Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42 đến 57 - Phan Đình Trung

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42 đến 57 - Phan Đình Trung

A. Mục tiêu:

1. Kiến Thức: HS nắm được dạng của phương trình bậc nhất ,hai phép biến đổi tương đương, biết cách giải phương trình bậc nhất.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất. giải phương trình bậc nhất.

3. Thái độ: Giáo dục tư duy toán học.

B. Phương pháp:

 Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm.

C.Chuẩn bị:

1. GV: Giáo án – tài liệu tham khảo

2. HS: Tìm hiểu bài trước.

D. Tiến trình:

I. Ổn định:

II. Bài cũ:

Hai phương trình x = 1 và x(x – 1) có tương đương không ? Vì sao ?

Đáp: Không, vì chúng không có cùng tập nghiệm

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề:(1’) Phương trình 4x + 1 = 0 có tên gọi là gì ? Cách giải như thế nào ?

2. Triển khai bài(39’)

 

doc 33 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42 đến 57 - Phan Đình Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42:	§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: Giúp HS hiểu được khái niệm phương trình, các thuật ngữ vế trái, vế phải, tập nghiệm của phương trình; hiểu khái niệm giải phương trình; biết cách dùng các thuật ngữ để diễn đạt bài giải phương trình sau này.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh có kỹ năng nhận dạng phương trình, kiểm tra x = a có phải là nghiệm của phương trình f(x) = 0 không, kiểm tra hai phương trình có tương đương với nhau không; Rèn cho học sinh các thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng quát hoá
3. Thái độ: Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ tính linh hoạt, tính độc lập.
B. Phương pháp: 
	Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm. 
C. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu tham khảo
2. HS: Tìm hiểu bài trước
D. Tiến trình:
I. Ổn định:
II. Bài cũ: (5’)
Tìm x, biết: x - 2 = 7
III. Bài mới:(35’)
Đặt vấn đề: Thế nào là phương trình?
Triển khai bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1 (15’)
GV: Nêu định nghĩa về phương trình (như sgk)
GV: Lấy ví dụ về phương trình, chỉ ra vế trái, vế phải của phương trình
Học sinh thực hiện ?1
HS: 2y + 1 = 0
HS: 2u - 7 = u - 5 (*)
Tính giá trị mỗi vế của phương trình 
(*) khi u = 2 ?
HS: Vế trái bằng 3, vế phải bằng 3
GV: Ta nói: u = 2 là một nghiệm của phương trình (*)
Học sinh thực hiện ?3
HS: x = -2 không phải là nghiệm của phương trình
GV: Tq: x = a là nghiệm của PT 
A(x) = B(x) khi nào ?
HS: Nếu A(a) = B(a) thì x = a là một nghiệm của phương trình A(x) = B(x)
b. Hoạt động 2(15’)
GV: Đưa chú ý b) sgk + ví dụ
Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình. Tập tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình, kí hiệu là S.
Học sinh thực hiện ?4
HS1: S = {2}
HS2: S = Æ
GV: Nhận xét, điều chỉnh
c. Hoạt động 3(5’)
GV: Đưa khái niệm hai phương trình tương đương 
GV: Lấy ví dụ: x = 1 Û x = -1
1.Phương trình một ẩn:
Định nghĩa: (sgk)
Ví dụ: (sgk)
*Nếu A(a) = B(a) thì x = a là 1 nghiệm của phương trình A(x) = B(x)
*Chú ý: Một phương trình có thể:
 +Có 1, 2, 3nghiệm
 +Vô ghiệm
 +Có vô số nghiệm 
2.Giải phương trình:
*Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình. 
