Giáo án dạy buổi chiều Hình học Lớp 8 - Năm học 2008-2009

Giáo án dạy buổi chiều Hình học Lớp 8 - Năm học 2008-2009

CÁC DẠNG TOÁN:

DẠNG 1 : TÍNH GÓC CỦA TỨ GIÁC.

Bài 1;2(SGK)

Bài 3 : Cho tứ giác ABCD có góc A bằng 1300, góc B bằng 900, góc ngoài tại đỉnh C bằng 1200. Tính góc D.

Bài 4 : Tứ giác ABCD có góc C bằng 800, góc D bằng 700. các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau ở I. Tính góc AIB.

Bài 5 : Tính các góc của tứ giác MNPQ , biết rằng :

Góc M : góc N : góc P : góc Q = 1 : 3 :4 : 7

DẠNG 2 : TÍNH ĐỘ DÀI , HỆ THỨC GIƯA CÁC ĐỘ DÀI

Bài 1 : Chứng minh rằng trong tứ giác , mỗi đườgn chéo nhỏ hơn nửa chu vi tứ giác.

Bài 2 : Đường chéo AC của tứ giác ABCD chia tứ giác đó thành hai tam giác có chu vi bằng 25 cm và 27 cm. Biết chu vi của tứ giác bằng 32 cm. Tính độ dài AC.

 

