Giáo án dạy cả năm môn Giáo dục công dân 8

Giáo án dạy cả năm môn Giáo dục công dân 8

 Tiết 1. Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện cụ thể ,vì sao phải tôn trọng lẽ phải.

2. Kỹ năng:HS có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

3. Giáo dục: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.

Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.

II. PHƯƠNG TIỆN – TÀI LIỆU:

-GV: SGV + SGK +giáo án+bảng phụ.

-HS: Sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ, thơ,dẫn chứng trong cuộc sống hàng ngày.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định : (1)

2. Kiểm tra: (2)

Sự chuẩn bị SGK –Vở ghi của HS

 

doc 97 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy cả năm môn Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :30.8.2012
 Tiết 1. Bài 1: Tôn trọng lẽ phải 
I. Mục tiêu bài DẠY :
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Biểu hiện cụ thể ,vì sao phải tôn trọng lẽ phải. 
2. Kỹ năng:HS có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 
3. Giáo dục: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày. 
Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
II. Phương tiện – Tài liệu:
-GV: SGV + SGK +giáo án+bảng phụ.
-HS: Sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ, thơ,dẫn chứng trong cuộc sống hàng ngày.
III. Hoạt động dạy và học :
1.ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra: (2’) 
Sự chuẩn bị SGK –Vở ghi của HS 
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài (1’)
Em kể tên một số bài đạo đức đã học ở lớp 7 
*Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV- HS
TG
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HD phần đặt vấn đề. 
GV : Trong phần ĐVĐ có mấy tình huống 
GV: HS thảo luận nhóm? 
T1: ở tình huống 1 em đồng tình với ý kiến của ai? Vì sao em đồng ý với họ, họ là người ntn? 
Tổ 2: ý kiến phải làm bài tập trước (ĐVĐ2) khi đến lớp ?
GV: Thái độ của em trước việc làm của các bạn ntn? ( Nếu ý kiến đó là đúng) 
Tổ 3: Nếu thấy bạn quay cóp trong giờ kiểm tra ,em sẽ làm gì? 
GV: Liên hệ thực tế trong HS 
GV: ở lớp em có hiện tượng này không? 
GV: Em sẽ khắc phục nó bằng cách nào? 
Tổ 4: Tìm hành vi trong trường, lớp thể hiện sự tôn trọng lẽ phải .
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
GV : Tôn trọng lẽ phải là tôn trọng ai ? Vì sao? 
GV: Theo em lẽ phải là gì? 
GV: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
GV: Tìm câu tục ngữ, ca dao ? “ Nhập gia tuỳ tục ” 
GV: Tôn trọng lẽ phải có vai trò ntn trong các mối quan hệ xã hội?
Hoạt động 3: Bài tập 
GV:gọi HS đọc bài tập1
GV:ghi bài tập ra bảng phụ
:HS :lên đánh dấu.
GV:gọi HS nhận xét,GV nhận xét bổ sung.
GV: HS đọc yêu cầu bài tập 2? 
Em lựa chọn phương án nào đúng? Vì sao?
GV: HS sưu tầm tục ngữ ,ca dao,danh ngôn. 
17’
10’
11’
I. Đặt vấn đề 
1. Hành động của quan tuần phủ : Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh không chấp nhận điều sai trái.
2.Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em ủng hộ bạn, bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách PT để các bạn khác thấy là đúng.
3. Em không đồng tình với hành vi của bạn; PT cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó  
 II. Nội dung bài học :
1. Lẽ phải : Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của XH.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận phục tùng, bảo vệ điều đúng không chấp nhận việc làm sai trái .
2.ý nghĩa : Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. 
III.Bài tập : 
Bài tập 1:
Đúng:b, c
HS giải thích 
Bài tập 2: 
Đúng:a,b,d,g
HS giải thích 
 3. Bài tập 4: 
-Nói phải củ cải cũng phải nghe 
-Dĩ hào vi quý.
 4. Củng cố : (3’) 
GV: Bài này các em cần nắm nội dung gì? 
HS: Tôn trọng lẽ phải; vì sao phải tôn trọng lẽ phải?
GV:khái quát bài.