*Tập tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình, kí hiệu là S.
3.Phương trình tương đương:
Cho hai phương trình 
A(x) = B(x) (1) và C(x) = D(x) (2)
(1) Û (2) khi S1 = S2
Ví dụ: x = 1 Û x = -1
IV. Củng cố và luyện tập:(3’)
- Học sinh thực hiện theo nhóm bài tập: 4, 5 sgk tr7
	V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- BTVN: 1,2,3 sgk tr6
Tiết 43:	§2.PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: HS nắm được dạng của phương trình bậc nhất ,hai phép biến đổi tương đương, biết cách giải phương trình bậc nhất.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận dạng phương trình bậc nhất. giải phương trình bậc nhất.
3. Thái độ: Giáo dục tư duy toán học.
B. Phương pháp: 
	Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm. 
C.Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu tham khảo 
2. HS: Tìm hiểu bài trước.
D. Tiến trình:
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
Hai phương trình x = 1 và x(x – 1) có tương đương không ? Vì sao ?
Đáp: Không, vì chúng không có cùng tập nghiệm
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(1’) Phương trình 4x + 1 = 0 có tên gọi là gì ? Cách giải như thế nào ?
2. Triển khai bài(39’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1(10’)
 Phương trình 4x + 1 = 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn
Tổng quát: Phương trình bậc nhất 1 ẩn có dạng ax + b = 0, a, b là các số xác định, a¹0, x là biến số
GV: Hãy cho ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn ?
Cách giải PT như thế nào ? Để giải được PT ta cần biết hai quy tắc sau:
b. Hoạt động 2(12’)
Từ 5 + 3 = 8 suy ra 5 = 8 – 3 đúng hay sai ?
Cách làm trên dựa vào quy tắc nào ?
Nhắc lại quy tắc chuyển vế ?
HS: a + b = c Û a = c – b
GV: Yêu cầu học sịnh đọc quy tắc chuyển vế sgk/8
Học sinh theo nhóm thực hiện ?1
Từ 2 + 1 = 3 suy ra 2(2 + 1) = 2.3 hoặc (2 + 1 )/2 = 3/2 đúng hay sai?
GV: Tương tự đối với phương trình ta cũng có thể làm như thế, các làm đó cho ta một phương trình tương đương với phương trình đã cho 
GV: Yêu cầu học sinh đọc quy tắc nhân, chia sgk tr8
Học sinh theo nhóm thực hiện ?2
c. Hoạt động 3 (7’)
 Vận dụng các quy tắc trên giải các phương trình bậc nhất một ẩn
Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0
Phương pháp: 
7x - 3 = 0 Û 7x = 3
Nêu cách làm ?
GV: 7x = 3Ûx = 3/7. Nêu cách làm ?
HS: Chia hai vế của phương trình cho 7
GV:Tập nghiệm S của phương trình là gì ?
HS: S= {3/7}
Học sinh thực hiện ?3
1.Định nghĩa:
Dạng: ax + b = 0 (a ¹ 0)
Ví dụ: 
3x + 1 = 0
2,3y – 2 = 0
2) Hai quy tắc biến đổi phương trình:
a)Quy tắc chuyển vế: sgk
Ví dụ:
 ax + b = 0 (a ¹ 0) 
	Û ax = -b
b)Quy tắc nhân:
Ví dụ: 
ax = b (a ¹ 0) Û x = 
3) Cách giải:
 Ví dụ: Giải phương trình: 7x + 3 = 0
 Tổng quát: ax + b = 0 ( a ¹0)
 Û ax = - b Û x = -b/a
Vậy phương trình bậc nhất luôn có một nghiệm là:
	x = -b/a
IV. Củng cố và luyện tập:(3’)
- Nêu cách giải phương trình bậc nhất một ẩn?
	V. Hướng dẫn về nhà:(2’)
-BTVN: 6,7,8,9 sgk tr10
Tiết 44:	§3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG
ax + b = 0
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