doc 24 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy buổi chiều Hình học Lớp 8 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7 / 9 / 08
Ngày dạy : 10 / 9 / 08
 Chuyên đề 1 : Tứ giác
I. Mục tiêu :
Kiến thức : 1. Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB,BC,CD,DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
 2. Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
Kĩ năng : Hs cần rèn kĩ năng tính góc của tư giác, vẽ tứ giác, tính độ dài,
Tư duy: - Rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc.
 - Rèn cho hs khả năng tư duy, óc quan sát, khả năng kháI quát hoá,.
Thái độ : - Giúp hs yêu thích môn học, tháI độ say mê nghiên cứu.
II- Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước
HS: thước thẳng.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp cá thể kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ,phương pháp phát hiện vấn đề, phương pháp trực quan..
IV. Tiến trình dạy học.
Nêu định lí tổng các góc của một tứ giác?
GV: Nêu phương pháp giải. 
Gv : Gọi hs nhận xét
Gv : chốt lại cách giải.
Hs : Phát biểu định lí
Hs: Sử dụng các tính chất về tổng các góc của tứ giác, tam giác.
Hs : Cả lớp cùng làm
Hs : 2 em lên bảng chưa bài 3,4
Hs : Nhận xét
Trình bày vào vở
Các dạng toán:
Dạng 1 : Tính góc của tứ giác.
Bài 1;2(SGK)
Bài 3 : Cho tứ giác ABCD có góc A bằng 1300, góc B bằng 900, góc ngoài tại đỉnh C bằng 1200. Tính góc D.
Bài 4 : Tứ giác ABCD có góc C bằng 800, góc D bằng 700. các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau ở I. Tính góc AIB.
Bài 5 : Tính các góc của tứ giác MNPQ , biết rằng :
Góc M : góc N : góc P : góc Q = 1 : 3 :4 : 7
? Nêu phương pháp giải?
Hs : Sử dụng các định lí liên quan đến các độ dài, như bất đẳng thức tam giác, định lí pi ta go
Dạng 2 : Tính độ dài , hệ thức giưa các độ dài
Bài 1 : Chứng minh rằng trong tứ giác , mỗi đườgn chéo nhỏ hơn nửa chu vi tứ giác.
Bài 2 : Đường chéo AC của tứ giác ABCD chia tứ giác đó thành hai tam giác có chu vi bằng 25 cm và 27 cm. Biết chu vi của tứ giác bằng 32 cm. Tính độ dài AC.
? Nêu phương pháp giải
Giao việc về nhà :
Học thuộc lại lí thuyết
Xem lại phương pháp giải các dạng bài tập.
Hs : Thường vẽ một tam giác có ba đỉnh là ba đỉnh của một tứ giác sau đó xác định đỉnh thứ tư.
Dạng 3 :Vẽ tứ giác 
Bài 1 : Vẽ tư giác ABCD biết : góc A bằng 1300, góc D bằng 900, AB = 2 cm, BC = 3 cm, AC = 3 cm.
Bài 2 : Bài 4 ( SGK )
Ngày soạn : 10 / 9 / 08
 Ngày dạy : 15 / 9 / 08
Chuyên đề 2: Hình thang 
I. Mục tiêu : 
Kiến thức :- Hs cần nắm được định nghĩa , tính chất, cách chứng minh một tứ giác là hình thang .
Kĩ năng : - Rèn kĩ năng chứng minh hình học.
Biết trình bày một bài chứng minh.
Tư duy: - Rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc.
 - Rèn cho hs khả năng tư duy, óc quan sát, khả năng kháI quát hoá,.
Thái độ : - Giúp hs yêu thích môn học, thái độ say mê nghiên cứu.
II- Chuẩn bị
GV: ê ke, thước thẳng.
HS: ê ke, thước thẳng.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp cá thể kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ,phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan..
IV. Tiến trình bài dạy
Nêu định nghĩa hình thang ? Cách chứng minh một tứ giác là hình thang
? Nêu phương pháp giải ?
Gv : Theo dõi hs làm, sau đó gọi hs lên bảng làm.
Gv : Gọi hs nhận xét.
 Nêu phương pháp giải?
Hs : Sử dụng định nghĩa hình thang , hình thang vuông.
Gv : Gọi hs lên bảng giải
Sau đó chữa và chốt cách trình bày
? Nêu phương pháp giải?
Gv : Gọi hs đọc
Gv : Gọi hs lên làm, sau đó gọi hs nhận xét.
Gv : Chốt lại cách giải
Gv : ? có bao nhiêu dạng toán về hình thang ? Nêu phương pháp giải từng dạng?
Giao việc về nhà :
Học thuộc lại các định nghĩa, tính chất
Xem phương pháp chứng minh các dạng toán.
Làm bài tập vận dụng.
Hs : Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Hs : Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang ta chứng minh tứ giác đó có hai cạnh đối song song.
Hs : Sử dụng tính chất các góc tạo bởi hai đường thẳng song song với một cát tuyến.
Hs : Suy nghĩ giải bài 1
Hs : 1 em lên bảng giải
