Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản 2 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản 2 cột)

I.MỤC TIÊU:

 - Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử, biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

 - Kĩ năng:Tìm nhân tử và đặt nhân tử chung, thành thạo phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

- Thái độ:Rèn ý thức học tập của học sinh.

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng.

- Học sinh: Phiếu học tập, bảng con.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập thực hành.

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn: 14.9.09
Ngày giảng:
Tiết 9. phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
I.mục tiêu:
 - Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử, biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
 	- Kĩ năng:Tìm nhân tử và đặt nhân tử chung, thành thạo phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
- Thái độ:Rèn ý thức học tập của học sinh.
II.phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng.
- Học sinh: Phiếu học tập, bảng con.
iii. các phương pháp dạy học:
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
iv. tiến trình lên lớp:	
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Viết CTTQ về t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ?
áp dụng tính: a) 15.35 +15.65
 b) 38.37- 38.27
Học sinh:
a.(b+c) = ab+ac
a.(b-c) = ab-ac
a)15.35+15.65 = 15.(35+65)= 15.100 = 1500
b) 38.37-38.27= 38.(37-27) =38.10 = 380
3.Bài mới:	
Hoạt động 1.
1. Ví dụ:
 Giáo viên hướng dẫn : 3x2=3x.x; 9x=3x.3 
Rồi áp dụng tính chất phân phối
Giáo viên: Việc biến đổi 3x2-9x= 3x.(x-3) được gọi là phân tích đa thức 3x2-9x thành nhân tử.
- Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa một vài lần.
- Em thấy có nhân tử nào là chung? 
- Một em lên thực hiện ví dụ 3?
Học sinh dưới lớp làm vào vở.
Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt bài.
a) Ví dụ 1
Viết 3x2-9x thành 1 tích của những đa thức
Giải
3x2-9x= 3x.x-3x.3=3x.(x-3)
* Định nghĩa: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
b) Ví dụ 2: Phân tích đa thức 10x3-5x2+15x thành nhân tử.
Giải:10x3-5x2+15x= 5x.2x2-5x.x+5x.3
 = 5x.(2x2-x+3)
c)Ví dụ 3:Phân tích đa thức 
14x2y-21xy2+28x2y2 thành nhân tử.
Giải:14x2y-21xy2+28x2y2
=7xy.2x-7xy.3y+7xy.4xy=7xy.(2x-3y+4xy)
Hoạt động 2.
2. áp dụng.
- Yêu cầu học sinh làm ?1 ra phiếu học tập.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng chữa 2 phần a,b.
- ở phần c có gì đặc biệt?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo ra nhân tử chung ở phần c.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung chú ý trong sgk.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ?2.
?1. a) x2-x= x.x-x= x(x-1)
b) 5x2(x-2y)-15x(x-2y) = (x-2y).(5x2-15x)
 =(x-2y).(5x.x-5x.3) = (x-2y).5x(x-3)
 =5x.(x-2y).(x-3)
c) 3.(x-y) - 5x(y-x) = 3.(x-y)+5x(x-y)
 = (x-y).(3+5x)
* Chú ý: (SGK-18)
?2 .Tìm x sao cho 3x2- 6x = 0.
Giải
Ta có: 3x2-6x= 3x.x-3x.2=3x(x-2)
Vậy 3x2- 6x = 0 => 3x(x-2)=0
=>3x=0 hoặc x-2 = 0 => x = 0 hoặc x=2
Vậy x= 0 hoặc x =2. 
4.Củng cố:
- Nhắc lại định nghĩa phân tích đa thức thành nhân tử?
- Yêu cầu học sinh làm BT 39 (SGK- 19)?
- Cho học sinh trao đổi nhóm làm BT 40a (SGK - 19).
- Học sinh nhắc lại.
BT39(SGK-19):
3x- 6y=3(x-2y)
x2+5x3+x2y = x2(+5x+y)
Đã làm ở ví dụ 3
x(y - 1) - y(y - 1)=(y-1).(x-y)
 e) 10x(x - y)- 8y(y - x) = 2.(x-y).(5x+4y).
BT 40a(SGK-19): Tính:
15.91,5+150.0,85 = 15.91,5+15.8,5 =1500 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK và vở ghi.
- BTVN: BT 40b, 41, 42 (SGK - 19); BT 21, 22 (SBT - 5).
- Giáo viên hướng dẫn:
BT 41: Phân tích đa thức ở VT thành nhân tử, rồi đưa về dạng ?2.
BT 42: Phân tích đa thức cho ở đề bài thành nhân tử trong đó có một thừa số chia hết cho 54.
rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_9_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.doc