5. HDVN: (1’) .Làm tiếp bài tập 3 – 5- 6
Ngày dạy: 06.9.2012
 Tiết 2. Bài 2: Liêm Khiết
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là liêm khiết, biết phân biệt hành vi trái ngược với liêm khiết, biểu hiện và ý nghĩa của liên khiết 
2. Kỹ năng: Biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện
3. Giáo dục: Có thái độ đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết, phê phán hành vi không liên khiết.
II. Phương tiện - Tài liệu
 -SGK+SGV+ Bảng phụ + Bút dạ +Giáo án
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về liêm khiết, các loại báo liên quan đến PL
III. Hoạt động dạy và học :
1.ổn định : ( 1’) 
2. Kiểm tra: ( 5’) 
GV: Chia bảng 2 phần gọi 2 học sinh lên bảng 
? Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải?
? Tìm những hành vi của HS không biết tôn trọng lẽ phải? 
HS: Bổ sung ý kiến 
GV: Nhận xét cho điểm 
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài mới (2')
 * Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV- HS
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HD học sinh phần ĐVĐ
GV: Gọi 3 HS đọc các câu chuyện trong SGK 
GV:cho HSthảo luận..
N1. Bà Mariquyri có việc làm gì ? 
? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
N2 Nêu hành động của Vương Trấn?
? Hành đó đó thể hiện tính gì? 
N3 Hành động của Bác được đánh giá ntn?
? Hành đó đó thể hiện đức tính gì?
HS :viết ra bảng phụ -trình bày.
? Em có suy nghĩ gì về các cách xử sự trên?
? Theo em các cách xử sự đó có điểm gì chung? Vì sao? 
- Điều gì nói lên lối sống thanh cao , không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi điều kiện vật chất nào và cũng thể hiện đức tính liên khiết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học:
? Thế nào là liêm khiết? 
?Em hiểu thế nào là đạo đức trong sáng? 
?Em cho biết phẩm chất đó thể hiện ở một số nhà văn, thơ?(nguyễn trãi,nguyễn khuyến)
?Việc làm trong xã hội hiện nay thể hiện không liêm khiết?(tham ô,vụ lợi, thủ đoạn)
? Nêu những hành vi thể hiện đức tính liên khiết trong cuộc sống hàng ngày? 
? Nêu ý nghĩa của đức tính liêm khiết?
? Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân và mọi người? 
? Trái với liêm khiết là gì? 
HS: Tự do trình bày ý kiến của mình
GV: HD HS phát biểu và chốt lại NDBH ra bảng phụ. 
Hoạt động 3: Bài tập 
GV: Đưa bài tập ra bảng phụ 
HS: Lên bảng trả lời 
GV: Nhận xét kết quả đúng 
HS: Giải thích được vì sao đúng? Sai? 
? Em tán thành hay không tán thành những việc làm nào sau đây? 
ÿ Bạn Bình đến nhà cô giáo xin nâng điểm 
ÿ Ông Giám đốc Lân luôn nhận quà cáp 
ÿ Vì nghèo nên cán bộ kiểm lâm chặt cây gỗ đến bán.
ÿ Nhân viên khách sạn nhặt được ví của khách không trả lại. 
- Tìm các câu tục ngữ, danh ngôn, ca dao nói về liêm khiết? 
GV : Cho các nhóm thảo luận tự XD tình huống sắm vai .
HS: Tự sắm vai 
12’
12’
10’
I. Đặt vấn đề :
- Bà Mari-Quyri 
+ Không giữ bản quyền phát minh, vui lòng sống túng thiếu. 
+ Không nhận quà của Tổng thống mà dành cho việc nghiên cứu y học. 
ị Bà không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội. 
- Vương Trấn tiến cử người làm việc tốt không cần đến vàng của người đó. 
ị Đức tính thanh cao, vô tư, không hám lợi ,tự trọng
-Cụ Hồ: Khước từ nhà cửa, quân phục ngôi sao sáng chói 
ị Là người giản dị, trong sạch, liêm khiết.
II. Nội dung bài học :
1. Liêm khiết : Là phong cách đạo đức của con người.
- Thể hiện lối sống không hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỷ.
2. ý nghĩa :
- Làm cho con người thanh thản 
- Được nhiều người quý trọng, tin cậy 
- Góp phần làm cho XH trong sạch tốt đẹp . 
3. Cách rèn luyện : 
- Biết phân biệt hành vi LK và không LK.
- Đồng tình, ủng hộ quý trọng người có tính LK.
- Cần rèn luyện để có thể quen sống LK. 
III. Bài tập :
 * Bài tập 1: 
Đáp án đúng : 1, 3, 5, 7
Sai : 2, 4, 6
* Bài tập 2:Trắc nghiệm
