Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 46 - Châu Thị Ngọc Diễm

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 46 - Châu Thị Ngọc Diễm

GV đặt vấn đề SGK /4.

Sau đó giới thiệu nhanh nội dung chương III gồm :

+ Khái niệm chung về phương trình.

+ Phương trình có một ẩn và một số dạng phương trình khác.

+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Tiết 1 của chương ta tìm hiểu phương trình là gì ?

Hoạt động 1 : Khái niệm về phương trình một ẩn.

GV nói và ghi bảng. Tìm x

 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 (*)

Và giới thiệu hệ thức (*) là một phương trình ẩn x.

 VT : 2x + 5

 VP : 3(x – 1) + 2

Hai vế của phương trình có chứa cùng 1 biến x  phương trình 1 ần x.

GV cho hs làm (?1) / 5 SGK.

GV cho tiếp phương trình.

3x + y = 5x – 3

Phương trình này có phải là phương trình một ẩn không ?

GV cho hs làm (?2) /5 SGK.

 Khi x = 6 tính giá trị của mỗi vế phương trình.

Nêu nhận xét.

Khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau, ta nói x = 6 nghiệm đúng phương trình hay thỏa mãn phương trình, ta gọi x = 6 là nghiệm của phương trình.

HS làm tiếp (?3) / 5 SGK.

 Cho pt 2(x + 2) – 7 = 3 – x.

a/ x = -2 có thỏa mãn phương trình hay không?

b/ x = 2 có là một nghiệm của phương trình hay không ?

gọi 2 hs lên bảng

 