 A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết cách giải các phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, củng cố các quy tắc chuyển vế, nhân với một số.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đưa phương trình có hai vế là các biểu thức hữu tỉ (không chứa biến ở mẫu) về dạng ax + b = 0 và giải phương trình ax + b = 0
3. Thái độ: Rèn cho học sinh các thao tác tư duy: p/tích, so sánh, tổng quát hoá.
B. Phương pháp: 
	Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm. 
C. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu tham khảo 
2. HS: Tìm hiểu bài trước
D. Tiến trình:
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2’)Phương pháp giải phương trình dạng như:
2x - (3x +1) = 5(x - 2) như thế nào ?
Triển khai bài(35’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1(15’)
Thực hiện phép tính trên các vế của PT ?
HS: 4x - 3 = 2x - 4
GV: Chuyển các hạng tử chứa ẩn về một vế, các hằng số về một vế ?
HS: 4x - 2x = 3 - 4
GV: Thu gọn hai vế, giải PT ?
HS: 2x = -1Ûx = -1/2
GV: Thực hiện phép tính trên các vế của PT ?
HS: 
GV: Khử mẫu hai vế của PT ?
HS: 12x - 4 = 21 - 3x
GV: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang một vế?
HS: 12x + 3x = 21 + 4
GV: Thu gọn, giải ?
HS: 15x = 25 Û x = 5/3
GV: Qua hai ví dụ trên hãy nêu các bước để giải các phương trình dạng tương tự ?
b. Hoạt động 2(20’)
 Học sinh thực hiện ?2
HS: Thực hiện theo nhóm (bàn 2 h/s)
GV: Nhận xét, điều chỉnh
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập:
GPT: 1) 
 2) x + 2 = x - 2
 3) 2x + 1 = 2x + 1
HS: Thực hiện theo nhóm (bàn 2 h/s)
Ví dụ 1: 
GPT: x + (3x - 3) = 2(x - 2)
Giải:
 x + (3x - 3) = 2(x - 2)
Û4x - 3 = 2x - 4Û4x - 2x = 3 - 4
Û2x = -1Ûx = -1/2
Vậy, nghiệm của phương trình là 
x = -1/2
Ví dụ 2: GPT: ?
Giải:
Û
Û12x - 4 = 21 - 3x
Û12x + 3x = 21 + 4
Û15x = 25
 Û x = 5/3
Phương pháp giải:
B1: Thực hiện phép tính trên hai vế 
B2: Chuyển các hạng tử chứa biến sang một vế, các hằng số sang một vế
B3: Giải phương trình tìm được
*Áp dụng: GPT:
1) 
2) x + 2 = x - 2
3) 2x + 1 = 2x + 1
Chú ý: Tùy theo dạng cụ thể của từng phương trình, ta có các cách biến đổi khác nhau. Nên chọn cách biến đổi đơn giản nhất.
IV. Củng cố:
- GV hệ thống lại cách giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
V. Hướng dẫn về nhà:
- BTVN: 11, 12 sgk/13
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập
Tiết 45: 	LUYỆN TẬP
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: phương pháp giải một số phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng: giải một số phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, giải bài toán thực tế (giải bài toán bằng cách lập phương trình)
3. Thái độ: Giáo dục tư duy toán học
B. Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu
2. HS: bài tập đã ra trong bài trước
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ: (3’)
Nêu phương pháp giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
III.Bài mới:
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài (40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1 (15’)
Học sinh thực hiện bài 11c
Chỉ ra các bước thực hiện ?
HS: B1: Thực phép tính ở hai vế (1)
B2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn về một vế và các hằng số về một vế (2)
B3: Thu gọn và giải pt (3)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài 12a
Học sinh thực hiện theo nhóm (2 h/s) bài 19a
b. Hoạt động 2(25’)
