Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Ôn tập, hệ thống kiến thức trong chương.

- Luyện tập các dạng bài tập cơ bản

- Rèn và nâng cao tư duy tổng hợp toan.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ (bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, công thức thể hiện quy tắc nhân đơn thức, đa thức )

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc 7 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 10 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết: 19
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 
Ôn tập chương i
I/ Mục tiêu:
Ôn tập, hệ thống kiến thức trong chương.
Luyện tập các dạng bài tập cơ bản
Rèn và nâng cao tư duy tổng hợp toan.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ (bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, công thức thể hiện quy tắc nhân đơn thức, đa thức)
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Hệ thống lý thuyết:
 Giáo viên nhận xét, bổ sung các câu trả lời của học sinh.
*HĐ2: Chữa BT76 (SGK/t1/33):
? Phát biểu lại quy tắc nhân đa thức với đa thức?
? Thực hiện phép nhân đa thức?
*HĐ3: Chữa BT77 (SGK/t1/33):
? Để tính nhanh giá trị của biểu thức, ta làm như thế nào?
? Vận dụng kiến thức đã biết để giải bài tập này?
 Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày.
*HĐ4: Chữa BT78 (SGK/t1/33):
? Để rút gọn các biểu thức đã cho, ta làm như thế nào?
? Thực hiện các phép nhân rồi thu gọn đa thức?
(Tương tự 
BT34 – SGK/t1/34)
*HĐ5: Chữa BT79 (SGK/t1/33):
? Nêu lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử?
? Hãy phân tích các đa thức cho trong bài thành nhân tử và chỉ rõ đã sử dụng những phương pháp nào?
Dùng bảng phụ
 Học sinh trả lời các câu hỏi lý thuyết trong SGK/t1/32
Học sinh trả lời
Học sinh lên bảng
Lớp làm nháp
Học sinh làm nháp
 2 học sinh lên bảng trình bày
Hoạt động nhóm
Học sinh trả lời
- Đặt nhân tử chung
- Dùng hằng đẳng thức
- Nhóm các hạng tử
- Phối hợp nhiều phương pháp
 3 học sinh lên bảng trình bày
 Học sinh khác nhận xét bài làm của các bạn.
A/ Lý thuyết:
1) Nhân đa thức:
2) Những hằng đẳng thức đáng nhớ:
3) Phân tích đa thức thành nhân tử:
4) Chia đa thức:
B/ Bài tập:
1) BT76 (SGK/t1/33):
Làm tính nhân:
a) (2x2 – 3x)(5x2 – 2x + 1)
= 2x2(5x2 – 2x + 1)
– 3x(5x2 – 2x + 1)
= 10x4 – 2x3 + 2x2
– 15x3 + 6x2 – 3x
= 10x4 – 17x3 + 8x2 – 3x
b) (x – 2y)(3xy + 5y2 + x)
= x(3xy + 5y2 + x)
– 2y(3xy + 5y2 + x)
= 3x2y + 5xy2 + x2 
– 6xy2 – 10y3 – 2xy
= x2 + 3x2y – 2xy – xy2 – 10y3
2) BT77 (SGK/t1/33):
Tính nhanh giá trị của biểu thức:
a) M = x2 + 4y2 – 4xy 
tại x = 18 và y = 4
Ta có: 
M = x2 – 2.x.2y + (2y)2
 = (x – 2y)2
Thay x = 18; y = 4 vào biểu thức, ta được:
M = (18 – 2.4)2 
 = 102 = 100
b) N = 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3
tại x = 6 và y = – 8
Ta có:
N=(2x)3 – 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 – y3
 = (2x – y)3
Thay x = 6; y = – 8 vào biểu thức, ta được:
N = (2.6 + 8)3
 = 203 = 8000
3) BT78 (SGK/t1/33):
Rút gọn biểu thức:
a) (x + 2)(x – 2) – (x – 3)(x + 1)
= x2 – 22 – (x2 + x – 3x – 3)
= x2 – 4 – x2 + 2x + 3
= 2x – 1 
b) (2x + 1)2 + (3x – 1)2
+ 2(2x + 1)(3x – 1)
= [(2x + 1) + (3x – 1)]2
= (5x)2 = 25x2
4) BT79 (SGK/t1/33):
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x2 – 4 + (x – 2)2
= (x + 2)(x – 2) + (x – 2)2
= (x – 2)(x + 2 + x – 2)
= 2x(x – 2)
b) x3 – 2x2 + x – xy2
= x[(x2 – 2x + 1) – y2]
= x[(x – 1)2 – y2]
= x[(x – 1) + y].[(x – 1) – y]
= x(x + y – 1)(x – y – 1)
c) x3 – 4x2 – 12 x + 27
= (x3 + 27) – (4x2 + 12x)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9) – 4x(x + 3)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9 – 4x)
= (x + 3)(x2 – 7x + 9)
