Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42, Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Trần Văn Diễm

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42, Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Trần Văn Diễm

A.MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được dạng của phương trình bậc nhất một ẩn: ax + b = 0 và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn nhờ việc áp dụng các qui tắc biến đổi phương trình.

- Rèn kỹ năng chứng minh một số là nghiệm hay không là nghiệm của một phương trình, kỹ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn.

- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, tính gọn gàng ngăn nắp.

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ, cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.

HS: Vở, SGK, học kỹ bài, soạn bài ở nhà.

C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:

I. HOẠT ĐỘNG I: ỔN ĐỊNH LỚP:

II. HOẠT ĐỘNG II: KIỂM TRA: Thế nào là phương trình một ẩn? Cho ví dụ? 5

III. HOẠT ĐỘNG III: HỌC BÀI MỚI:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 42, Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải - Trần Văn Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 15/01/2012	Tiết CT: 42
BÀI 2: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI.
A.MỤC TIÊU:
Học sinh nắm được dạng của phương trình bậc nhất một ẩn: ax + b = 0 và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn nhờ việc áp dụng các qui tắc biến đổi phương trình.
Rèn kỹ năng chứng minh một số là nghiệm hay không là nghiệm của một phương trình, kỹ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn.
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, tính gọn gàng ngăn nắp...
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ, cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
HS: Vở, SGK, học kỹ bài, soạn bài ở nhà.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. HOẠT ĐỘNG I: ỔN ĐỊNH LỚP:
II. HOẠT ĐỘNG II: KIỂM TRA: Thế nào là phương trình một ẩn? Cho ví dụ?	5’
III. HOẠT ĐỘNG III: HỌC BÀI MỚI: 
Hoạt động III. 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Nêu dạng tổng quát của phương trình bậc nhất một ẩn: ax + b = 0. (a¹ 0; a, b là các hệ số, x là ẩn).
GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ.
GV: Nêu thêm một số phản ví dụ để học sinh hiểu kỳ hơn.
Hoạt động III. 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
HS: Chú ý và tìm hiểu dạng của phương trình bậc nhất một ẩn: ax+b = 0.
HS: Nêu vài ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn đồng thời xác định các hệ số a, b của phương trình đó và một số trường hợp không là phương trình bậc nhất một ẩn.
VD: 2x – 1= 0 là phương trình bậc nhất một ẩn x: a= 2; b = - 1.
3 – 5y = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn y: a = - 5; b = 3
7’
Hoạt động III. 2: Tìm hiểu hai qui tắc biến đổi phương trình.
a. Qui tắc chuyển vế.
GV: Giống qui tắc chuyển vế đối với đẳng thức. Hãy nêu qui tắc đó đối với phương trình.
GV: yêu cầu HS thảo luận theo bàn ? 1SGK.
b. Qui tắc nhân với một số.
GV: Giống như qui tắc của đẳng thức số, ta có thể nhân vào hai vế của một phương trình với một số khác 0.
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo bàn ? 2SGK.
Hoạt động III. 2: Tìm hiểu hai qui tắc biến đổi phương trình.
HS: Nghe GV giảng và nhớ lại các qui tắc của đẳng thức và nêu được.
a. Qui tắc chuyển vế:
Trong một phương trình ta có thể chuyển vế một hạng tử từ vế này sang vế kia đồng thời đổi dấu hạng tử đó.
? 1SGK: HS thảo luận theo bàn.
x – 4 = 0 Û x = 4.
.
0,5 – x = 0 Û - x = - 0,5 Û x = 0,5
b. Qui tắc nhân với một số: Trong một phương trình ta có thể nhân hoặc chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.
 ? 2SGK: HS Thảo luận theo bàn.
a. .
b. 0,1x = 1,5 Û 10.(0,1x) = 10.1,5 Û x = 15.
c. 2,5 x = 10 Û 
7’
6’
Hoạt động III. 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
GV: Ta có thể sử dụng hai qui tắc trên để giải phương trình bậc nhất một ẩn.
VD: Giải phương trình:
3x – 9 = 0.
.
Giải phương trình ax + b = 0.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm phần ví dụ trên.
GV: Em hãy nêu cách giải và công thức nghiệm của phương trình ax + b = 0.
GV: Yêu cầu HS thực hiện ? 3SGK
Hoạt động III. 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
VD: HS: Thảo luận theo nhóm.
3x – 9 = 0 Û 3x = 9 Û x = 3.
.
ax + b = 0 Û ax = - b Û x = .
Vậy phương trình ax + b = 0 có nghiệm duy nhấy x = 
? 3SGK: HS Thảo luận nhóm.
–0,5 x + 2,4 = 0 Û -0,5x = - 2,4 Û x = 2,4: 0,5 Û x = 4,8.
IV. HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ: Dạng tổng quát của phương trình bậc nhất một ẩn: ax + b = 0, hai qui tắc biến đổi phương trình, công thức nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn: x = .
Tập nghiệm của một phương trình, hai phương trình tương đương.	5’
V. HOẠT ĐỘNG V: NHẮC NHỞ VỀ NHÀ: Học kỹ bài, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_42_bai_2_phuong_trinh_bac_nhat_mot.doc