GV: Công thức tính S hình chữ nhật ?
HS: S = a.b (a, b là độ dài hai cạnh)
GV: Hình chữ nhật ở đây có chiều dài, chiều rộng là bao nhiêu ?
HS: Dài: (2 + 2x)m Rộng: 9m
GV: S theo x bằng ? 
HS: S = (2 + 2x).9 = 18x + 18
GV: Theo bài ta có PT ?
HS: 18x + 18 = 144
GV: Giải PT ?
HS: x = 7
GV: Tương tự thực câu b
HS: Thực hiện theo nhóm (2 h/s)
HS thực hiện theo nhóm (2 h/s)
bài tập 20
Gợi ý: Gọi số Nghĩa nghĩ trong đầu là x, dựa vào cách Nghĩa thực hiện dãy phép tính, tìm ra phương trình theo x.
HS: x = A - 11 (A là kết quả sau khi thực hiện dãy phép tính)
Chữa bài tập VN
Bài 11: GPT:
c) 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)
Û5 - x + 6 = 12 - 8x
Û-x + 11 = 12 - 8x (1)
Û-x + 8x = 12 - 11 (2)
Ûx = 1/7 (3)
e) 0,1 - 2(0,5t - 0,1)=2(t - 2,5) - 0,7
Û- 1t + 0,3 = 2t - 5,7 
Û-3t = - 6
 Û t = 2
Bài tập 12a) GPT:
Û 2(5x - 2) = 3(5 - 3x)
Û10x - 4 = 15 - 9x
 Û10x + 9x = 15 + 4
Û19x = 19 Û x = 1
Chữa bài tập tại lớp
Bài 19 sgk/14
Bài 20 sgk/14
IV. Củng cố: (1’)
- GV hệ thống lại các bài tập đã chữa
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- BTVN: 14, 15, 17, 18 sgk tr13,14	
Tiết 46:	§4. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm phương trình tích và cách giải.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh có kỹ năng đưa một số phương trình về dạng phương trình tích.
3. Thái độ: Giải các phương trình tích.
B. Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu tham khảo
2. HS: Tìm hiểu bài trước
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (3’)Giải PT: (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2) = 0
Để thực hiện được bài tập này ta tìm hiểu bài "Phương trình tích"
	2. Triển khai bài:(33’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1(17’)
 GV PT tích là PT có dạng:
A(x).B(x) = 0 (*)
A(x), B(x) là các đa thức của cùng biến x.
Ví dụ: (x - 1)(x + 2) = 0 (1)
GV: Giải pt (1) ?
HS:(x- 1)(x + 2) = 0 khi x - 1 = 0 hoặc x + 2 = 0.
Do đó tập nghiệm của (1) là: S={-2; 1}
GV: Giải thích vì sao (x - 1)(x + 2) = 0 khi 
x - 1 = 0 hoặc x+2 = 0 ?
HS: Tích các thừa số bằng không khi một trong các thừa số bẳng không.
GV: Tổng quát hãy tìm cách giải PT (*) ?
HS: A(x).B(x) ... n định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
	1. Đặt vấn đề: (2’)Vận dụng cách giải bài toán bằng cách lập phương trình như thế nào?
	2. Triển khai bài.(40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1(15’)
 GV: Bài toán yêu cầu gì ?
HS: Tìm đại lượng "Tuổi phương"
GV: Chỉ ra các đại lượng gặp trong bài toán ?
HS: "Tuổi phương" và "Tuổi mẹ phương"
GV: Chọn đại lượng nào làm ẩn ?
HS: "Tuổi phương"
GV: Gọi tuổi của phương là x năm, thì x thỏa điều kiện gì ? HS: x là số nguyên dương
GV: Tuổi mẹ phương theo x là bao nhiêu ?
HS: 3x năm
GV: Sau mười ba năm tuổi mẹ là bao nhiêu ? Tuổi phương là bao nhiêu ?
HS: Mẹ: 3x + 13 - Phương: x + 13
GV: Sau 13 năm, tuổi mẹ Phương và tuổi Phương có quan hệ gì ?
HS: Gấp 2 lần tuổi Phương.
GV:Từ đó ta có phương trình như thế nào ?
HS: 3x + 13 = 2(x + 13) (1)
GV: Giải phương trình (1) ?
HS: x = 13 (thỏa mãn)
GV: Phương bao nhiêu tuổi ? HS: 13 tuổi
b. Hoạt động 2(25’)
GV: Gọi số tự nhiên ban đầu là ab. Điều kiện a, b là gì ?
HS: a, b là các số tự nhiên
GV: a và b có quan hệ gì ?
HS: b = 2a
GV: ab và a1b có quan hệ gì ?