Ta có : AB // CD nên :
Góc A + Góc D = 1800
Ta lại có : góc A – goc D = 200 nên :
Góc 
Góc D = 1800 – 1000 = 800
Ta có AB // CD nên :
Góc B + góc C = 1800
Ta lại có Góc B = 2góc C nên 3góc C = 1800, suy ra :
Góc C = 600, góc B = 1200.
Hs : Đọc đầu bài
Hs : Vẽ hình – ghi gt,kl
Hs : 1 em lên làm
Hs : Nhận xét
Hs : Sử dụng định lý pi –ta –go, sử dụng các cách chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.
Hs : Đọc và suy nghĩ
Hs : 1 em lên làm
Hs : Nhận xét
Hs: Trình bày vào vở.
Bài tập vận dụng : 
1. Hình thang ABCD ( AB // CD ) có goc A – góc D = 400, góc A = 2 góc C.
Tính các góc của hình thang.
2. Cho hình thang vuông ABCD có : góc A = góc D = 900, AB = 5cm,AD = 12cm, BC = 13cm. Tính CD.
Các dạng toán:
Dạng 1 :
Tính góc của hình thang
Bài 1 : Hình thang ABCD có AB // CD , góc A – góc D = 200 , góc B = 2 góc C . Tính các góc của hình thang.
Bài 2 : Hình thang ABCD có AB // CD , góc A – góc D = 400, góc A = 2 góc C. Tính các góc của hình thang.
Bài 3 : Hình thang có nhiều nhất bao nhiêu góc tù , bao nhiêu góc nhọn, ? Vì sao ?
Dạng 2 : Nhận biết hình thang, hình thang vuông.
Bài 1 : Tứ giác ABCD có AB = BC và AC là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
 Bài giải
Ta có : AB = BC suy ra cân suy ra : góc A1 = góc C1.
Ta lại có góc A1 = góc A2 nên góc C1 = góc A2. Suy ra BC // AD. Vậy ABCD là hình thang.
Dạng 3 : Tính toán và chứng minh về độ dài.
Bài 1 : Chứng minh rằng trong hình thang vuông, hiệu các bình phươnghai đường chéo bằng hiệu các bình phương hai dáy.
 Bài giải
vuông nên (1)
vuông nên (2)
Từ (1) và (2) suy ra (ĐPCM)
Ngày soạn :17 / 9 / 08
 Ngày dạy : 20 / 9 / 08
Chuyên đề 3 : Hình thang cân
I. Mục tiêu : 
Kiến thức :- Hs cần nắm được định nghĩa , tính chất, cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
Kĩ năng : - Rèn kĩ năng chứng minh hình học.
Biết trình bày một bài chứng minh.
Tư duy: - Rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc.
 - Rèn cho hs khả năng tư duy, óc quan sát, khả năng kháI quát hoá,.
Thái độ : - Giúp hs yêu thích môn học, thái độ say mê nghiên cứu.
II- Chuẩn bị
GV: ê ke, thước thẳng.
HS: ê ke, thước thẳng.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp cá thể kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ,phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan..
IV. Tiến trình bài dạy
GV :? Hình thang cân là gì
 ? Nêu tính chất của hình thang cân ?
Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang cân ?
Gv : Gọi hs phát biểu
Gv : Gọi hs nhận xét
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý
Gv : gọi hs lên bảng chúng minh
Gv : Gọi hs nhận xét
Gv : Chốt lại lời giải.
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý
Gv : gọi hs lên bảng chúng minh
Gv : Gọi hs nhận xét
Gv : Chốt lại lời giải.
Gv : Nêu phương pháp giải
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý
Gv : gọi hs lên bảng chúng minh
Gv : Gọi hs nhận xét
Gv : Chốt lại lời giải.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc các định nghĩa, tính chất, các dạng toán.
Bài tập :
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tta đối của tia AC lấy điểm D , trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AD = AE. Tứ giác DECB là hình gì ? Vì sao ?
Tứ giác ABCD có AB = BC = AD, góc A = 1100, góc C = 700.
Chứng minh rằng : 
DB là tia phân giác của góc D.
ABCD là hình thang cân.
Hs : Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Hs : Trong hình thang cân : 
Hai cạnh bên bằng nhau
Hai đường chéo bằng nhau.
Hs : Dấu hiệu nhận biết hình thang cân :
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ – thảo luận
Hs : 1 em lên bảng chứng minh
Hs : Nhận xét.
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suynghĩ – thảo luận
Hs : 1 em lên bảng chứng minh
Hs : Nhận xét.
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Sử dụng các tính chất của hình thang cân : hai góc kề một đáy bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ – thảo luận
Hs : 1 em lên bảng chứng minh
Hs : Nhận xét.
Hs : Trình bày vào vở.
