Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 29 - Lê Trần Kiên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 29 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh được củng cố các kiến thức về bất đẳng thức, liên hệ của thứ tự với phép cộng, với phép nhân, tính chất bắc cầu.

- Kỹ năng trình bày bài bất đẳng thức.

- Tư duy lô-gíc, lập luận chặt chẽ.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

? Phát biểu và viết dạng tổng quát của tính chất nhân, tính chất bắc cầucủa thứ tự?

3) Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 29 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết: 61
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 28/3/2009
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố các kiến thức về bất đẳng thức, liên hệ của thứ tự với phép cộng, với phép nhân, tính chất bắc cầu.
Kỹ năng trình bày bài bất đẳng thức.
Tư duy lô-gíc, lập luận chặt chẽ.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu và viết dạng tổng quát của tính chất nhân, tính chất bắc cầucủa thứ tự?
Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT9 (SGK/t2/40):
? Nêu lại tính chất tổng ba góc trong một tam giác?
? Vận dụng xem các bất đẳng thức nào được viết đúng? Sai?
*HĐ2: Chữa BT10 (SGK/t2/40):
? Bài toán yêu cầu như thế nào?
? Có thể làm như thế nào?
Lưu ý: Học sinh thường làm bằng cách tính giá trị mà không vận dụng tính chất.
*HĐ3: Chữa BT13 (SGK/t2/40):
? Để so sánh hai số a và b, ta phải làm như thế nào?
? Ta vận dụng các tính chất của thứ tự vào bài tập này như thế nào?
*HĐ4: Chữa BT26 (SBT/t2/43):
ị Quy tắc cộng vế với vế hai bất đẳng thức cùng chiều
BT27: Nhân vế với vế của hai bất đẳng thức cùng chiều dương
BT28: Chứng minh bất đẳng thức Cô-si cho hai số không âm
 Học sinh làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
 Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn một ý rồi làm các ý khác tương tự
 Hai học sinh lên bảng trình bày.
Hoạt động nhóm
Đại diện các nhóm trình bày bài của nhóm mình
Nhóm khác nhận xét 
1) BT9 (SGK/t2/40)
∆ABC: = 180O
a)
 > 180O
Sai
b)
 < 180O
Đúng
c)
 ≤ 180O
Đúng
d)
 ≥ 180O
Sai
2) BT10 (SGK/t2/40)
a) Ta có -4,5 = -1,5.3
	-2 < -1,5
Vậy (-2).3 < -4,5
b) +) (-2).3 < -4,5
ị (-2).3.10 < -4,5.10
ị (-2).30 < -45
 +) (-2).3 < -4,5
ị (-2).3 + 4,5 < -4,5 + 4,5
ị (-2).3 + 4,5 < 0
3) BT13 (SGK/t2/40)
So sánh 2 số a và b biết:
a) a + 5 < b + 5
ị a + 5 + (-5) < b + 5 + (-5)
ị a < b
b) -3a > -3b
ị -3a. < -3b. 
ị a < b
4) BT26 (SBT/t2/43)
a < b ; c < d
Ta có:
+) a < b
ị a + c < b + c (1)
+) c < d
ị b + c < b + d (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
 a + c < b + d
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Làm BT 11, 12, 14 (SGK/t2/40)
BT 24, 25, 29, 30 (SBT/t2/43+44)
Đọc trước bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 62
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 28/3/2009
Đ3. Bất phương trình một ẩn
I/ Mục tiêu:
Học sinh nắm được khái niệm bất phương trình một ẩn. Nhận dạng và thể hiện khái niệm.
Biết kiểm tra một số đã cho có là nghiệm của một bất phương trình một ẩn hay không?!
Viết và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng: x > a; x < a; x ≥ a; x ≤ a
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là bất đẳng thức?
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu bài toán mở đầu, khái niệm bất phương trình:
? Đọc bài?
? Bàitoán cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Tóm tắt?
? Bạn Nam có thể mua được tối đa là bao nhiêu quyển vở?
? Bạn Nam có thể mua ít hơn số tối đa đó không?
? Lập hệ thức biểu thị số quyển vở bạn Nam có thể mua được?
 Giáo viên giới thiệu bất phương trình, nghiệm của bất phương trình và các khái niệm liên quan.
? So sánh bất phương trình với phương trình?!
? Cho ví dụ về bất phương trình? Chỉ rõ ẩn, vế trái, vế phải của bất phương trình đó?
? Muốn kiểm tra một số đã cho có phải là nghiệm của bất phương trình hay không, ta làm như thế nào?
*Củng cố: ?1
*HĐ2: Tìm hiểu khái niệm tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số:
? Nêu lại khái niệm tập nghiệm của phương trình?
? Tập nghiệm của bất phương trình thông thường có dạng như thế nào? (có phải là một số hay một tập hợp các phần tử số đơn lẻ hay không?!)
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh cách ký hiệu tương ứng khoảng, đoạn.
*Củng cố: ?4
*HĐ3: Tìm hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương:
? Nêu lại khái niệm hai phương trình tương đương?
? Tương tự, hai bất phương trình được gọi là tương đương khi nào?
Nam có: 25 000đ
Mua: 	1 bút	4 000đ/chiếc
	x vở	2 200đ/quyển
 x = ?
Học sinh trả lời
Học sinh ghi vở
Học sinh lấy ví dụ
Học sinh trả lời, kiểm tra
Hoạt động nhóm
Học sinh trả lời
- Tập nghiệm của bất phương trình thường là các khoảng, đoạn.
Làm ?2 ; ?3
x ∈ (a; b) Û a < x < b
x ∈ [a; b] Û a ≤ x ≤ b
x ∈ (a; b] Û a < x ≤ b
x ∈ [a; b) Û a ≤ x < b
Học sinh trả lời
1) Mở đầu:
 Gọi số quyển vở bạn Nam có thể mua được là x thì ta có hệ thức:
2 200.x + 4 000 ≤ 25 000
- Hệ thức trên được gọi là một bất phương trình ẩn x
- Với x = 9, thay vào BPT ta được một khẳng định đúng, ta nói x = 9 là một nghiệm của BPT.
- Với x = 10, thay vào BPT ta được một khẳng định sai, ta nói x = 10 không là nghiệm của BPT.
2) Tập nghiệm của bất phương trình:
- Là tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình.
- Giải bất phương trình là đi tìm tập nghiệm của bất phương trình đó.
*VD1: x > 3 (1)
S1 = {x│x > 3}
 (
 0 3 x
*VD2: x ≤ 7 (2)
S2 = { x│x ≤ 7}
 ]
 0 7 x
3) Bất phương trình tương đương:
- Hai bất phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm.
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm các BT 15_18 (SGK/t2/43); BT31_39 (SBT/t2/44+45)
Đọc trước bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_29_le_tran_kien.doc