HS: 100a + 10 + b - 10a - b = 370 Û a = 4
GV: Số cần tìm là bao nhiêu ?
HS: 48
Học sinh thực hiện theo nhóm (2 h/s) bài tập 
Chữa bài tập VN
Bài 40 sgk tr31
Giải:
 Gọi tuổi Phương năm nay là x, x nguyên dương.
 Khi đó:
 .Tuổi mẹ Phương năm nay là 3x
 .Sau 13 năm tuổi Phương là x + 13 và Tuổi mẹ Phương là 3x + 13
 Mà sau 13 năm tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi Phương nên ta có phương trình:
 3x + 13 = 2(x + 13) Û x = 13
Vậy năm nay Phương 13 tuổi.
Chữa bài tập tại lớp
Bài 41 sgk tr31
Đáp số: 48
Bài 43 sgk tr31
Đáp số: Không có phân số nào như thế
	IV. Củng cố
	- GV hệ thống lại các bài tập trong bài
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại các bài tập đã chữa trong bài
- BTVN: 44, 45 sgk/31,32
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập tiếp.
Tiết 54:	 LUYỆN TẬP
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh có kỹ năng cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
3. Thái độ: Giáo dục tư duy ngôn ngữ 
B.Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu.
2. HS: Bài tập đã ra trong tiết trước.
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:(40’)
Đặt vấn đề:
Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1 (15’)
GV: Chỉ ra các đại lượng gặp trong bài toán ?
HS: "Số tấm thảm len" và "Số ngày sản xuất"
GV: Chọn đại lượng nào làm ẩn ?
HS: Số tấm thảm len 
GV: Gọi số tấm thảm len mà xí nghiệp dệt theo hợp đồng là x tấm, thì x thỏa điều kiện gì ? 
HS: x là số tự nhiên, x > 0
Số tấm thảm len xí nghiệp dệt thực tế là bao nhiêu ? HS: x + 24
Theo hợp đồng xí nghiệp phải dệt với năng suất bao nhiêu ?
Thực tế năng suất là bao nhiêu ? 
Theo bài năng suất vượt 20%, vậy ta có phương trình như thế nào ?
HS: 
GV: Giải phương trình đó ? HS: x = 300
GV: Vậy số thấm thảm len xí nghiệp phải sản suất theo hợp đồng là bao nhiêu ?
HS: 300 tấm
b. Hoạt động 2(25’)
GV Số tiền lãi sau tháng thứ nhất ?
HS: x.a%
GV: Số tiền cả lãi và gốc sau tháng thứ nhất ?
HS: x + x.a%
GV: Tổng số tiền lãi sau tháng thứ hai ?
HS: A = x.a% + (x + x.a%).a%
GV: A = 48,288 nghìn đồng và a = 1,2 thì x = ?
HS: 0,012.x + (x + 0,012.x).0,012 = 48,288
Û0,012(2 + 0,012).x = 48,288
Ûx = 2000
Học sinh thực hiện theo nhóm
GV: Theo dõi và hướng dẫn một số nhóm
Chữa bài tập tại lớp
Bài 45 sgktr31
Giải:
 Gọi số tấm thảm len mà xí nghiệp dệt theo hợp đồng là x tấm, x > 0. Khi đó:
Số tấm thảm len xí nghiệp dệt thực tế là x + 24 tấm.
Theo hợp đồng xí nghiệp phải dệt với năng suất là 
Thực tế năng suất là 
Do năng suất thực tế vượt 20% nên ta có phương trình:
(*)
Giải (*)
(*)ÛÛ
Vậy số tấm thảm len xí nghiệp sản xuất theo hợp đồng là 300 tấm.
Chữa bài tập tại lớp
Bài 47 sgk tr32
Đáp số: 2000
Bài 48 sgk tr32
Đáp số: A: 2.400.000 B: 1.600.000
IV. Củng cố : (2’)
- GV hệ thống lại các bài tập đã chữa.
V. Hướng dẫn về nhà:(3’)
- Làm lại các bài tập đã chữa.
- BTVN: 46,49 sgk tr31, 32
- Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương. Tiết sau ôn tập
Tiết 55:	 ÔN TẬP CHƯƠNG III
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức mở đầu về phương trình, đặc biệt là phương trình bậc nhất.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh có củng cố và nâng cao kỹ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn, giải phương trình tích, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