Em không đồng ý tất cả các ý trên.
* Bài tập 3: 
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư 
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo
- Cây ngay không sợ chết đứng 
*Bài tập 4: Sắm vai
4. Củng cố : (3’)
-Đọc truyện “ Lưỡng Quốc trạng nguyên” 
-GV;khái quát bài.
5. HDVN: (1’)
- Học bài, làm bài tập còn lại
 Chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:
Tiết 3. Bài 3: Tôn trọng người khác 
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Kỹ năng: Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.Rèn thói quên kiểm tra đánh giá hành vi của mình trong cuộc sống ở mọi lúc ,mọi nơi.
3. Giáo dục: Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong các hành vi của những người biết tôn trọng người khác,đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
II. Phương tiện - Tài liệu:
 -Bảng phụ + Bút dạ +Giáo án
- Sưu tầm một số mẩu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ liên quan.
III. Hoạt động dạy và học :
1.ổn định : (1’)
2. Kiểm tra: ( 5’)
? Theo em muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện đức tính gì? Kể 1 câu chuyện nói về tính liêm khiết. 
(Rèn đức tính : Trung thực, giản dị, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư , tôn trọng lẽ phải  )
3. Bài mới.
 * Giới thiệu bài (1')
* Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV- HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1: HD phần đặt vấn đề
GV: Gọi HS đọc 3 tình huống ( SGK), mỗi HS đọc một tình huống.
GV: Quan sát tình huống 1
? Nhận xét về cách cư xử , thái độ và việc làm của Mai?
? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử ntn? 
? Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với bạn Hải? 
? Suy nghĩ của Hải ntn?
? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì? 
? Nhận xét việc làm của Quân và Hùng? 
?Việc làm đó thể hiện đức tính gì? 
HS: Trả lời 
GV: Đưa bài tập làm nhanh ( bảng phụ) 
HS: Lên điền vào bảng ( 3 HS) 
 Hành vi
Địa điểm
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng
Gia đình 
Lớp học 
Công cộng 
HS :Nhận xét ý kiến của bạn 
GV: Nhận xét, bổ sung 
GV: Quan phần đặt vấn đề và bài tập trên chúng ta thấy rằng tôn trọng người khác là hành vi có văn hoá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học 
GV: Theo em thế nào là tôn trọng người khác.
GV: Nhận xét, chốt lại ý đúng 
GV: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác?
? ý nghĩa của việc tôn trọng người khác đối với đời sống hàng ngày?
? Em phải làm gì để người khác tôn trọng em? 
HS: Trả lời 
GV: Chốt lại ý kiến 
HS: Ghi vào vở 
Hoạt động 3: HD làm bài tập 
GV: Đưa bài tập vào bảng phụ 
Em cho biết ý kiến đúng : tôn trọng người khác là phải :
a. Biết đấu tranh cho lẽ phải   
b. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác  
c. Đồng tình, ủng hộ việc làm sai trái của bạn   
d. Biết cách phê bình bạn để bạn hiểu  
e. Có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân   
TH: Trong giờ học GDCD, Thắng có ý kiến sai, nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô và cho là mình đúng. Cô yêu cầu Thắng trao đổi để ra chơi giải quyết tiếp. ý kiến của em về cô giáo và bạn thắng. 
? Tìm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng người khác. 
12’
12’
10’
I. Đặt vấn đề :
 1. Tình huống :
Mai là HS giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác. 
đ Lễ phép chan hoà, không kiêu căng, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư. 
2. Tình huống 2: 
- Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha đ biết tôn trọng cha mình.
3.Tình huống 3: 
- Quân và Hùng đọc truyện cười trong giờ học đ Thiếu tôn trọng người khác. 
II. Nội dung bài học :
1. Thế nào là tôn trọng người khác
 - Đánh giá đúng mức,coi trọng danh dự, phẩm chất, lợi ích người khác. 
2.ý nghĩa :
