Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 2 - Trương Ngọc Thắng

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 2 - Trương Ngọc Thắng

A. MỤC TIÊU

 - Củng cố vững chắc các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức

 - Học sinh được luyện tập và có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép nhân đơn, đa thức.

 - Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính nhân trên tập các đa thức; vận dụng vào các dạng toán chứng minh, tính giá trị của biểu thức và kỹ năng trình bày của học sinh.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập; bài giải mẫu

 Học sinh : Ôn lý thuyết; làm bài tập về nhà; bảng nhóm; bút dạ.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

doc 8 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 2 - Trương Ngọc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	Ngày soạn: 
Tiết: 03
Luyện tập
A. Mục tiêu
	- Củng cố vững chắc các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
	- Học sinh được luyện tập và có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép nhân đơn, đa thức.
	- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính nhân trên tập các đa thức; vận dụng vào các dạng toán chứng minh, tính giá trị của biểu thức  và kỹ năng trình bày của học sinh.
B. Chuẩn bị
	Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập; bài giải mẫu 
	Học sinh : Ôn lý thuyết; làm bài tập về nhà; bảng nhóm; bút dạ.
C. Tiến trình dạy - học
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
HS1. 
- Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Chữa bài 2 ( b ) - sgk , T5.
Thực hiện phép tính, rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức
Tại và 
HS2.
- Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
- Chữa bài 8 ( a ) - Sgk, T8. Làm tính nhân	
HS1.
+ Phát biểu quy tắc như sgk.
+ Chữa bài 2(b).
Thay và vào biểu thức ta được: 
HS2.
+ Phát biểu quy tắc như sgk.
- Chữa bài 8(a).
GV: Gọi hs nhận xét bài làm của 2 bạn, sau đó đánh giá, cho điểm từng hs.
Hoạt động 2
Luyện tập
Bài 10( sgk - T8 ). Thực hiện phép tính:
Giải
Bài 13( sgk - T9 ). Tìm x biết:
Bài 11( sgk - T8 ).Chứng minh biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:
Giải
Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc giá trị của biến x.
Bài 8( SBT - T4 ). Chứng minh:
Giải
a. Biến đổi vế trái ta có:
Vậy 
b. Biến đổi vế trái ta có:
Bài 14( sgk - T9 ). 
Giải
Gọi 3 số chẵn liên tiếp là 2a, 2a + 2, 2a + 4 ( với aẻ N ), ta có:
(2a + 2)(2a + 4) - 2a(2a + 2) = 192
ị 4a2 + 8a + 4a + 8 - 4a2 - 4a = 192
ị 8a + 8 = 192
ị 8a = 184
ị a = 23
Vậy 3 số cần tìm là 46; 48; 50
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 10.
? Hãy lên bảng chữa nhanh 2 ý ?
HS: 2 hs lên bảng chữa 2 ý a, b.
GV: Quan sát bài làm ở nhà của một số hs ở dưới lớp.
GV: Gọi hs nhận xét bài của 2 bạn .
HS: Nhận xét.
GV: Chỉnh sửa cách trình bày.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 13.
? Để tìm được x ta cần làm thế nào ?
HS: Nêu thứ tự thực hiện.
? Hãy lên bảng chữa bài ?
HS: 1 Lên bảng trình bày; các hs cong lại làm bài tại chỗ.
GV: Quan sát kiểm tra các hs làm bài dưới lớp.
? Hãy nhận xét bài của bạn ?
HS: Nhận xét; chỉnh sửa.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
? Hãy nêu thứ tự các bước cần làm trong bài toán ?
HS: Thực hiện các phép tính nhân rồi rút gọn, khi biểu thức không còn chứa biến thì bài toán được chứng minh.
GV: Cho hs làm tại chỗ 2 phút sau đó gọi 1 hs lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng làm bài.
GV: Gọi hs nhận xét sau đó nhấn mạnh cách làm dạng toán trên.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Để chứng minh đẳng thức ta làm ntn ?
HS: Biến đổi vế trái bằng vế phải.
? Hãy hoạt động nhóm để hoàn thành bài toán trên ?
HS: Hoạt động nhóm ( 2 nhóm làm ý a; 2 nhóm làm ý b )
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, gợi ý hướng dẫn những vướng mắc.
GV: Thu bảng nhóm treo bảng để các nhóm khác nhận xét.
HS: Đại diện nhóm nhận xét bài làm.
GV: Sửa cách trình bày ( nếu cần ).