3. Thái độ: Giáo dục tư duy hệ thống hoá kiến thức.
B.Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề - hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu.
2. HS: Các câu hỏi trong phần ôn tập chương.
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Đặt vấn đề : Hệ thống hoá kiến thức trong chương 3 ntn ?
Triển khai bài:(30’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1(20’)
GV: Phương trình một ẩn x có dạng như thế nào ? Nghiệm của nó là gì ?
HS: Dạng: f(x) = g(x) trong đó f(x) và g(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
HS: x = a là nghiệm của phương trình f(x) = g(x) nếu f(a) = g(a)
GV: Hai phương trình được gọi là tương đương với nhau khi nào ?
HS: Khi chúng có cùng tập nghiệm 
Đến bây giờ các em đã biết các dạng phương trình một biến nào ?
HS: Phương bậc nhất một ẩn
HS: Phương trình tích
HS: Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Nêu cách giải phương trình bậc nhất ?
HS: ax + b = 0 (a¹0) Û x = -
GV: Nêu cách giải phương trình tích ?
HS: f(x).g(x) = 0 Û f(x) = 0 hoặc g(x) = 0
GV: Nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ?
b. Hoạt động 2
 GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm và báo cáo kết quả
HS thực hiện tại chổ và báo cáo
GV kết luận
I. Các kiến thức cần nhớ:
1. Phương trình một ẩn x có dạng 
f(x) = g(x) trong đó f(x) và g(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.
2. x = a là nghiệm của phương trình f(x) = g(x) nếu f(a) = g(a)
3. Hai phương trình được gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tập nghiệm.
4. Hai quy tắc biến đổi tương đương: quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân với một số.
5. Một số dạng phương trình bậc nhất một ẩn:
5.1 Phương trình bậc nhất một ẩn
ax + b = 0 (a¹0) Û x = -
5.2 Phương trình tích
f(x).g(x) = 0 Û f(x) = 0 hoặc g(x) = 0
6 Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài tập
Bài 50: Giải phương trình
a) 
d)
ĐS a) Û x = 3; d) Û x = 
Bài 51: Giải phương trình
d)
S = {0;; }
	IV.Củng cố và luyện tập:
Bài 52: Giải phương trình
a)	a) x = 
c) 	c) x = -1
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 
(1)
Dùng cách bình thường tìm được x = -10
Tìm cách khác giải nhanh hơn?
Gợi ý: Thêm 2 vào hai vế và biến đổi
 	(1)Û (x + 10)(	Û x = -10
	V. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn lại cách giải bài toán bằng cách lập phương trình 
- BTVN: 54, 55, 56 sgk tr34
- Tiết sau ôn tập tiếp.
Tiết 56:	 ÔN TẬP CHƯƠNG III (tt)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
A. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: Giúp học sinh củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh có củng cố và nâng cao kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình.
3. Thái độ: Giáo dục tư duy hệ thống hoá.
B. Phương pháp: Luyện tập, hoạt động nhóm.
C. Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án – tài liệu.
2. HS: Kiến thức trong chương III
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1
GV: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ?
HS: B1: Lập phương trình
 B2: Giải phương trình
 B3: Trả lời
GV: Nội dung từng bước là gì ?