- Được mọi người tôn trọng 
- Góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện :
 - Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi
- Có cử chỉ, lời nói thể hiện sự tôn trọng người khác.
III. Bài tập 
* Bài tập 1 :
Đáp án đúng : a, b, d, e 
Sai: c 
* Bài tập 2: Giải quyết tình huống :
- Thắng : Không biết tôn trọng lớp và cô
- Cô giáo : Tôn ... ể của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH ( Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục) 
4. Vai trò của Pháp luật : 
- Là công cụ thực hiện việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, XH, giữ vững anh ninh chính trị, trật tự ATXH.
- Là phương tiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và bảo đảm công bằng XH. 
HS trình bày bảng nhóm 
III. Bài tập : 
Bài tập 3 : 
a. Anh em như chân với tay 
Rách lành đùm bọc  
b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 
c. Chị em như chuối nhiều tàu 
(b) 
- Người ruột thịt đối với nhau 
- Nếu không thực hiện không bị pháp luật xử lý 
- Dựa trên lương tâm đạo đức, huyết thống lên án hành động đó 
c. Không bị pháp luật xử lý 
- Người đời lên án 
Bài tập 4 : 
Đặc điểm
PL
Cơ sở hình thành
Từ đời sống, nguyện vọng của ND qua nhiều thế hệ 
Do Nhà nước ban hành 
HT thể hiện 
Câu cao dao, tục ngữ chiêm nghiệm 
Các văn bản PL quy định quyền, nghĩa cụ công dân, cơ quan, cán bộ, cá nhân, tổ chức 
Biện pháp đảm bảo thực hiện 
Tự giác thông qua dư luận XH khuyến khích, khe chê
T/đ N2 qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe, cưỡng chế xử lý theo pháp luật.
4.Củng cố : ( 3’) 
- GV khái quát toàn bài 
5. HDVN ( 1’) 
Ôn tập –thi học kỳ II. 
Ngày dạy:
Tiết 32
 Ngoại khoá - Trật tự an toàn giao thông 
I. Mục tiêu bài dạy : 
+ Kiến thức : Học sinh nắm được quy tắc chung về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ . 
+ Kỹ năng : - Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học .
- Biết đánh giá các hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến bài học. 
+ Giáo dục : Tôn trọng các quy định về trật tự ATGT. ủng hộ việc làm tôn trọng luật lệ giao thông và phẩn đội việc làm thiếu tôn trọng luật giao thông. 
II.Phương tiện - tài liệu :
 GV: - Sách trật tự ATGT
 - Luật giao thông đường bộ 2000
 - Tranh ảnh tình huống đi đường 
 - Máy chiếu, giấy, bút dạ + số liệu trật tự ATGT
	HS: - Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới 
III. Hoạt động dạy và học : 
1. ổn định tổ chức : ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
? Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm, có nguy cơ không an toàn thì phải làm gì ? 
? Khi xảy ra tai nạn giao thông mọi người phải làm gì? 
Bài tập trắc nghiệm ( bảng phụ)
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : ( 1’).
 Đi đường đúng pháp luật .. “ Là hạnh phúc của mỗi gia đình” 
Hoạt động của GV – HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1 :
 GV : HS nhận xét thông tin TNGT toàn quốc – Bắc Ninh ? 
GV: Nguyên nhân tỷ lệ TNGT ngày càng gia tăng? 
? Vụ TNGT học sinh biết? 
GV: Hệ thống báo hiệu đường bộ bộ những gì? 
GV: Giải thích cho học sinh biển báo giao thông đường bộ Việt Nam.
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
GV: Từ hệ thống biển báo em cho biết quy tắc chung về GT đường bộ Việt Nam. 
GV; Em hiểu thế nào là đi đúng phần đường quy định. 
GV +HS : Quan sát tranh ảnh
HS:Nói lên suy nghĩ của mình qua bức tranh ,ảnh đó
GV:Cho HS hiểu một số quy định cụ thể
Hoạt động 3: Bài tập 
GV: Em đồng ý với những hành vi nào sau đây? và không đồng ý với những hành vi nào ? vì sao? 
 GV: HS thảo luận 
- Khi đi xe máy trên đường vì trời nắng Hùng mang che ô. Đến ngã ba bị các chú công an giữ lại. Theo em Hùng có vi phạm có vi phạm luật giao thông không. 
GV: Em hãy cho biết bạn Lâm có vi phạm luật giao thông không? 
GV:Cho các tổ tự xây dựng tình huống với chủ đề ATGT
