I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : HS được củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập pt.
2. Kĩ năng : HS biết lựa chọn đại lượng thích hợp để đặt ẩn. HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp.
3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ : Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP : Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Tuần 26 Ngày soạn:08/02/2012 Tiết: 53 Ngày dạy: 13/02/2012 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS được củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập pt. 2. Kĩ năng : HS biết lựa chọn đại lượng thích hợp để đặt ẩn. HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp. 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ : Bài tâp, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ. III. PHƯƠNG PHÁP : Hỏi đáp, diễn giảng, thảo luận nhóm. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài củ (8’) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài củ: Gọi 1 hs lên trả bài. + Nhắc lại các bước để giải bài toán bằng cách lập phương trình. + Làm bài tập: Tổng hai số bằng 90, số này gấp đôi số kia. Tìm hai số đó. - 1 Hs lên trả bài: + Gọi số thứ nhất cần tìm là x (xZ) Số thứ hai là: 2x Theo đề bài ta có phương trình: Suy ra số thứ hai là: 2.30=60 Vậy hai số cần tìm là 30, 60. Hoạt động 2: Luyện tập (32’) - Có những đối tượng nào trong bài toán này? - Với các đối tượng đó, có những đại lượng liên quan nào? - Theo em nên đặt ẩn là đại lượng nào trong đề toán này? - Tuổi của mẹ có quan hệ như thế nào với tuổi của Phương? - Vậy 13 năm sau, tuổi của Phương và tuổi của mẹ được biểu diễn bởi công thức nào? - Sau 13 năm thì hai tuổi này có quan hệ như thế nào? - Có 2 đối tượng là Phương và mẹ. - Có 2 đại lượng liên quan là tuổi hiện tại và tuổi sau 13 năm. - Ta nên đặt ẩn là tuổi hiện tại của Phương. - Tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi của Phương : 3x x + 13 và 3x + 13 3x + 13 = 2(x + 13) * BT40/31 SGK Tuổi Phương Tuổi mẹ Hiện tại x 3x 13 năm sau x + 13 3x+13 Giải : Gọi x (tuổi) là số tuổi hiện nay của Phương (x Î N, x > 0) Tuổi của mẹ hiện nay là : 3x (tuổi) 13 năm sau thì : + Tuổi của Phương là : x + 13 (tuổi) + Tuổi của mẹ là : 3x + 13 (tuổi) Vì 13 năm sau, tuổi của mẹ gấp 2 lần tuổi của Phương nên ta có pt : 3x + 13 = 2(x + 13) 3x + 13 = 2x + 26 3x – 2x = 26 – 13 x = 13 (Thoả ĐK) Vậy năm nay Phương 13 tuổi. - Giá trị của một số có hai chữ số được tính như thế nào? - Giá trị của một số có ba chữ số được tính như thế nào? - Vậy một số được xác định nếu như ta biết được các chữ số của nó - Theo em ta nên đặt ẩn như thế nào? - Tại sao ta không nên đặt ẩn là chữ số hàng đơn vị? - Hãy tính giá trị của số ban đầu. - Nếu ta chen số 1 vào giữa 2 chữ số thì vị trí các chữ số có gì thay đổi? - Giá trị của số mới được tính như thế nào? - Các giá trị này có quan hệ như thế nào? - Giá trị số = 10a + b - Giá trị số = 100a + 10b + c - Lắng nghe. - Đặt ẩn là chữ số hàng chục. - Vì khi đó chữ số hàng chục là , phải tính toán trên phân số. 10x + 2x = 12x - Chữ số hàng đơn vị là 2x, chữ số hàng chục là 1, chữ số hàng trăm là x 100x+10+2x = 102x + 10 - HS phát biểu. * BT41/31 SGK Chữ số h.trăm Chữ số h.chục Chữ số h. đ.vị Giá trị Ban đầu x 2x 12x Lúc sau x 1 2x 102x+10 Giải : Gọi x là chữ số hàng chục của số có hai chữ số (x Î N; 0 < x < 5) Chữ số hàng đơn vị là 2x Giá trị ban đầu của số : 10x + 2x = 12x Sau khi chen số 1 vào giữa thì giá trị của số mới là : 100x + 10 + 2x = 102x + 10 Vì số mới lớn hơn số ban đầu là 370 nên ta có pt : 102x + 10 = 12x + 370 102x – 12x = 370 – 10 90x = 360 x = 360 : 90 x = 4 (Thỏa ĐK) Chữ số hàng đơn vị là 2.4 = 8 Vậy số cần tìm là 48 Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (5’) * Củng cố: - Nhắc lại phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình. * Dặn dò: - Về làm bài 42, 43, 44 trang 31 SGK. - Nhắc lại. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: