Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Trần Văn Dũng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Trần Văn Dũng

I. Mục tiêu.

- HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình. Biết kiểm tra 1 giá trị của biến có là nghiệm của phương trình hay không?. Nắm được khái niệm khái niệm 2 phương trình tương đương, biết kiểm tra 2 phương trình có tương đương hay không?

- Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi thực hiện các phép tính tìm nghiệm đơn giản.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép tính và vận dụng làm bài tập.

*Trọng Tâm:phương trình

II. chuẩn bị.

1.GV:Bảng phụ ghi các ví dụ và BT.

2.HS:Chhuẩn bị các BT dạng tìm x đơn giản đã học.

III. tiến trình bài dạy.

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:( 5’)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 20, Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Trần Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/12 
 Ngày dạy : 03/1 
Tuần 20	Tiết 41: mở đầu về phương trình 
========–&—========
I. Mục tiêu.
- HS nắm được các khái niệm ban đầu: phương trình, nghiệm, số nghiệm của phương trình. Biết kiểm tra 1 giá trị của biến có là nghiệm của phương trình hay không?. Nắm được khái niệm khái niệm 2 phương trình tương đương, biết kiểm tra 2 phương trình có tương đương hay không?
- Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi thực hiện các phép tính tìm nghiệm đơn giản.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép tính và vận dụng làm bài tập.
*Trọng Tâm:phương trình
II. chuẩn bị. 
1.GV:Bảng phụ ghi các ví dụ và BT.
2.HS:Chhuẩn bị các BT dạng tìm x đơngiản đã học. 
III. tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’) 
Tìm x biết a) 3x – 6 = 0 b) x.
3.Bài mới 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
HĐ1: Phương trình một ẩn.
+ GV thông báo:
* Dạng bài toán tìm x đã học chính là 1 phương trình 1 ẩn x.
* Ta định nghĩa phương trình theo kiểu mô tả như sau:
Hai biểu thức của cùng một biến được nối với nhau bới dấu "=" thì lập thành 1 phương trình.
Chú ý: Trường hợp 1 vế của biểu thức chỉ có 1 số thì cũng được coi là 1 biểu thức cùng biến với kia.
* GV cho hS làm ?1:
Khi x = 6 tính giá trị mỗi vế của phương trình.
2x + 5 = 3.(x – 1) + 2
Hai vế nhận giá trị như thế nào?
ị GV: ta nói x = 6 là nghiẹm của phương trình vậy nghiệm của phương trình là gì? Hãy điền vào ô trống () trên bảng phụ.
Với ?3: GV cho làm tương tự để GV củng cố khái niệm "nghiệm của phương trình".
* GV chú ý: những phương trình dạng x = m (trong đó m là 1 số thực) cũng là 1 phương trình. Trong PT này đã chỉ rõ nó có 1 nghiệm duy nhất x = m.
* Cho HS nắm số nghiệm công tác phương trình.
15 phút
+ HS nghe và ghi các ví dụ:
+ Tự tìm các ví dụ và phương trình.
- Phương trình có hai vế mỗi vế là 1 biểu thức đạo số của cùng 1 biến x, y, z, t, ..
VD: 
3x – 5 = 4x + 7
5y – 4.(y – 1) = 3.(y – 1)
2t – 5.(t – 4) = t – 7
3z – 7 = 0
+ HS lên bảng tính cho ?2:
VT = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
VP = 3.(6 – 1) + 2 = 15 + 2 = 17
Vậy VT = VP. Giá trị của biến x = 6 là nghiện của phương trình.
HS: Nghiệm của phương trình là giá trị của biến thay vào làm cho 2 vế của phương trình bằng nhau.
+ HS làm ?3: đưa ra các kết luận như sau
 x = – 2 không là nghiệm vì VT ạ VP.
 x = 2 là nghiệm vì khi đó VT = VP.
* HS nắm các khái niệm: phương trình vô nghiệm, phương trình vô số nghiệm, phương trình chỉ có 1 nghiệm ị số nghiệm của 1 phương trình.
