Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Phương trình tích - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Phương trình tích - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : HS nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích. (dạng có 2 hay 3 nhân tử bậc 1)

 2. Kĩ năng : Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhất là kĩ năng thực hành.

 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ : Bài tập, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, hỏi đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Phương trình tích - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 05/01/2012
Tiết: 47	 Ngày dạy: 10 /01/2012
PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : HS nắm vững khái niệm và phương pháp giải phương trình tích. (dạng có 2 hay 3 nhân tử bậc 1)
 2. Kĩ năng : Ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhất là kĩ năng thực hành.
 3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ : Bài tập, giáo án, bảng phụ, kiến thức cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, hỏi đáp, thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài củ (8’)
- Ổn định lớp.
- Gọi 2 Hs lên kiểm tra bài củ.
+ Giải phương trình:
a) 3x+7=6-5x
b) 
- Gv nhận xét và cho điểm.
- 2 Hs lên trả bài.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Định nghĩa phương trình tích và cách giải (30’)
- PT tích và cách giải.
- Làm [?1] ?
- Muốn giải pt P(x)=0 ta có thể lợi dụng việc phân tích P(x) thành tích các nhân tử được không và lợi dụng thế nào ?
- Làm [?2] ?
- Sử dụng kết quả này đối với phương trình ta có kết quả thế nào ?
 cho HS giải tiếp.
- GV giới thiệu pt tích và công thức giải.
- Áp dụng
- Giải pt : 
(x+1)(x+4)=(2-x)(2+x)
 + Hãy biến đổi để đưa về dạng pt tích ?
- GV nêu nhận xét.
- Làm [?3] ?
- Trường hợp vế trái là tích của nhiều hơn 2 nhân tử thì cũng giải tương tự. Như ví dụ 3 SGK. 
- Làm [?4] ?
- HS làm
- HS điền.
- Hs lắng nghe.
- HS làm.
- HS làm
- HS đọc ví dụ 3.
- Hs thực hiện [?4]
1. Phương trình tích và cách giải :
A(x)B(x)=0 A(x)=0 hoặc B(x)=0.
Muốn giải phương trình A(x).B(x)=0 ta thực hiện giải hai phương trình A(x)=0 và B(x)=0 sau đó lấy tất cả các nghiệm của chúng.
2. Áp dụng :
 Ví dụ 1 : Giải pt : 
(x+1)(x+4)=(2-x)(2+x)
(x+1)(x+4)-(2-x)(2+x)=0
x2+4x+x+4-4-2x+2x+x2=0
2x2+5x=0
x(2x+5)=0
x=0 hoặc (2x+5)=0
 1) x=0
 2) 2x+5=0 x=-5/2
 Vậy pt có tập nghiệm : S={0; -5/2}
 Ví dụ 2 : Giải pt :
(x-1)(x2+3x-2)-(x3-1)=0
(x-1)(x2+3x-2)-(x-1)(x2+x+1)=0
(x-1)(x2+3x-2-x2-x-1)=0
(x-1)(2x-3)=0
x-1=0 hoặc (2x-3)=0
 1) x-1=0 x=1
 2) 2x-3=0 2x=3 x=3/2
Vậy pt có tập nghiệm S={1; 3/2}
 Ví dụ 3 : Giải pt :
(x3+x2)-(x2+x)=0
x2(x+1)-x(x+1)=0
(x+1)(x2-x)=0
(x+1)x(x-1)=0
x+1=0 hoặc x=0 hoặc x-1=0
 1) x+1=0 x=-1
 2) x=0
 3) x-1=0 x=1
Vậy pt có tập nghiệm S={-1; 0; 1}
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (7’)
* Củng cố:
- Vấn đề chủ yếu khi giải pt theo PP này : phân tích đa thức thành nhân tử. Do đó khi biến đổi pt cần chú ý phát hiện các nhân tử chung có sẵn để biến đổi cho gọn.
- Lấy ví dụ [?1] để HS thấy rõ hơn.
- Làm 22a,c,e/17 (SGK)
* Dặn dò:
- Xem lại các PP phân tích đa thức thành nhân tử.
- Xem lại Pt tích và cách giải.
- Làm 21, 22 (còn lại)/17 (SGK)
- Chuẩn bị các bài tập “Luyện tập”
- Hs làm.
- Hs làm.
Bài 22/17 (SGK)
a. 2x(x-3)+5(x-3)=0
(x-3)(2x+5)=0
 x-3=0 hoặc 2x+5=0
 1) x-3=0 x=3
 2) 2x+5=0 2x=-5 x=-5/2
Vậy pt có tập nghiệm S={3; -5/2}
b. x3-3x2+3x-1=0(x-1)3=0
 x-1=0 x=1
Vậy pt có tập nghiệm S={1}
c. (2x-5)2-(x+2)2=0
[(2x-5)+(x+2)][(2x-5)-(x+2)]=0
(2x-5+x+2)(2x-5-x-2)=0
(3x-3)(x-7)=0
3(x-1)(x-7)=0
x-1=0 hoặc x-7=0
 1) x-1=0 x=1
 2) x-7=0 x=7
Vậy pt có tập nghiệm S={1; 7}

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_47_phuong_trinh_tich_nam_hoc_2011.doc