Cho tam giác đều ABC, điểm M nằn trong tam giác đó. Qua M, kẻ đường thẳng song song với AC và cắt BC ở D, kẻ đường thẳng song song với AB và cắt AC ở E, kẻ đường thẳng song song với BC và cắt AB ở F . Chứng minh rằng :
BFMD, CDME , àEM là hình thang cân.
Góc DME = Góc E MF = góc DME.
Trong ba đoạn thẳng MA,MB,MC đoạn lớn nhất nhỏ hơn haiđoạn kia.
Các dạng toán :
Dạng 1 : Nhận biết hình thang cân.
Phương pháp giải :
Chứng minh tứ giác là hình thang, rồi chứng minh hình thang đó có hai góc kề một đáy bằng nhau, hoặc có hai đường chéo bằng nhau.
Bài 1 : Hình thang ABCD ( AB // CD ) cogcs ACD = góc BDC. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
 Bài giải
Gọi E là giao điểm của AC và BD.
 có góc C1 = góc D1 nên là tam giác cân, suy ra EC = ED ( 1 )
Chứng minh tương tự : EA = EB ( 2 )
Từ (1 ) và ( 2 ) ta suy ra:
AC = BD. Hình thang ABCD có hai đường chéo bằng nhau nên là hình thang cân.
Bài 2 :
Cho hình thang ABCD ( AB / CD ) có AC = BD. Qua B kẻ đường thẳng song song với AC, cắt đường thẳng DC tại E.
Chứng minh rằng :
a. cân.
b. .
c. Hình thang ABCD là hình thang cân.
 Bài giải 
Hình thang ABEC ( AB // CE ) có hai cạnh bên song song nên chúng bằng nhau: AC = BE. Theo gt AC = BD nên BE = BD, do đó cân.
AC // BD suy ra góc C1 = góc E.
cân tại B ( câu a ) suy ra góc D1 = góc E . Suy ra góc C1 = góc D1.
( c.g.c).
c. suy ra góc ADC = góc BCD. Hình thang ABCD có hai góc kề một đáy bằng nhau nên là hình thang cân.
Dạng 2 : Sử dụng tính chất hình thang cân để tính số đo góc, độ dài đoạn thẳng.
Bài 1 
Cho tam giác cân ABC ( AB = AC ). Trên các cạnh bên AB,AC lấy theo thứ tự các điểm D và E sao cho AD = AE.
Chứng minh rằng BDEC là hình thang cân.
Tính các góc của hình thang cân đó, biết rằng góc A = 500.
Bài giải
Góc D1 = góc B ( cùng bằng ) suy ra DE // BC.
Hình thang BDEC có góc B = góc C nên là hình thang cân.
Góc B = góc C = 650, góc D2 = góc E2 = 1150.
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Chuyên đề 4 : Đường trung bình
 của tam giác, của hình thang.
I. Mục tiêu : 
Kiến thức :- Hs cần nắm được định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang, định lí về đường trung bình của tam giác, của hình thang.
Kĩ năng : - Rèn kĩ năng chứng minh hình học.
Biết trình bày một bài chứng minh.
Tư duy: - Rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp, tư duy lôgíc.
 - Rèn cho hs khả năng tư duy, óc quan sát, khả năng khái quát hoá,.
Thái độ : - Giúp hs yêu thích môn học, thái độ say mê nghiên cứu.
II- Chuẩn bị
GV: ê ke, thước thẳng.
HS: ê ke, thước thẳng.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp cá thể kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ,phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan..
 ...  lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật?
Gv : Gọi hs nhận xét.
? áp dụng vào tam giác vuông ta có hệ quả nào ?
? Nêu phương pháp giải ?
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý.
? Chứng minh AHCE là hình bình hành, em chứng minh như thế nào?
Gv : gọi hs lên bảng chứng minh.
Gv : Gọi hs nhận xét.
Gv : Chốt lại lời giải.
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý.
E FGH là hình chữ nhật
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý.
E FGH là hình chữ nhật
E FGH là hình bình hành và 
E F // HG và EH // FG và 
Dựa vào đường trung bình và định lí một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại.
Nêu phương pháp giải?
Gv : áp dụng các tính chất về đối xứng trục và đối xứng tâm.
Hướng dẫn về nhà :
1. Học thuộc lí thuyết về hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang cân,hình thang.....
2. Xem lại các dạng bài tập và phương pháp giải.
Bài tập thêm :
1. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi O là giiao điểm hai đường chéo. Tính các góc của tam giác ABD, biết .
2. Cho hình thang vuông ABCD có , AB = 4cm, AD = 15cm, BC = 17cm. Tính CD.
3. Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AB,điểm E thuộc cạnh AC. Gọi M,N,P,Q theo thứ tự là trung điểm của các cạnh DE,BE,BC,CD. Chứng minh MP = NQ. 
3. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E là chân đường vuông góc kẻ từ B đến AC, I là trung điểm của AE,M là trung điểm của CD. 
