Bài tập 4:
a. thuốc lào
b. thủ quĩ
c. bút điện
d. hoa tai
Bài tập 5:
- Động ...  bảo kiến thức, kỹ năng - đảm bảo kết cấu một bài kiểm tra
	- Đề ra nằm trong chương trình học, vừa sức học sinh
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới: 
GV: Phát đề 
Hướng dẫn học sinh làm
Theo dõi – Kiểm tra
GV: Thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra
* Hướng dẫn học ở nhà:
	- Tiếp tục ôn tập theo đề cương
	- Chuẩn bị một số văn bản thông báo
	- Chuẩn bị tư liệu cho chương trình địa phương
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 37 Tiết PPCT: 137
Ngày soạn:..
Ngày giảng:
văn bản thông báo
A. Mục tiêu bài học
- HS hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
-Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
-Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
B. Chuẩn bị:
	* Đồ dùng 
	GV: Bảng phụ 
HS: Học sinh chuẩn bị trả lời câu hỏi ôn tập
* Những điều cần lưu ý:
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc 2 VB.
-Trong các VB trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ? Mđích thông báo là gì ?
-Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của VB thông báo?
-Hãy dẫn một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
-Qua tìm hiểu 2 VB thông báo trên, ta thấy VB thông báo thường có những đặc điểm gì ?
-Hs đọc 3 tình huống trong sgk.
-Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo điều gì ? (Tình huống a phải viết tường trình, tình huống b,c viết thông báo).
-Một VN thông báo cần có những mục nào ?
-Hs đọc ghi nhớ 3.
-Hs đọc lưu ý- sgk (143 ).
I-Đặc điểm của văn bản thông báo:
*Văn bản:
1-Người thông báo: Hiệu trưởng, liên đội trưởng.
-Người nhận thông báo: Các gv chủ nhiệm và lớp trưởng; các chi đội thiếu niên tiền phong HCM.
-Mđích thông báo: Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ, về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM.
2-Nội dung thông báo: Thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
-Thể thức của VB thông báo: Là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định.
3-Một số trường hợp cần viết thông báo: 
-Chuẩn bị đi thăm quan du lịch.
-Sắp thi học kì, thi hs giỏi, thi cuối năm.
-Đợt ủng hộ người nghèo.
-Chuẩn bị kết nghĩa với trường bạn.
*Ghi nhớ 1,2: sgk (143 ).
II-Cách làm VB thông báo:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:
-Tình huống b: Nhà trường thông báo và thông báo cho gv, cán bộ và hs trong toàn trường.
-Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội TNTP HCM thông báo và thông báo cho các ban chỉ huy chi đội trong toàn trường.
2-Cách làm VB thông báo: gồm 3 phần
-Thể thức mở đầu VB thông báo.
-Nội dung thông báo.
-Thể thức kết thúc VB thông báo.
*Ghi nhớ3: sgk (143 ).
3-Lưu ý:
* Hướng dẫn học ở nhà:
	Học thuộc ghi nhớ.
-Sưu tầm một số bản thông báo để tham khảo.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập văn bản thôg báo (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 37 Tiết PPCT: 138
Ngày soạn:..
Ngày giảng:
chương trình địa phương phần tiếng việt 
A. Mục tiêu bài học
- HS -Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương.
-Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức.
B. Chuẩn bị:
	* Đồ dùng 
	GV: Bảng phụ 
HS: Học sinh chuẩn bị trả lời câu hỏi ôn tập
* Những điều cần lưu ý:
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Đọc các đoạn trích.
-Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên ?
-Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
-Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ?
-Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
-Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét ?
1-Bài 1 (145):
-Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương Nam Bộ: u- dùng để gọi mẹ.
-Trong đoạn trích b: 
+Từ xưng hô toàn dân là từ: mẹ.
+Từ xưng hô không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương là từ: mợ- dùng để gọi mẹ. Đây là biệt ngữ xã hội dùng trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng tám.
2-Bài 2 (145):
*Từ xưng hô
-Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn).
-Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị).
*Cách xưng hô:
-Xưng hô với thầy, cô giáo là: em, con - thầy, cô.
-Xưng hô với chị của mẹ là: cháu - bá, dì
-Xưng hô với chồng của cô là: cháu- chú, dượng.