GV: Gọi 1 hs đọc to đề bài 14.
? Em nào biểu diễn được 3 số chẵn liên tiếp theo biến a ?
HS: Trả lời.
? Nếu theo đề bài thì ta có biểu thức nào?
HS: (2a + 2)(2a + 4) - 2a(2a + 2) = 192
? Hãy tính toán để tìm 3 số đó ?
HS: Làm bài tại chỗ; 1 hs lên bảng trình bày.
GV: Gọi hs nhận xét bài giải, cách trình bày và chỉnh sửa.
GV: Yêu cầu học sinh tính tại chỗ bài tập 15(a) - sgk, T9.
HS: Tính toán tại chỗ.
? Hãy thông báo kết quả của phép nhân ?
HS: 
GV: Qua 2 bài học ở trên chúng ta dùng phép nhân đa thức để làm ý a bài 15. Tuy nhiên còn có cách khác nhanh gọn hơn nhiều để làm bài này, đó là sử dụng những hằng đẳng thức đáng nhớ ở bài sau, về nhà chúng ta nghiên cứu trước.
Củng cố, Hướng dẫn về nhà
- GV: Hệ thống lại các quy tắc đã học qua các bài tập đã làm trên lớp.
- Hướng dẫn nhanh các bài 10 trang 4 - SBT.
- Làm các bài tập: 12; 15(b) - sgk, T9;	9; 10 - T4, SBT.
- Đọc trước bài “ Những hằng đẳng thức đáng nhớ ”
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
	 	Ngày soạn: 
Tiết: 04
Đ3.những hằng đẳng thức đáng nhớ
A. Mục tiêu
	- HS nắm được các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng; bình phương của một hiệu; hiệu hai bình phương
	- HS biết cách sử dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhanh, tính nhẩm hợp lí
	- Rèn kỹ năng vận dụng các hằng đẳng thức vào tính toán; kỹ năng trình bày và tính cẩn thận của học sinh.
B. Chuẩn bị
	Giáo viên: Bảng phụ ghi các hằng đẳng thức đáng nhớ; các câu hỏi
	Học sinh : Làm bài tập về nhà; đọc trước bài; bảng nhóm; bút dạ.
C. Tiến trình dạy - học
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
? Hãy làm tính nhân: rồi phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức ?
HS: 1 hs lên bảng làm tính nhân:
Và phát biểu lại quy tắc nhân đa thức với đa thức.
GV: Gọi hs nhận xét, sửa sai(nếu có) sau đó cho điểm học sinh.
Hoạt động 2
1. bình phương của một tổng
?1 Với a, b là 2 số bất kì, thực hiện phép tính: 
Giải
Mà (a + b)(a + b) = (a + b)2
ị (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 
 a a2 ab
	 b ab	b2
Tổng quát: Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta cũng có:
 (A + B)2 = A2 + 2AB + B2 (1)
?2 ( sgk - T 9 ).
áp dụng.
a. Tính (a + 1)2
b. Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.
c. Tính nhanh:	512 ; 3012
Giải
a. (a + 1)2 = a2 + 2a.1 + 12 = a2 + 2a + 1
b. x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22 = (x + 2)2
c. 512 = (50 + 1)2 = 502 + 2.50 + 1
 = 2500 + 100 + 1 
 = 2601
 3012 = (300 + 1)2 
 = 3002 + 2.300 + 1
 = 90000 + 600 + 1
 = 90601
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài ?1.
? Hãy hoạt động cá nhân để hoàn thành phép tính ?
HS: Làm bài tại chỗ; 1 hs lên bảng làm bài.
GV: Quan sát các hs làm bài dưới lớp.
? Vậy kết quả của phép luỹ thừa là bao nhiêu ? 
HS: 
GV: Đây chính là hằng đẳng thức “ Bình phương của một tổng ”.
GV: Treo bảng phụ hình 1 trang 9 - sgk để minh hoạ bằng hình học kết quả trên khi a > 0 và b > 0.
GV: Hằng đẳng thức trên vẫn đúng trong trường hợp A, B là các biểu thức.
? Hãy phát biểu hằng đẳng thức trên bằng lời ? ( Nội dung ?2 )
HS: Phát biểu.
GV: Hướng dẫn hs phát biểu chính xác bằng lời hằng đẳng thức.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
HS: 1 hs lên bảng trình bày lời giải ý a; các hs khác làm bài tại chỗ.
GV: Quan sát, hướng dẫn các hs dưới lớp.
? Hãy nhận xét bài của bạn ?
HS: Nhận xét.
GV: Chỉnh sửa.
GV: Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm các ý b, c.
HS: Hoạt động theo nhóm trong 4 phút. 
GV: Thu bảng nhóm; gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
HS: Đại diện nhóm nhận xét cách giải.
GV: Củng cố lại chiều của hằng đẳng thức từ phải qua trái và cách vận dụng hằng đẳng thức vào tính nhẩm, tính nhanh.
Hoạt động 3
2. bình phương của một hiệu
?3 Tính:	[a + (-b)]2
Giải
Có [a + (-b)]2 = a2 + 2a.(-b) + (-b)2
	 = a2 - 2ab + b2
Mà [a + (-b)]2 = (a - b)2 
ị (a - b)2 = a2 - 2ab + b2
Tổng quát: Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta cũng có:
 (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 (2)