 * Kí hiệu tập nghiệm của phương trình là S thì S có thể có 1 phần tử, 2 phân tử, vô số phần tử, hoặc không có phần tử nào.
HĐ2:Giải phương trình –phương trình tương đương.
+ GV thông báo: việc giải phương trình chính là đi tìm tập nghiệm của phương trình đó.
Chẳng hạn các phương trình:
3x – 6 = 0 thì tập nghiệm S = {2}.
 –1 = 0 thì tập nghiệm S = {-1; 1}.
2 +3 = 0 thì tập nghiệm S = {F} tập rỗng
+ Trong quá trình thực hiện biến đổi phương trình ban đầu để đi đến kết quả thì ta thu được các phương trình tương đương
+ Hãy kiểm tra xem x = 2 có là nghiệm của các phương trình (1), (2), (3) không?
+ Xset xem các phương trình sau có tương đương hay không?
3x – 9 = 0 ; x – 3 = 0 ; 2x – 6 = 0
Sau khi HS nắm được khái niệm GV đưa ra ví dụ: Hai phương trình vô nghiệm thì có được coi là tương đương với nhau hay không?
10 phút
+ HS nắm các khái niệm và ghi các giá trị của biến là nghiệm vào trong tập hợp S các nghiệm của phương trình.
+ HS thực hiện ?4:
a) phương trình x = 2 có tập nghiệm S = {2}
b) phương trình vô nghiệm ị tập nghiệm S = {F}
Ví dụ: 
3x – 4 = 7x – 12 (1) 
Û 3x – 7x = 4 – 12 (2)
Û – 4x = – 8 (3)
Û x = 2 (4)
+ HS kiểm tra và nhận thấy x = 2 đều là nghiệm của 3 phương trình trên.
* Hai phương trình gọi là tương đương nếu chúng có cùng chung một tập nghiệm.
Hai phương trình vô nghiệm thì vẫn được coi là tương đương với nhau.
HĐ3: Luyện tập củng cố.
+ GV cho HS thực hiện BT 1:
Với mỗi phương trình sau đây hãy xét xem x = - 1 có là nghiệm hay không?
a) 4x – 1 = 3x – 2 
b) x + 1 = 2.(x – 3)
c) 2.(x + 1) + 3 = 2 – x
+ Bài tập 2:
Trong các giá trị t = - 1; t = 0; t = 1 thì giá trị nào là nghiệm của phương trình:
(t + 2)2= 3t + 4
+ Sau khi HS thực hiện xong GV hỏi: vậy phương trình đã cho có mấy nghiệm? 
+ GV hướng dẫn BT3: Cho phương trình 
x +1 = 1 + x
Ta thấy mọi x đều là nghiệm. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình là gì?
S = ?
Kết quả: S = { "x / x ẻ R }
 + Nếu còn thời gian GV cho HS thực hiện BT4:
a) 3.(x – 1) = 2x – 1 – 1
b) 2
c) – 2x – 3 = 0 3
+ BT 5: hãy xác định tập nghiệm của 2 phương trình sau đó kết luận 2 phương trình có tương đương hay không?
15 phút
+ 3 HS lên bảng kiểm tra giá trị của x = –1 ứng với 3 phương trình:
a) với x = –1 thì phương trình 4x – 1 = 3x – 2
Vế trái có giá trị là: 4.( –1) – 1 = – 4 – 1 = – 5.
Vế phải có giá trị là: 3.( –1) – 2 = – 3 – 2 = – 5.
Vậy VT = VP ị x = – 1 là nghiệm.
b) x + 1 = 2.(x – 3)
VT = – 1 + 1 = 0
VP = 2.( – 1 – 3) = – 8.
ị VT ạ VP ị x = – 1 không là nghiệm.
c) 2.(x + 1) + 3 = 2 – x
+ 3HS lên bảng thay các giá trị của t vào 2 vế của phương trình như sau:
* Với t = -1 ta có:
VT = ( - 1 + 2)2 = 12 = 1.
VP = 3.(-1) + 4 = -3 + 4 = 1
Vậy t = -1 là nghiệm của phương trình.
* Với t = 0 ta có:
VT = ( 0 + 2)2 = 22 = 4.
VP = 3.(0) + 4 = 0 + 4 = 4
Vậy t = 0 cũng là nghiệm của phương trình
* Với t = 1 ta có:
VT = ( 1 + 2)2 = 32 = 9.
VP = 3.(1) + 4 = 3 + 4 = 7
Vậy t = 1 không là nghiệm của phương trình:
Bài 5: Hai phương trình không tương đương vì phương trình x = 0 chỉ có 1 nghiệm x = 0, còn phương trình x.(x – 1) = 0 có 2 nghiệm là x = 0 và x = 1. Hay nói cách khác hai tập nghiệm của 2 phương trình khác nhau.
4. Hdvn.
+ Nắm vững các khái niệm mở đầu về phương trình, nghiệm và tập nghiệm của phương trình..
+ BTVN: Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT.
+ Chuẩn bị cho tiết sau: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_20_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh.doc