HS:Thảo luận xây dựng tình huống
GV:Gọi các nhóm lên sắm vai
GV:Gọi HS nhận xét về nội dung,cách thể hiện
GV:Nhận xét cho điểm
?Theo em ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu giao thông,mà lại có người điều khiển giao thông,thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?Vì sao? 
GV: Trên đường đi học về đường vắng, Quý buông cả hai tay, đánh võng. Sau đó Quý vướng vào bác gánh rau, gánh rau đổ, Quý bị ngã và bị bác bán rau mắng? 
GV: Trường hợp đó ai có lỗi?
GV: Học sinh tìm, lập kế hoạch thảo luận
10'
10'
15'
I. Quy tắc về giao thông đường bộ: 
 Thông tin – sự kiện 
*Hệ thống báo hiệu đường bộ bộ
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 
- Tín hiệu giao thông ( đèn) 
- Biển báo hiệu đường bộ 
- Vạch kẻ đường 
- Cọc tiêu - đường bảo vệ 
- Hàng rào chắn 
II. Nội dung bài học 
 1. Quy tắc chung về đường bộ Việt Nam. 
- Người tham gia GT phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số quy định cụ thể: 
+ Người ngồi trên xe mô tô xe máy không mang vác vật cồng kềnh :Không sử dụng ô;không bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;không đứng trên yên,giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái
+ Người đi xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn. Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh :Không sử dụng ô;không bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;không đứng trên yên,giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái
+ Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải bảo đảm an toàn,không gây cản trở giao thông.
III. Bài tập :
Bài tập 1: Trắc nghiệm 
-Đi bộ chéo qua ngã tư đường 
- Đi bộ trên hè phố 
- Bám nhảy lên tàu xe 
-Đi bộ sát mép đường 
Bài tập 2: 
Hùng vi phạm Luật giao thông khi đi xe máy không mang vác vật cồng kềnh :Không sử dụng ô;không bám kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;không đứng trên yên,giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái
Bài tập 3: 
- Vượt xe trước về phía phải 
 - Có lúc đi xe đạp lên vỉa hè 
- Xe đạp không có chuông 
- Điều khiển xe buông cả hai tay 
- Rẽ trái đột ngột không báo trước. 
Bài tập 4
Sắm vai
Bài tập 5 
Người điều khiển giao thông 
Bài tập 6: 
- Quýsai vì đi xe buông ta, lạng lách, đánh võng trên đường 
Bài tập 7: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt luật giao thông đường bộ Việt Nam.
4.Củng cố : ( 3’) 
- GV khái quát toàn bài 
5. HDVN ( 1’) 
Ôn tập học bài cũ 
-Xem biển báo – luật giao thông 
Ngày dạy:
Tiết 33
 Ngoại khoá - Trật tự an toàn giao thông 
I. Mục tiêu bài dạy : 
+ Kiến thức : Học sinh giải thích được một số quy định cụ thể về trật tự ATGT đường bộ và đường sắt. 
+ Kỹ năng : Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định đó. 
+ Giáo dục : ủng hộ các việc làm tôn trọng pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt 
II.Phương tiện - tài liệu :
 GV: - Tài liệu ATGT
 - Tư liệu ATGT 
 - Bảng phụ 
	HS: - Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới 
III. Hoạt động dạy và học : 
1. ổn định tổ chức : ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
? Em cho biết một số quy định cụ thể đối với người tham gia giao thông? 
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : ( 1’).
GV:Cho HS sắm vai một tình huống về ATGT đường sắt
- Đưa tranh ảnh về tai nạn GT đường sắt
Hoạt động của GV – HS
TG
Nội dung
Hoạt động1: 
GV:Đưa ra tình huống
HS:Đọc tình huống
?Theo em điều Tuấn nói có đúng không?
?Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm ntn?
GV : Đưa ra thông tin các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố? 
GV: Nguyên nhân số vụ tai nạn đó do đâu? 
Hoạt động 2: Nội dung bài học 
GV: HS quan sát tranh ảnh trẻ em chơi trên đường tàu 
GV: Pháp luật Việt Nam có quy định ntn về giao thông đường sắt. 