-Xưng hô với ông nội, bà nội là: cháu, con - ông, bà, nội.
-Xưng hô với ông ngọi, bà ngoại là: cháu, con - ông, bà, ngoại.
-Xưng hô với người ngoài là: cháu, con - ông, bà, chú, cậu, bác, bá cô, dì.
3-Bài 3 (45):
-Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay những người cùng địa phương) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
4-Bài 4 (45):
-Đối chiếu:
 Từ toàn dân Từ địa phương
 Mẹ Má, bầm, u, bu, mạ
 Bố Ba, thầy, tía, bọ
 Ông nội Ông nội
-Nhận xét: Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có một số ít trường hợp không dùng để xưng hô, có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ nghề nghiệp hay tên riêng.
* Hướng dẫn học ở nhà:
-Ôn tập phần tiếng Việt đã học trong học kì II (Theo nội dung bài ôn tập).
-Tìm các từ địa phương em và địa phương khác.
D-Rút kinh nghiệm: 
Tuần 37 Tiết PPCT: 139
Ngày soạn:..
Ngày giảng:
luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu bài học
- -Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
	* Đồ dùng 
	GV: Bảng phụ 
HS: Học sinh chuẩn bị trả lời câu hỏi ôn tập
* Những điều cần lưu ý:
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ?
-Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo:
+Nội dung thông báo thường là gì ?
+Văn bản thông báo có những mục gì ?
-Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ?
-Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ? 
-Hs đọc thông báo trong sgk.
-Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ?
-Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ?
I-Ôn tập lí thuyết:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:
-Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,...
2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo:
-Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện
-Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo)
3-Phân biệt VB tường trình và VB thông báo:
-Giống nhau: về thể thức trình bày (3 phần), về sự chính xác rõ ràng của nội dung VB (nội dung tường trình và nội dung thông báo đề phải rõ ràng và chính xác).
-Khác nhau: 
+Tường trình là trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết. Còn thông báo là loại VB để truyền đạt những nội dung, công việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới (hoặc từ một tổ chức, cơ quan thông báo chung cho mọi người biết).
+Tường trình thường là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết, còn thông báo thường là của cơ quan đoàn thể do người đại diện kí để cấp dưới (hoặc mọi người) biết mà thực hiện. Vì vậy trong thể thức viết thông báo có số công văn, nơi nhận là hai điều mà tường trình không có.
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (149 ):
a-Thông báo. b-Báo cáo. c-Thông báo.
2-Bài 2 (150 ):
-Ghi ngày, tháng, năm chưa đúng chỗ.
-Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới.
-Nội dung thông báo không phù hợp không phù hợp với tên VB thông báo (tên VB là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu là sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. 
-Bản thông báo này phải viết lại: Sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày... đến ngày... tháng..., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể...
3-Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà cần viết VB thông báo:
-Trong nhà trường: Góp sách vở, dụng cụ học tập giúp các bạn học sinh vùng bị ngập lụt; góp phân trâu khô để trồng cây, góp thủy tinh để cắm lên tường bảo vệ trường.
-Ngoài xã hội: Tiêm phòng dịch chống các loại bệnh cho trẻ em, tiêm phòng dịch cho chó, cho gia cầm.
* Hướng dẫn học ở nhà:
-Làm bài 4 (150).
-Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tập làm văn (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần).
D-Rút kinh nghiệm: 
Tuần 37 Tiết PPCT: 140
Ngày soạn:..
Ngày giảng:
trả bài kiểm tra học kỳ II
A. Mục tiêu bài học
- HS củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học 
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm của bản thân với đất nước
- Rèn kĩ năng nhận xét và sửa lỗi trong bài làm của mình.
B. Chuẩn bị:
	* Đồ dùng 
	GV: Chấm, chữa bài cho HS 
HS: Ôn về văn nghị luận
	* Những điều cần lưu ý:
	- GV chấm, chưa bài nghiêm túc, công bằng, cụ thể
	- Mục đích chính của bài văn số 7 là giúp HS rèn luyện thêm về kỹ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
Lớp 8A2: Sĩ số: Vắng:
II. Kiểm tra:
III. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn học ở nhà:
- 
D-Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV8.doc