HS: B1: Chọn ẩn, đặt đơn vị và điều kiện cho ẩn; biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết; Lập phương trình biểu thị mối quan hệ của các đại lượng.
B2: Giải phương trình lập ở bước 1
B3: So sánh các nghiệm với điều kiện của ẩn để chọn nghiệm đúng.
GV: Treo bảng ghi sẵn các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
b. Hoạt động 2
HS thực hiện bài tập 54 sgk/34
Bài toán yêu cầu gì ?
HS: Tìm khoảng cách từ A đến B
Nếu ta tìm được vận tốc của Ca nô thì ta có tính được khoảng cách từ A đến B không ?
Gọi vận thực của Ca nô là x km/h, ĐK của x là gì ? HS: x > 2
GV: Khi đó vận tốc khi Ca nô xuôi dòng là bao nhiêu ? HS: x + 2 km/h
GV: Vận tốc khi Ca nô ngược dòng là bao nhiêu ?
HS: x - 2 km/h
GV: Khoảng cách AB là bao nhiêu ?
HS1: (x + 2).4 km HS2: (x - 2).5 km
Hãy lập phương trình của bài toán ?
HS: (x + 2).4 = (x - 2).5 (*)
GV: Giải phương trình (*)
HS: x = 18 (thỏa mãn)
GV: Vậy khoảng cách AB là cụ thể bao nhiêu ?
HS: AB = (18 + 2).4 = 80 (km)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm (2 HS) bài tập 55 sgk tr34
Lí thuyết
*Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: (bảng phụ)
Bài tập
Bài tập 54 sgk tr34
Giải:
Gọi vận thực của Ca nô là x km/h, x > 2
Khi đó: 
Vận tốc khi Ca nô xuôi dòng là: x + 2 km/h
Vận tốc khi Ca nô ngược dòng là: x - 2 km/h
mà Ca nô chạy xuôi dòng hết 4 giờ và ngược dòng hết 5 giờ nên ta có phương trình:
4.(x + 2) = 5.(x - 2) (*)
Giải (*): (*) Û x = 18
Vậy: AB = (18 + 2).4 = 80 (km)
Bài tập 55 sgk tr34
IV. Củng cố:
Giáo viên hệ thống lại các bài tập và kiến thức đã ôn tập trong tiết.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra
- Thực hiện bài tập: 
Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc trung bình là 20km/h. Lúc về người đó chỉ đi với vận tốc là 15km/h, nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút. Tính quãng đường AB.
Tiết 57:	KIỂM TRA CHƯƠNG III
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra kĩ năng giải phương trình, giải toán bằng cách lập phương trình (cách trình bày bài giải, cách diến đạt và cách sử dụng các kí hiệu toán học).
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trình bày bài giải.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, cần cù, chịu khó.
B.Phương pháp: Kiểm tra tự luận.
C.Chuẩn bị:
1. GV: Đề kiểm tra.
2. HS: Kiến thức đã ôn tập
D.Tiến trình:
I.Ổn định:
II.Kiểm tra:
1. Đề kiểm tra:
A. Lí thuyết:
B. Tự luận:
Bài 1. Giải các phương trình sau:
a)	
	b) 
Bài 2. Một người đi xe đạp từ Đông Hà đến Hiền Lương với vận tốc 15 km/h. Lúc về, người đó chỉ đi với vận tốc 12 km/h nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 45 phút. Tính độ dài quãng đường Đông Hà - Hiền Lương.
	2. Đáp án, biểu điểm:
A. Lí thuyết:
B. Tự luận:
Bài 1: (4đ)
a) (2 điểm)
	0,5đ
	0,5đ
 hoặc 	0,5đ
 hoặc 
Vậy phương trình có tập nghiệm: 	0,5đ
b) (2 điểm)
ĐKXĐ:	 và 	0,5đ
Quy đồng, khử mẫu ta được:
	0,5đ
	0,5đ
 hoặc 
 hoặc 
Vậy 	0,5đ
Bài 2: 4đ
- Gọi và đặt đúng điều kiện cho ẩn	1,5đ
- Lập phương trình 	1,5đ
- Giải phương trình	0,5đ
- Kết luận	0,5đ
III. Tổng kết, đánh giá:
- GV thu bài của HS.
- Nhận xét tinh thần, thái độ kiểm tra của HS.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra.
- Đọc trước bài mới: “Liên hệ thứ tự và phép cộng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_42_den_57_phan_dinh_trung.doc