?4 ( sgk - T 10 ).
áp dụng
a. Tính 
b. Tính 
c. Tính nhanh 
Giải
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Hãy áp dụng hằng đẳng thức (1) để tính [a + (-b)]2 ?
HS: [a + (-b)]2 = = a2 - 2ab + b2
? Hãy chứng tỏ (a - b)2 = a2 - 2ab + b2 ?
HS: Trả lời.
GV: Ghi bảng.
GV.( thông báo ). Tương tự như hđt (1) ta cũng có hằng đẳng thức tổng quát cho A, B là các biểu thức tuỳ ý. Đây là hằng đẳng thức “ Bình phương của một hiệu ”.
? Hãy phát biểu thành lời hằng đẳng thức (2) ?
HS: Phát biểu thành lời.
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai hđt (1) và (2) ?
HS: Khác nhau về dấu của 2 lần tích.
GV: Sự so sánh này chỉ giúp cho chúng ta dễ nhớ, còn về bản chất các em cần học thuộc, viết và vận dụng thành thạo.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Hãy lên bảng tính 2 ý a và b ?
HS: 2 hs lên bảng làm 2 ý; các hs khác làm bài tại chỗ.
? Hãy nhận xét bài của bạn ?
HS: Nhận xét.
GV: Chỉnh sửa.
? Hãy nêu cách tính nhanh ý c ?
HS: Biến đổi 992 = (100 - 1)2 để vận dụng hằng đẳng thức 2.
GV: Gọi 1 hs lên trình bày.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Chỉnh sửa.
GV ( Nêu đề bài ):
Viết biểu thức dưới dạng bình phương của một hiệu ?
HS: Tính toán, trả lời:
( )
GV: Ghi bảng và nhấn mạnh việc vận dụng hằng đẳng thức theo chiều ngược lại.
Hoạt động 4
2. Hiệu hai bình phương
?5 ( sgk - T10 )
Giải
Có 
Vậy 
Tổng quát: Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta cũng có:
 (3)
?6 ( sgk - T 10 ).
áp dụng
a. Tính 
b. Tính 
c. Tính nhanh 
Giải
?7 ( sgk - T 10 ).
Chú ý: Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta có: 	(A - B)2 = (B - A)2 
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Hãy tính (a + b)(a - b) ?
HS: 
GV: Như Vậy 
GV( thông báo ): Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta cũng có
Và đây là hđt “ Hiệu hai bình phương ”.
? Hãy phát biểu thành lời hằng đẳng thức (3) ?
HS: Phát biểu thành lời.
GV: Chỉnh sửa ( nếu cần ).
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài.
? Hãy hoạt động theo từng bàn để hoàn thành các phép tính.
HS: Hoạt động theo bàn.
GV: Yêu cầu các bàn đổi bài cho nhau để kiểm tra chéo và báo cáo kết quả ( GV kiểm tra một số bàn ).
GV: Chọn một vài bài chính xác nhất để củng cố cho hs.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài; yêu cầu hs hoạt động theo nhóm.
HS: Hoạt động nhóm, tập hợp ý kiến và trả lời: Cả bạn Đức và bạn Thọ đều đúng. Bạn sơn rút ra hằng đẳng thức
(A - B)2 = (B - A)2 
GV: Nhấn mạnh lại việc cần thiết của hằng đẳng thức (A - B)2 = (B - A)2 bằng chú ý ghi bảng.
Hoạt động 5
Luyện tập - củng cố
Bài 16 ( sgk - T 11 ). Viết các biểu thức dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
Giải
Bài 18 ( sgk - T 11 ). 
Sửa lại:
GV: Gọi hs lần lượt phát biểu thành lời 3 hằng đẳng thức vừa học.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 16.
HS: Làm bài tại chỗ 2 phút 2 ý a và b.
? Hãy lên bảng giải 2 ý a và b ?
HS: Lên bảng trình bày bài giải ( 2 hs ).
? Hãy nhận xét bài của bạn ?
HS: Nhận xét.
GV: Sửa cách trình bày.
GV: Tổ chức hoạt động nhóm 3 phút với hai ý c và d.
HS: Hoạt động theo nhóm.
GV: Thu bảng nhóm, gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
HS: Đại diện nhóm nhận xét.
GV: Chỉnh sửa cách trình bày và củng cố lại 2 hđt (1) và (2).
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
HS: Suy nghĩ hoàn thành bài tại chỗ 2 phút.
? Hãy lên bảng hoàn thành bài 18 ?
HS: 1 hs lên bảng sửa những chỗ còn thiếu.
GV: Gọi hs nhận xét, chỉnh sửa.
GV: Hướng dẫn hs chứng minh bài 17, từ đó rút ra cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng 5.
Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc và viết thành thạo 3 hằng đẳng thức vừa học; đọc thuộc bằng lời.
- Làm các bài tập: 19, 20( sgk - T11, 12 ); Từ bài 11 đến 16( SBT - T 4, 5 )
- Chuẩn bị tiết luyện tập.
D. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
 Ngày ... tháng ... năm 201
 Lãnh đạo duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_2_truong_ngoc_thang.doc