Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Vũ Ngọc Chuyên

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Vũ Ngọc Chuyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được các hằng đẳng thức đáng nhớ: tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

 2. Kĩ năng:

- HS có kỹ năng vận dụng theo hai chiều các hằng đẳng thức, có kỹ năng áp dụng các hằng đẳng thức trong các bài toán.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh: Học thuộc các hằng đẳng thức đã học, Bảng nhóm, phấn viết.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Thuyết trình.

 - Nêu và giải quyết vấn đề.

 - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

 - Vấn đáp, gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định: 8A:.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp) - Vũ Ngọc Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/09/2010
Ngày giảng: 8A: ...../...../2010
Tiết: 07
NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các hằng đẳng thức đáng nhớ: tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
 2. Kĩ năng:
- HS có kỹ năng vận dụng theo hai chiều các hằng đẳng thức, có kỹ năng áp dụng các hằng đẳng thức trong các bài toán.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Học thuộc các hằng đẳng thức đã học, Bảng nhóm, phấn viết.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Thuyết trình.
	- Nêu và giải quyết vấn đề.
	- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
	- Vấn đáp, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định:	8A:....................... 
2. Kiểm tra:
- HS1: Viết các hằng đẳng thức: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu. Giải bài tập 27 a/SGK – T14?
- HS2: Phát biểu thành lời các hằng đẳng thức: lập phương của một tổng tổng, lập phương của một hiệu. Giải bài tập 28 a/SGK – T14? 
* Đáp án :
- HS1: Bài tập 27a /SGK – T14:
	– x3 + 3x2 – 3x + 1 = -(x3 – 3x2 + 3x – 1) = -(x – 1)3 =(1-x)3
- HS2: Bài tập 28a /SGK – T14:
	 x3 + 12x2 + 48x + 64 = (x + 4)3
	Tại x = 6, ta có: (x + 4) = (6 + 4)3 = 103 = 1000
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Tổng hai lập phương.
- Tính (a + b)(a2 - ab +b2) với a, b là hai số tuỳ ý
- Từ kết quả trên em có nhận xét gì?
- Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta có dạng tổng quát như thế nào?
- Giới thiệu A2-AB+B2 là bình phương thiếu của một hiệu
- Giới thiệu hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương. Hãy phát biểu bằng lời hằng đẳng thức này? 
- Áp dụng hằng đẳng thức vừa học, hãy viết x3+8 dưới dạng tích.
- Hãy viết (x+1)(x2-x+1) dưới dạng tổng.
- Thống nhất kết quả
- Thực hiện ?1, tính được: 
(a + b)(a2- ab +b2) = a3+b3
- Ta có:
a3+b3=(a + b)(a2- ab +b2)
- Ta có:
A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
- Nắm được thế nào là bình phương thiếu của một hiệu.
- Ghi nhớ tên hằng đẳng thức. Phát biểu hằng đẳng thức bằng lời.
- Phân tích được 8 = 23 và viết được theo yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm bàn, viết và phát biểu.
- Ghi vở kết quả đúng
6. Tổng hai lập phương
Ta có: 
(a + b)(a2- ab +b2) =
=a.(a2-ab+b2)+b.(a2-ab+b2)
= a3+b3
Với A, B là các biểu thức tuỳ ý có:
 A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
Áp dụng:
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích, ta có:
x3 + 8 = x3 + 23 
= (x+2)(x2 – 2x + 4)
b) Viết (x+1)(x2-x+1) dưới dạng tổng, ta có:
(x+1)(x2-x+1)=x3+1
* Hoạt động 2: Hiệu hai lập phương
- Tính: (a-b)(a2 +ab +b2)
- Từ kết quả trên en rút ra được điều gì?
- Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta có dạng tổng quát như thế nào?
- Giới thiệu a2+ab+b2 là bình phương thiếu của một tổng
- Giới thiệu hằng đẳng thức: Hiệu hai lập phương. Hãy phát biểu bằng lời hằng đẳng thức này? 
- Hãy so sánh hai hằng đẳng thức vừa học?
- Áp dụng hằng đẳng thức vừa học, làm các bài tập ở phần áp dụng.
- Em đã được học các hằng đẳng thức nào?
- So sánh các cặp hằng đẳng thức: 1) và 2); 4) và 5); 6) và 7)
- Hãy phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đã học.
- Tính được kết quả: a3- b3
- Ta có:
 a3-b3=(a-b)(a2+ab +b2)
- Ta có: 
A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
- Nắm được thế nào là bình thiếu của một tổng, phân biệt được với bình phương thiếu của một hiệu.
- Ghi nhớ tên hằng đẳng thức. Phát biểu hằng đẳng thức bằng lời.
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa hai hằng đẳng thức vừa học
- Tiến hành hoạt động nhóm, tính và báo cáo kết quả.
- Nêu tên và viết công thức 7 hằng đẳng thức đã học.
- Chỉ ra các chỗ giống và khác nhau giữa các cặp hằng đẳng thức
- Phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức
7. Hiệu hai lập phương
Ta có: 
(a - b)(a2+ ab +b2) =
=a.(a2+ab+b2)- b.(a2+ab+b2)
= a3- b3
Với A, B là các biểu thức tuỳ ý có:
 A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
Áp dụng:
a) Ta có:
(x-1)(x2+x+1) = x3 – 1
b) Ta có: 
8x3-y3 = (2x)3-y3
= (2x-y)(4x4+2xy+y2)
c) Kết quả đúng là: x3+8
*) Ta có 7 hằng đẳng thức đáng nhớ:
1) (A + B)2 = A2+2AB+B2
2) (A - B)2 = A2-2AB+B2
3) A2 – B2 = (A+B)(A-B)
4)(A+B)3=A3+3A2B+3AB2+B3
5)(A-B)3=A3-3A2B+3AB2-B3
6)A3+B3=(A+B)(A2-AB+B2)
7) A3-B3=(A-B)(A2+AB+B2)
4. Củng cố: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Chơi trò chơi: “Đôi bạn nhanh nhất”
5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị giờ sau:
- Học thuộc tên gọi, viết các hằng đẳng thức đáng nhớ. 
- Lưu ý vận dụng theo cả hai chiều thuận nghịch các hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Giải các bài tập: 30, 31, 32/SGK – T16
- Giờ sau luyện tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_7_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho_ti.doc