a. Gọi H là trung điểm của BE. Chứng minh rằng CH//IM .
b. Tính số đo góc BIM.
Hs : Nhắc lại lý thuyết.
Hs : Dấu hiệu nhận biết
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Hs : Nhận xét. 
Hs : Trong tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- Nừu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
Hs : Sử dụng các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : áp dụng các tính chất của hình chữ nhật.
Dạng 4 : áp dụng vào tam giác
Sử dụng định lí về tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau. Sử dụng quan hệ độ dài của đường trung tuyến và cạnh tương ứng để chứng minh tam giác vuông.
Bài tập 1: Cho hình thang cân ABCD, đường cao AH. Gọi E,F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh bên AD,BC. Chứng minh rằng E FCH là hình bình hành.
Bài 2 : Cho tam giác ABC, các đường cao BD,CE . Gọi M,N là chân đường vuông góc kẻ từ B,C đến DE. Gọi I là trung điểm của DE , K là trung điểm của BC . Chứng minh rằng :
a. KI vuông góc với DE.
b. EM = DN.
Bài 3: Cho tam giác ABC( AB < AC) có đường cao AH. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm các cạnh BC,CA,AB. Chứng minh rằng :
a. NP là đường trung trực của AH.
b. Tứ giác MNPH là hình thang cân.
1. Định nghĩa
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
ABCD là hình chữ nhậtABCD là tứ giác và 
2. Tính chất:
- Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, hình thang cân.
- Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau, và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Các dạng toán :
Dạng 1 : Nhận biết hình chữ nhật
Bài 1 : Cho tam giác ABC, 
đường cao AH. Gọi I là trung điểm cạnh AC. E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AHCE là hình gì ? Vì sao ?
 Bài giải
AHCE là hình bình hành vì các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Hình bình hành AHCE là hình chữ nhật vì có hai đường chéo bằng nhau ( hoặc vì ).
Bài 2 :Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của các góc A,B,C,D cắt nhau như trên hình vẽ. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.
 Bài giải
có 
Nên .
Tương tự : . Tứ giác EFGH có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.
Bài 3 : Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì ?
 Bài giải
EF là đường trung bình của nên E F// AC, HG là đường trung bình của nên HG//AC.Suy ra E F //HG.
Chứng minh tương tự : EH // FG. Do đó E FGH là hình bình hành.
E F // AC và BD AC nên BD E F.
 EH // BD và E F BD nên E F EH.
Hình bình hành E FGH có E = 900 nên là hình chữ nhật.
Dạng 2 : Sử dụng tính chất hình chữ nhật để chứng minh các quan hệ bằng nhau, song song, thẳng hàng, vuông góc.
Bài 1 : Tìm x trên hình vẽ sau.
Kẻ BH CD. Do HC = 5 nên BH = 12.
Vậy x = 12.
Dạng 3 : Tính chất đối xứng của hình chữ nhật.
Bài tập:
Chứng minh rằng:
a. Giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình.
b. Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chữ nhật là trục đối xứng của hình.
 Bài giải
a. Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng. Hình chữ nhật là một hình bình hành. Do đó giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật là tâm đối xứng của hình.
b. Hình thang cân nhận đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy làm trục đối xứng. Hình chữ nhật là một hình thang cân có đáy là hai cạnh đối của hình chữ nhật . Do đó đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối của hình chữ nhật là trục đối xứng của hình.
Ngày soạn :
Ngày dạy :
 Chuyên đề : Hình thoi
I.Mục tiêu:
Kiến thức : - Giúp HS củng cố vững chắc những tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận biết tứ giác là hình thoi.
Tư duy : - Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp và logíc.
Thái độ : - Giúp hs yêu thích môn học, thái độ say mê nghiên cứu.
 II- Chuẩn bị
GV: thước kẻ, com pa ,ê ke, bảng phụ, phấn màu
HS: thước kẻ, compa; ê ke.
III. Phương pháp dạy học : Phương pháp cá thể kết hợp với hợp tác nhóm nhỏ,phương pháp phát hiện vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp phân tích đi lên..