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa. 
Làm BT 81_83 (SGK/t1/33)
IV/ Rút kinh nghiệm:
Tiết: 20
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 
Ôn tập chương I (tiếp)
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố về phép chia đa thức.
Vận dụng kiến thức vào một vài dạng bài tập khác có ứng dụng của hằng đẳng thức, của việc phân tích đa thức thành nhân tử, của phép chia đa thức.
Rèn kỹ năng trình bày lời giải toán.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ 
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT80 (SGK/t1/33):
 Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện phép chia theo hai cách (nếu có thể):
C1: Thực hành phép chia
C2: Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử
*Cách 2 đặc biệt có lợi trong ý c): Chia đa thức nhiều biến (trong trường hợp chia hết)
*HĐ2: Chữa BT81 (SGK/t1/33):
? Để tìm x, ta làm như thế nào?
? Trình bày lời giải của bài toán?
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách trình bày lời giải bài toán tìm x (Chưa học về phương trình)
*HĐ3: Chữa BT82 (SGK/t1/33):
 Giáo viên gợi ý và hướng dẫn để học sinh làm bài
? Nhìn trong biểu thức ở vế trái, có nhóm nào đặc biệt?
? Biến đổi đa thức đó, ta sẽ thấy được điều gì?
 ? Em có nhận xét gì về giá trị của biểu thức (x – y)2 với mọi giá trị của x và y?
 ? Từ đó suy ra được điềy phải chứng minh như thế nào?
? Tương tự, trình bày lời giải ý b)?
*HĐ4: Chữa BT83 (SGK/t1/33):
? Bài toán yêu cầu như thế nào?
? Bài tập này có dạng tương tự bài tập nào đã biết?
? Vận dụng phép chia đa thức vào bài tập này như thế nào?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tách để phân tích đa thức bậc cao thành nhân tử (đưa đa thức về dạng chứa một nhân tử là đa thức chia)
Hoạt động nhóm
Học sinh trả lời:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (mỗi nhân tử là đơn thức hoặc nhị thức bậc nhất)
- Biểu thức (tích) bằng 0 khi một trong các nhân tử bằng 0
 Học sinh lên bảng trình bày.
 Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi
Tương tự 
BT74 (SGK/t1/32
 Học sinh làm từng bước theo sự hướng dẫn của giáo viên
5) BT80 (SGK/t1/33)
Làm tính chia:
a) (6x3 – 7x2 – x + 2) : (2x + 1)
= [(6x3 + 3x2) – (10x2 + 5x)
+ (4x + 2)] : (2x + 1)
= [3x2(2x + 1) – 5x(2x + 1) 
+ 2(2x + 1)] : (2x + 1)
= (2x + 1)(3x2 – 5x + 2) : (2x + 1)
= 3x2 – 5x + 2 = (x – 1)(3x – 2)
b) (x4 – x3 + x2 + 3x) 
: (x2 – 2x + 3)
= x(x3 – x2 + x + 3) : (x2 – 2x + 3)
= x[(x3 – 2x2 + 3x) 
+ (x2 – 2x + 3)] : (x2 – 2x + 3)
= x(x2 – 2x + 3)(x + 1) 
: (x2 – 2x + 3)
= x(x + 1)
c) (x2 – y2 + 6x + 9) : (x + y + 3)
= [(x + 3)2 – y2] : (x + y + 3)
= (x + 3 + y)(x + 3 – y)
: (x + y + 3)
= x – y + 3
6) BT81 (SGK/t1/33): Tìm x:
a) x(x2 – 4) = 0
x(x + 2)(x – 2) = 0
Suy ra: x = 0
hoặc: (x + 2) = 0
 (x – 2) = 0
Từ đó suy ra: x = 0
hoặc: 	 x = – 2
	 x = 2
b) (x + 2)2 – (x – 2)(x + 2) = 0
 (x + 2)[(x + 2) – (x – 2)] = 0
 (x + 2)(x + 2 – x + 2) = 0
 4(x + 2) = 0
 (x + 2) = 0
 x = – 2
c) x + 2x2 + 2x3 = 0
 x(1 + 2x + 2x2) = 0
 x(x + 1)2 = 0
Suy ra: 
suy ra: 
7) BT82 (SGK/t1/33):
Chứng minh:
a) x2 – 2xy + y2 + 1 > 0 
với "x, y ∈ R
Ta có: x2 – 2xy + y2 + 1
 = (x – y)2 + 1
Ta thấy: (x – y)2 ³ 0 "x, y ∈ R
Suy ra: (x – y)2 + 1 ³ 1 > 0
với "x, y ∈ R
b) x – x2 – 1 < 0 với "x ∈ R
Ta có: x – x2 – 1
 = – – 
 = – – Ê < 0 
với "x ∈ R
8) BT83 (SGK/t1/33):
A = 2n2 – n + 2
B = 2n + 1
C1: Ta có
A = 2n2 – n + 2 
 = (2n2 + n) – (2n + 1) + 3
 = n(2n + 1) – (2n + 1) + 3
 = (2n + 1)(n – 1) + 3
ị A∶ B Û 3 ∶ (2n + 1)
ị (2n + 1) ∈ Ư(3) = {}
ị n ∈ {– 2; – 1; 0; 1}
C2: A : B = 
= = (n – 1) + 
A∶ B Û ∈ Z
Từ đó suy ra: n = – 2; – 1; 0; 1
Củng cố:
Củng cố từng phần theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_10_le_tran_kien.doc