Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung - Đặng Thị Kim Chi

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung - Đặng Thị Kim Chi

I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần nắm:

- Kiến thức : HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành tích của các đa thức.

- Kỹ năng : HS biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung với các đa thứckhông quá ba hạng tử.

- Thái độ: tích cực, tự giác, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: bảng phụ, thước , phấn màu

- Học sinh: Ôn các Hđt đáng nhớ, nhân đơn thức, nhân đa thức.

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đàm thoại gợi mở – Hoạt động nhóm

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung - Đặng Thị Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG
Tuần: 5 – Tiết: 9
Ngày soạn: 07.09.2010
Ngày day: 14à 17.09.2010
I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần nắm:
- Kiến thức : HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành tích của các đa thức.
- Kỹ năng : HS biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung với các đa thứckhông quá ba hạng tử. 
- Thái độ: tích cực, tự giác, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: bảng phụ, thước , phấn màu 
- Học sinh: Ôn các Hđt đáng nhớ, nhân đơn thức, nhân đa thức. 
III. PHƯƠNG PHÁP : 
	Đàm thoại gợi mở – Hoạt động nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Ổn định – Kiểm tra (5’)
* Ổn định : 
* Kiểm tra : 
- Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các hđt sau: (7đ)
(x+y)2 = 
(x -y)2 = . . . 
 x2 – y2 = . . . 
(x+y)3 = . . . 
(x –y)3 = . . . 
 x3 +y3 = . . . 
 x3 – y3 = . . . 
- Rút gọn biểu thức: (3đ)
 (a+b)2 + (a –b)2 = ? 
-Kiểm tra sỉ số lớp 
-Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra 
-Gọi một HS, yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập 
-Kiểm tra vở bài tập vài em 
-Cho HS nhận xét ở bảng 
-Đánh giá cho điểm 
-Một HS lên bảng viết công thức và làm bài 
-Cả lớp làm vào vở bài tập 
-Trình nộp vở khi được gọi 
-Nhận xét, đánh giá bài làm của bạn trên bảng 
(a+b)2 +(a –b)2 =  = 2a2 + 2b2 
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới(3’)
§6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG 
-Chúng ta đã biết phép nhân đa thức ví dụ: 
(x +1)(y - 1) = xy – x + y – 1 
thực chất là ta đã biến đổi vế trái thành vế phải. Ngược lại, có thể biến đổi vế phải thành vế trái? Đó là công việc chúng ta phải làm hôm nay 
-HS nghe để định hướng công việc phải làm trong tiết học.
-Ghi vào vở tựa bài học 
Hoạt động 3 :(Hình thành kiến thức mới – 12’)
Ví dụ 1: Hãy phân tích đa thức 2x2 –4x thành tích của những đa thức.
Ta thấy 2x2 = 2x.x
 4x = 2x.2
vậy ta có: 
 2x2-4x = 2x.x+2x.2 = 2x(x-2)
 Ví dụ 2:
Phân tích đa thức sau thành nhân tử 15x3 - 5x2 +10x
Giải: 15x3 - 5x2 +10x = 
= 5x.3x2 - 5x.x + 5x.2 
= 5x.(3x2 – x +2)
-Nêu và ghi bảng ví dụ 1 
-Yêu cầu HS thực hiện 
-Gv chốt lại và ghi bảng (vd1)
Nói: Việc biến đổi 2x2 – 4x thành 2x(x-2) được gọi là phân tích đa thức 2x2-4x thành nhân tử. Vậy phân tích đa thức thành nhân tử là gì?
-Cách làm như trên gọi là pp đặt nhân tử chung 
-Nêu ví dụ 2, hỏi: đa thức này có mấy hạng tử? Nhân tử chung là gì?
-Hãy phân tích thành nhân tử?
-Gv chốt lại và ghi bảng bài giải
-Nếu chỉ lấy 5 làm ntử chung ? 
-HS thực hiện phép tính tại chỗ và cho biết kết quả 
-HS ghi bài
-Nghe, hiểu và trả lời:
Phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức 
-HS hiểu thế nào là pp đặt nhân tử chung 
-HS suy nghĩ trả lời:
Có ba hạng tử là
-Nhân tử chung là 2x 
-HS phân tích tại chỗ 
-HS ghi bài
(chưa đến kết quả cuối cùng) 
Hoạt động 4: (Vận dụng – 12’)
Aùp dụng: 
 Giải?1 :
a) x2 – x = x.x – x.1 = x(x-1)
b) 5x2(x –2y) – 15x(x –2y) 
= 5x.x(x-2y) – 5x.3(x-2y) = 
= 5x(x-2y)(x-3)
c) 3(x - y) –5x(y - x) = 
= 3(x - y) + 5x(x - y) = 
= (x - y)(3 + 5x) 
 Giải ?2 :
 3x2 – 6x = 0 
Þ 3x.(x –2) = 0
Þ 3x = 0 hoặc x –2 = 0 
Þ x = 0 hoặc x = 2 
-Ghi nội dung ?1 lên bảng, yêu cầu HS làm bài theo nhóm nhỏ 
-Gv chú ý đến việc tìm nhân tử chung đối với HS yếu 
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét
-Gv sửa chỗ sai của HS và lưu ý cách đổi dấu hạng tử để có nhân tử chung 
-Ghi bảng nội dung ?2 
-Gợi ý: Muốn tìm x, hãy phân tích đa thức 3x2 –6x thành nhân tử
-Cho cả lớp nhận xét và chốt lại 
-HS làm ?1 theo nhóm nhỏ cùng bàn. 
-Đại diện nhóm làm trên bảng phụ. Sau đó trình bày lên bảng 
-Cả lớp nhận xét, góp ý cho bài giải của các nhóm. 
-HS theo dõi và ghi nhớ cách đổi dấu hạng tử 
-Ghi vào vở đề bài ?2 
-Nghe gợi ý, thực hiện phép tính và trả lời 
-Một HS trình bày ở bảng
-Cả lớp nhận xét, tự sửa sai 
Hoạt động 5 : Luyện tập trên lớp (10’)
Bài tập 39 sgk 
Phân tích đa thức thành nhân tử: 
a) 3x – 6y = 
b) 2/5x2 + 5x3 + x2y = 
c) 14x2y – 21xy2 _ 28 x2y2 = 
d) 2/5x(y –1) –2/5y(y –1) = 
e) 10x(x –y) –(8y –x) = 
-Treo bảng phụ ghi đề bài 39 lên bảng, yêu cầu HS hợp tác làm bài theo nhóm 
-Gv ghi kết quả vào từng câu rồi chốt lại vấn đề: 
- Nhân tử chung có thể là số, có thể là các biến 
- Chú ý quai tắc đổi dấu 
-HS làm việc theo nhóm nhỏ cùng bàn. 
-Báo cáo kết quả từng câu 
3(x –2y)
x2(2/5 +5x +y)
7xy(2x –3y +4xy)
2/5(y –1)(x –y)
2(x –y)(5x +4y) 
Hoạt động 6: Hướng dẫn học ở nhà (3’)
Đọc sgk làm lại các bài tập trong?1 
Xem lại các bài tập đã làm 
Làm tiếp các bài tập 40, 41, 42 sgk 
Ôn các hằng đẳng thức đáng nhớ. 
-HS nghe dặn , ghi chú vào vở 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_9_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.doc