IV- Tiến trình dạy học
Gv : Gọi hs nhắc lại về định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý.
E FGH là hình thoi.
 EH = EF = GF =GH.
Gv : Cho hs đọc – vẽ hình ghi gt – kl.
Cả lớp suy nghĩ
Sau đó nếu cần Gv gợi ý.
? Muốn tính cạnh của hình thoi, em làm như thế nào?
? Tính OB,OC bằng cách nào 
?Sau đó tính BC như thế nào ?
? Ta phải chứng minh điều gì?
E FGH là hình chữ nhật.
E FGH là hình bình hành và có .
EF // HG và EH // FG ; E F EH
EF // AC và HG // AC;
EF là đường trung bình của tam giác ABC; HG là đường trung bình của tam giác ADC.
Gv : Hướng dẫn về nhà :
1. Học thuộc lý thuyết;
2. Xem các dạng bài tập và phương pháp giải;
3. Bài tập làm thêm :
Bài 1 : Chứng minh rằng trung điểm các cạnh của một hình thang cân là các đỉnh của một hình thoi.
Bài 2 : Cho tam giác ABC, Qua điểm D thuộc cạnh BC, kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, cắt AB và AC theo thứ tự tại E và F.
a.Tứ giác AEDF là hình gì 
b. Điểm D ở vị trí nào thí AEDF là hình thoi.
Bài 3 : Gọi O là giao điểm các đường chéo của hình thoi ABCD. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ O đến AB,BC,CD.DA. Tứ giác E FGH là hình gì ?
Bài 4 : Cho hình thoi ABCD. Từ đỉnh góc tù B, kẻ các đường vuông góc BE,BF đến AD,DC cắt AC theo thứ tự ở M và N. Chứng minh : BMDN là hình thoi.
Bài 5 : Cho tam giác ABC. Trên các cạnh AB,AC lấy các điểm D và E sao cho BD = CE . Gọi M, N,I, K theo thứ tự là trung điểm của DE,BC,BE,CD.
a. Tứ giác MINK là hình gì ? 
b. Gọi H,G là giao điểm của IK với AB,AC. Chứng minh tam giác AGH là tam giác cân. 
Hs : nhắc lại lý thuyết.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs : Em phải tính được cạnh OB, OC
Hs: Dựa vào tính chất hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Hs : Dựa vào tính chất hai đường chéo hình thoi vuông góc với nhau và áp dụng định lý py-ta-go.
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
Hs : Đọc kĩ đầu bài. Vẽ hình ghi gt, kl.
Hs : Suy nghĩ .
Hs :Chứng minh 
E FGH là hình chữ nhật
Hs : Một em lên chứng minh.
Hs : Dưới lớp cùng làm, sau đó nhận xét.
Gv : Hoàn chỉnh lời giải
Hs : Trình bày vào vở.
A. Nhắc lại lý thuyết.
B. Các dạng toán:
Dạng 1 : Nhận biết hình thoi.
Phương pháp giải:
Sử dụng dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Bài 1 :
Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh của một hình chữ nhaatjlaf các đỉnh của một hình thoi.
 Bài giải:
Bốn tam giác vuông AEH,BEF, CGF,DGH bằng nhau nên :
EH = EF = GF =GH.
Do đó EFGH là hình thoi.
Dạng 2: Sử dụng tính chất hình thoi để tính toán, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các đoạn thẳng vuông góc.
Phương pháp giải:
áp dụng các tính chất của hình thoi.
Bài 1 : Hai đường chéo của hình thoi bằng 8cm và 10cm. Cạnh của hình thoi bằng giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. 6cm; B. ;
 C. D. 9cm.
 Bài giải 
Gọi O là giao điểm các đường chéo của hình thoi ABCD. Vì ABCD là hình thoi nên ,
OB = 
Nên BC = .
Vậy câu trả lời B là đúng.
Bài 2 : Chứng ming rằng các trung điểm của bốn cạnh của hình thoi là các đỉnh của một hình chữ nhật.
 Bài giải
EF là đường trung bình của tam giác ABC EF // AC.
HG là đường trung bình của tam giác ADC HG // AC. Suy ra EF // HG.
Chứng minh tương tự EH // FG.
Do đó EFGH là hình bình hành.
E F // AC và BD AC nên 
BD E F.
EH // BD và E F BD nên E F EH. Hình bình hành E FGH có nên là hình chữ nhật. 
Dạng 3 : Tính chất đối xứng của hình thoi.
Phương pháp giải:
Vận dụng tính chất đối xứng trục và đối xứng tâm đã học.
 Bài 1:
Chứng minh rằng :
a. Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
b. Hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình thoi.
 Bài giải
a. Hình bình hành nhận giao điểm hai đường chéo làm tâm đối xứng . Hình thoi cũng là một hình bình hành nên giao điểm hai đường chéo hình thoi là tâm đối xứng của hình.
b. BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD; B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD. Do đó BD là trục đối xứng của hình thoi. Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day buoi chieu HH 8.doc