GV: Giải thích cho học sinh biển báo rào chắn đường tàu. 
Hoạt động 3: Bài tập 
?Theo em ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu giao thông,mà lại có người điều khiển giao thông,thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?Vì sao?
 GV: Em đồng ý với những hành vi nào sau đây? và không đồng ý với những hành vi nào ? vì sao? 
GV: Trên đường đi học về đường vắng, Quý buông cả hai tay, đánh võng. Sau đó Quý vướng vào bác gánh rau, gánh rau đổ, Quý bị ngã và bị bác bán rau mắng? 
GV: Trường hợp đó ai có lỗi?
GV: Học sinh tìm, lập kế hoạch thảo luận
10'
15'
10'
I. Thông tin ,tình huống
- Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài bị lầy lội.Nhà trường vận động HS thu gom gạch vụn,gạch xỉ,đá,cát,sỏi... để rải đường.Tuấn rủ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá.Hoàng can ngăn Tuấn không đươngcj làm như vậy,nhưng Tuấn nói:Mình lấy đá để rải đường của nhà trường,chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo
 III. Nội dung bài học
 3. Một số quy định cụ thể về giao thông đường sắt 
+ Khi đi trên đường bộ giao cắt đường sắt,ta phải chú ý quan sát cả hai phía.Nếu có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
+ Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt. không trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người điều khiển ở khu vực gần đường sắt. Không khai thác, đá, cát sỏi trên đường sắt. 
III. Bài tập : 
Bài tập 1 
Người điều khiển giao thông 
Bài tập 2: Trắc nghiệm 
-Đi bộ chéo qua ngã tư đường 
- Đi bộ trên hè phố 
- Bám nhảy lên tàu xe 
-Đi bộ sát mép đường 
Bài tập 4: 
- Quýsai vì đi xe buông ta, lạng lách, đánh võng trên đường 
Bài tập 5: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt luật giao thông đường bộ Việt Nam.
 4.Củng cố : ( 3’) 
- GV khái quát toàn bài 
5. HDVN ( 1’) 
Ôn tập học bài cũ 
-Xem biển báo – luật giao thông 
 Ngày dạy:
Tiết 34
 Ôn tập học kỳ II 
I. Mục tiêu bài dạy : 
+ Kiến thức : Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học ở học kỳ II để từ đó nắm được điểm yếu của từng học sinh để hệ thống hoá cho học sinh kiến thức các em nắm còn chưa vững. . 
+ Kỹ năng : Củng cố kiến thức – phương pháp làm bài 
+ Giáo dục : HS ý thức học tập tốt
II.Phương tiện - tài liệu :
 GV: 	- SGK + Bảng phụ 
	HS: - Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới 
III. Hoạt động dạy và học : 
1. ổn định tổ chức : ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
?Em hãy cho biết một số quy định cụ thể về an toàn giao thông đường sắt?
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : ( 1’).Để giúp các em hệ thống lại kiến thức học kỳ II một cách tốt nhất .Hôm nay cô và các em cùng nhau ôn tập. 
Hoạt động của GV – HS
TG
Nội dung
Hoạt động1:GV đưa câu hỏi ôn tập
- GV cho HS câu hỏi để HS làm đề cương ôn tập ? 
- HD làm đề cương
Hoạt động2: Giải đáp thắc mắc của học sinh
HS:Xem lại bài và đưa ra những thắc mắc nếu có
Hoạt động3: hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học
- Khái niệm
- Biện pháp thực hiện
-Trách nhiệm của công dân
- Bài tập (Ví dụ)
15'
9'
10'
Câu hỏi ôn tập
1. Biện pháp phòng chống TNXH ? 
2. Biện pháp phòng, tránh nhiễm HIV? 
3. Biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí? 
4. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? 
5. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 
6. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? 
7. Quyền tự do ngôn luận? 
8. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 
9.Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 
Bước 2: Giải đáp thắc mắc của học sinh ( nếu có) 
Bước 3: GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học 
 4.Củng cố : ( 3’) 
- GV khái quát toàn bài 
5. HDVN ( 1’) 
Ôn thi học kỳ II 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8 1213.doc