Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu:

- Kiến thức:

 + Hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.

 + Hiểu được khái niệm hai phương trình tương đương.

- Kĩ năng: Biết cách kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.

- Tư duy, thái độ: Cẩn thận trong tính toán, trình bày.

II. Phương pháp:

- Đạt vấn đề, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

III. Chuẩn bị:

- Học sinh: đọc trước bài học, film trong và bút xạ (nếu được).

- Giáo viên: chuẩn bị phiếu học tập, film trong nội dung ?2, ?3, BT1, BT2.

IV. Hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 41 Ngày dạy: 30/12/2011
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: 
 + Hiểu được khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan: vế trái, vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình.
 + Hiểu được khái niệm hai phương trình tương đương.
- Kĩ năng: Biết cách kết luận một giá trị của biến đã cho có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không.
- Tư duy, thái độ: Cẩn thận trong tính toán, trình bày.
II. Phương pháp: 
- Đạt vấn đề, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
Học sinh: đọc trước bài học, film trong và bút xạ (nếu được).
Giáo viên: chuẩn bị phiếu học tập, film trong nội dung ?2, ?3, BT1, BT2.
IV. Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: "Giới thiệu khái niệm phương trình một ẩn và các thuật ngữ liên quan"(15’)
- GV: Cho HS đọc bài toán cổ: "Vừa gà, bao nhiêu chó".
- GV: "Ta đã biết cách giải bài toán trên bằng phương pháp giả thuyết tạm; liệu có cách giải khác nào nữa không và bài toán trên liệu có liên quan gì với bài toán sau: Tìm x, biết:
2x + 4(36 – x) = 100?
Học xong chương này ta sẽ có câu trả lời".
- GV: ghi bảng §1
- GV: đặt vấn đề: "Có nhận xét gì về các hệ thức sau:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x2 + 1 = x + 1;
2x5 = x3 + x;
- GV: "Mỗi hệ thức trên có dạng A(x) = B(x) và ta gọi mỗi hệ thức trên là một phương trình với ẩn x?"
- HS thực hiện ?1
- Lưu ý HS các hệ thức: 
x + 1 = 0; x2 – x = 100
cũng được gọi là phương trình một ẩn.
- GV: "Mỗi hệ thức 
2x + 1 = x;
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x – 1 = 0;
x2 + x = 10.
có phải là phương trình một ẩn không? Nếu phải hãy chỉ ra vế trái, vế phải của mỗi phương trình".
- HS đọc bài toán cổ SGK.
- HS trao đổi nhóm và trả lời:
"Vế trái là 1 biểu thức chứa biến x".
- HS suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm rồi trả lời.
- HS thực hiện cá nhân ?1 (có thể ghi ở film trong, GV: chiếu một số film).
- HS làm việc cá nhân rồi trao đổi ở nhóm.
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
1. Phương trình một ẩn
Một phương trình với ẩn x luôn có dạng A(x) = B(x), trong đó:
A(x): Vế trái của phương trình.
B(x): vế phải của phương trình.
Ví dụ:
2x + 1 = x;
2x + 5 = 3(x – 1) + 2;
x – 1 = 0;
x2 + x = 10
là các phương trình một ẩn. 
Hoạt động 2: "Giới thiệu nghiệm của một phương trình"(5’)
- GV: "Hãy tìm giá trị của vế trái và vế phải của phương trình
	2x + 5 = 3(x – 1) + 2
tại x = 6; 5; -1".
- GV: "Trong các giá trị của x nêu trên, giá trị nào khi thay vào thì vế trái, vế phải của phương trình đã cho có cùng giá trị".
- GV: "Ta nói x = 6 là một nghiệm của phương trình 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
x = 5; x = -1 không phải nghiệm của phương trình trên".
- HS thực hiện ?3.
- GV: "giới thiệu chú ý a"
- GV: "Hãy dự đoán nghiệm của các phương trình sau:
a. x2 = 1
b. (x – 1)(x + 2)(x – 3) = 0
c. x2 = -1
Từ đó rút ra nhận xét gì?"
- HS làm việc cá nhân và trả lời.
- HS làm việc cá nhân và trao đổi kết quả ở nhóm.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- Cho phương trình:
	2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Với x = 6 thì giá trị vế trái là:
	2.6 + 5 = 17
giá trị vế phải là:
	3(6 – 1) + 2 = 17
ta nói 6 là một nghiệm của phương trình:
	2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Chú ý: (SGK)
a.
b.
Hoạt động 3: "Giới thiệu thuật ngữ tập nghiệm, giải phương trình"(10’)
- GV: Cho HS đọc mục 2 giải phương trình.
- GV: "Tập nghiệm của một phương trình, giải một phương trình là gì?".
- GV: Cho HS thực hiện ?4.
- Hs đọc mục 2.
- HS tự đọc phần 2, rồi trao đổi nhóm và trả lời. 
- Hs thực hiện ?4.
2. Giải phương trình:
a. Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình "ký hiệu là S" được gọi là tập nghiệm của phương trình đó.
Ví dụ: 
- Tập nghiệm của phương trình
x = 2 là S = {2}
- Tập nghiệm của phương trình
x2 = -1 là S = f
b. Giải một phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.
Hoạt động 4: "Giới thiệu khái niệm 2 phương trình tương đương"(5’)
- GV: "Có nhận xét gì về tập nghiệm của các cặp phương trình sau:
1. x = -1 và x + 1 = 0
2. x = 2 và x – 2 = 0
3. x = 0 và 5x = 0
4. và 
- GV: "Mỗi cặp phương trình nêu trên được gọi là 2 phương trình tương đương, theo các em thế nào là 2 phương trình tương đương?".
- GV: Giới thiệu khái niệm hai phương trình tương đương.
- HS làm việc theo nhóm, đại diện trả lời.
- Hs trả lời.
- Lắng nghe.
3. Phương trình tương đương
Hai phương trình tương đương "ký hiệu Û" là 2 phương trình có cùng tập nghiệm.
Ví dụ:
x + 1 = 0 Û x – 1 = 0
x = 2 Û x – 2 = 0
x = 0 Û 5x = 0
 Û 
Hoạt động 5: "Củng cố và dặn dò” (5’)
* Củng cố:
- Làm bài tập: BT2; BT4; BT5;
* Dặn dò:
- Qua tiết học này chúng ta cần nắm chắc những khái niệm gì?
- Hướng dẫn về nhà: BT1; BT3; đọc trước bài "phương trình một ẩn và cách giải".
- HS làm việc theo nhóm 2 em.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh_nam_hoc.doc