Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9, Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Năm học 2009-2010

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9, Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Năm học 2009-2010

? Đa thức trên có mấy hạng tử? Các hạng tử có nhân tử chung (khác 1) không?

?Nhận xét gì về hai hạng tử x2 và -3x; xy và -3y

GV yêu cầu HS nhóm các hạng tử đó lại.

?Có mấy cách nhóm nào khác.

HS lên bảng thực hiên ví dụ 2.

? Em nào có cách nhóm khác

GV: Cách làm như các ví dụ trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Một đa thức có thể có nhiều cách nhóm thích hợp.

Hoạt động 2

GV gọi 2 HS lên thực hiện bài tập 47(SGK)

Hs: Thực hiện

GV: Với mỗi bài toán trên, có cách nhóm khác không? Các em về nhà tự làm.

Gv: Có thể giới thiệu một số cách nhóm

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 9, Bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/2009.
Tiết 11:	§8. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ.
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
2. Kỹ năng: - Biết nhóm hạng tử thích hợp, phân tích thành nhân tử trong mỗi nhóm để làm xuất hiện các nhân tử chung của các nhóm.
3. Thái độ: - Rèn tính chính xác, cẩn thận
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Giáo án, sgk 
* Học sinh: Ôn quy tắc đổi dấu của đa thức, hai phương pháp phân tích đa thành nhân tử đã học.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: 
 Lớp 8A: Tổng số: Vắng:
 Lớp 8B: Tổng số: Vắng:
2. Kiểm tra bài củ:
 Không
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2 - 3x + xy - 3y bằng các phương pháp đã học?
 Ta đã được học hai phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử(đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức). Tuy nhiên có một số đa thức ta không thể sử dụng một trong hai phương pháp đã học để phân tích, chẳng hạn đa thức x2 - 3x + xy - 3y, mà ta có thể sử dụng một phương pháp khác.
b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
? Đa thức trên có mấy hạng tử? Các hạng tử có nhân tử chung (khác 1) không?
?Nhận xét gì về hai hạng tử x2 và -3x; xy và -3y
GV yêu cầu HS nhóm các hạng tử đó lại.
?Có mấy cách nhóm nào khác.
HS lên bảng thực hiên ví dụ 2.
? Em nào có cách nhóm khác
GV: Cách làm như các ví dụ trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử. Một đa thức có thể có nhiều cách nhóm thích hợp.
Hoạt động 2
GV gọi 2 HS lên thực hiện bài tập 47(SGK)
Hs: Thực hiện
GV: Với mỗi bài toán trên, có cách nhóm khác không? Các em về nhà tự làm.
Gv: Có thể giới thiệu một số cách nhóm khác.
Hoạt động 3
GV: Băng cách vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử, em hãy tính nhanh kết quả các phép tính sau:
16.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
HS: thực hiện nháp
HS hoạt động nhóm ?2 trong 3 phút, HS nêu ý kiến của nhóm mình về bài toán của ba bạn.
GV cho HS phân tích tiếp bài của Thái và Hà.
GV: Một đa thức không chỉ có một cách phân tích. Lưu ý phân tích triệt để.
GV: GV (lưu ý): Nếu nhóm thích hợp thì phân tích được, nếu nhóm không thích hợp thì sẽ không phân tích tiếp được
Ví dụ: -Phân tích đa thức sau thành nhân tử:	x2 + 6x + 9 - y2.
= x2 + 6x + 9 - y2 = (x2 + 6x + 9) - y2
= (x + 3)2 - y2
= (x + 3 + y)(x + 3 - y)
1.Ví dụ: 
*Ví dụ 1:
Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
 x2 - 3x + xy - 3y 
= (x2 - 3x) + (xy - 3y)
= x(x - 3) + y(x - 3)
= (x - 3)(x + y).
Ví dụ 2: 
Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
2xy + 3z + 6y + xz
= (2xy + 6y) + (3z + xz)
= 2y(x + 3) + z(3 + z)
= (x + 3)(2y + z)
Cách làm như các ví dụ trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
2. Áp dụng:
Bài tập 47 
Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a)x2 - xy + x - y
= (x2 - xy) + (x - y)
= x(x - y) + (x - y)
= (x - y)(x + 1)
b) xz + yz - 5(x + y)
= z(x + y) -5(x + y)
= (x + y)(z - 5)
Bài tập:
 Tính nhanh:
16.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
= (15.64 + 36.15) + (25.100 + 60.100)
= 15(64 + 36) + 100(25 + 60)
= 15.100 + 100.85
= 100(15 + 85)
= 100.100
= 10000.
* Chú ý: Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta phải phân tích các đa thức thành tích của các đa thức không thể phân tích được nữa. (Đa thức không thể phân tích được dưới dạng các đa thức khác gọi là đa thức bất khả quy)
Bài tập: 
-Phân tích đa thức sau thành nhân tử:	
x2 + 6x + 9 - y2.
= x2 + 6x + 9 - y2 = (x2 + 6x + 9) - y2
= (x + 3)2 - y2
= (x + 3 + y)(x + 3 - y)
4 .Củng cố :
- Nhắc lại các kiến thức đã học
- GV (lưu ý): Nếu nhóm thích hợp thì phân tích được, nếu nhóm không thích hợp thì sẽ không phân tích tiếp được.
Yêu càu hs làm bài tập sau: 
Phân tích đa thức sau thành nhân tử: x2+6x+9-y2
5. Dặn dò: 
-Xem các ví dụ và các bài tập đã giải.
-BTVN:47c, 48, 49, 50 (SGK); 31, 32, 33 (SBT).
*Hướng dẫn giải bài tập 50 (SGK tr23):
	+Phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
	+Ta sẽ được một tích bằng 0 khi một trong các nhân tử bằng 0.
- Xem trước các bài tập tiết sau : Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI8 TIET11THEO CHUAN.doc