doc 23 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41 đến 46 - Châu Thị Ngọc Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 – Tiết 41
MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Tuần dạy 20
ND:
1/ Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức
 - HS hiểu các thuật ngữ về phương trình như : vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hiểu khái niệm giải phương trình, khái niệm, hai phương trình tương đương.
 - HS biết sử dụng các thuật ngữ cần thiết để thực hiện bài giải phương trình.
1.2. Kỹ năng
 Thöïc hieän thaønh thaïo vieäc thay giaù trò cuûa x vaøo phöông trình ñeå xaùc ñònh nghieäm.
1.3. Thái độ
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập.
2/ Trọng tâm
 Xác định nghiệm của một phương trình
3/ Chuẩn bị
 GV:bảng phụ, thước thẳng. 
 HS: bảng nhóm
4/ Tiến trình
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2. Kiểm tra miệng : ( giới thiệu chương III)
 4.3. Bài mới
GV đặt vấn đề SGK /4.
Sau đó giới thiệu nhanh nội dung chương III gồm :
+ Khái niệm chung về phương trình.
+ Phương trình có một ẩn và một số dạng phương trình khác.
+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Tiết 1 của chương ta tìm hiểu phương trình là gì ?
Hoạt động 1 : Khái niệm về phương trình một ẩn.
GV nói và ghi bảng. Tìm x
 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 (*)
Và giới thiệu hệ thức (*) là một phương trình ẩn x.
 VT : 2x + 5
 VP : 3(x – 1) + 2
Hai vế của phương trình có chứa cùng 1 biến x à phương trình 1 ần x.
GV cho hs làm (?1) / 5 SGK.
GV cho tiếp phương trình.
3x + y = 5x – 3
Phương trình này có phải là phương trình một ẩn không ?
GV cho hs làm (?2) /5 SGK.
 Khi x = 6 tính giá trị của mỗi vế phương trình.
Nêu nhận xét.
Khi x = 6, giá trị hai vế của phương trình bằng nhau, ta nói x = 6 nghiệm đúng phương trình hay thỏa mãn phương trình, ta gọi x = 6 là nghiệm của phương trình.
HS làm tiếp (?3) / 5 SGK.
 Cho pt 2(x + 2) – 7 = 3 – x.
a/ x = -2 có thỏa mãn phương trình hay không?
b/ x = 2 có là một nghiệm của phương trình hay không ?
gọi 2 hs lên bảng
GV cho các phương trình.
a/ x = : pt có nghiệm duy nhất x = .
b/ 2x = 1 : pt có 1 nghiệm x = .
c/ x2 = -1 : pt vô nghệm.
d/ x2 – 9 = 0 : pt có 2 nghiệm x = 3 và x = -3
e/ 2x + 2 = 2(x + 1) : pt có vô số nghiệm, vì hai vế của pt có cùng một biểu thức.
Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm?
Hoạt động 2 : Giải phương trình.
Giải phương trình là gì ?
HS: Giải phương trình là đi tìm tất cả các nghiệm của phương trình.
HS làm (?4) /6 SGK.
a/ Phương trình x = 2 có tập nghiệm là 
 S = 2
b/ Pt vô nghiệm có tập nghiệm : S = 0 
c/ Pt có vô số nghiệm có tập là gì ? 
HS: S = R 
GV treo bảng phụ ghi bài tập.
Các cách viết sau đúng hay sai ?
a/ Pt x2 = 1 có tập nghiệm S = 
HS:Sai pt x2 = 1 có tập nghiệm S = 
b/ Pt : x + 2 = 2 + x có tập nghiệm S = R 
HS:Đúng vì pt thỏa mãn với mọi x R 
Hoạt động 3 : Phương trình tương đương.
Cho pt x = -1, S = 
Pt : x + 1 = 0 có tập nghiệm S = 
Ta nói hai phương đó tương nhau.
GV hỏi thêm.
Pt : x2 = 1 và pt x = 1 có tương đương không ?
I. Phương trình một ẩn:
1/ Khái niệm:
+ Phương trình là một đẳng thức có chứa biến 
+ Phương trình với ẩn x có dạng.
A(x) = B(x) .
 Trong đó :
 A(x) : Vế trái pt (VT).
 B(x) : Vế phải pt (VP).
 x : ẩn số.
2/ Ví dụ : 
 2x + 1 = x phương trình với ẩn x.
 2t – 5 = 3(4 – t) – 7 là p trình với ẩn là t.
3/ Nghiệm của phương trình :
- Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn thỏa mãn ( hay nghiệm đúng) phương trình.
VD : Phương trình 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
VT = 2x +5 = 2.6 + 5 = 17.
VP = 3(6 – 1) + 2 = 17.
=> VT = VP
Vậy x = 6 là 1 nghiệm của phương trình.
(?3) /5 SGK.
Phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x.
Thay x = -2 vào hai vế của phương trình .
VT = 2(x + 2) – 7 = 2(-2 + 2) – 7 = -7
VP = -x + 3 = -(-2) + 3 = 5 
=> VT VP .
=> x = -2 không thỏa mãn phương trình.
Do đó : x = -2 không phải là nghiệm của phương trình.
b/ Thay x = 2 vào hai vế của phương trình.
VT = 2(x + 2) – 7 = 2(2 + 2) – 7 = 1
VP = 3 – x = 3 – 2 = 1
=> VT = VP 
Vậy x = 2 là một nghiệm của phương trình.
4/ Kết luận :
- Một phương trình có thể có 1 nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, ..... cũng có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.
- Một hệ thức x = m ( với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.
II. Giải phương trình :
- Tập hợp tất cả nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình.
Ký hiệu : S
III. Phương trình tương đương:
1/ Định nghĩa :
Hai phương trình được gọi tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
2/ Ví dụ :
x = 2 x – 2 = 0
 4.4/Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV: - Thế nào là hai phương trình tương đương?
HS: trả lời
Bài 1 / 6 SGK.(treo bảng phụ)
HS: Hoạt động nhóm 3 phút
Bài 5 / 7SGK. 
Hai pt x = 0 và x(x – 1) = 0 có tương đương hay không ? Vì sao ?
Bài 1 / 6 SGK.
Kết quả : x = -1 là nghiệm của phương trình câu (a,c)
Bài 5 / 7SGK .
Phương trình x = 0 có S1 = 
Phương trình x(x -1) = 0 có.
S2 = vì S1 S2.
Vậy hai phương trình không tương đương.
4.5/ Hướng dẫn hs tự học:
+ Bài cũ 
 - Nắm vững khái niệm phương trình một ẩn, thế nào là nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.
 -BTVN : 2, 3, 4 /6 SGK ; bài 1, 2, 6, 7 / 3-4 SBT.
 -Đọc có thể em chưa biết /7/SGK.
+ Bài mới
 -Ôn qui tắc “ Chuyển vế” Toán 7 tập một.
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :	
- Phương pháp:	
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:	
PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
Bài 2 – Tiết 42
Tuần dạy 20 
ND: 
1. Mục tiêu :
 1.1 Kiến thức :
 - Học sinh hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân 
 - Học sinh biết giải phương trình bậc nhất một ẩn.
1.2 Kỹ năng :
 Có kĩ năng vận dụng quy tắc để giải các phương trình bậc nhất .
1.3 Thái độ: 
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có óc quan sát .
2. Trọng tâm
 Giải phương trình bậc nhất một ẩn
3. Chuẩn bị :
 GV : Bảng phụ.
 HS : Bảng phụ nhóm, ôn quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân của đẳng thức số.
4. Tiến trình :
 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2- Kiểm tra miệng
GV yêu cầu kiểm tra.
HS1: Sửa bài 2/6 SGK.
Trong các giá trị t = -1 , t = 0
t = 1 giá trị nào là nghiệm của phương trình 
(t + 2)2 = 3t + 4 ?
HS2 : Thế nào là hai pt tương đương. Cho ví dụ.
 Cho hai phương trình x – 5 = 0 (1)
 và x(x – 5) = 0 (2)
Hỏi hai phương trình có tương đương không ? Vì sao ?
 GV: Trong tiết học trước ta đã tìm hiểu về PT một ẩn. Vậy PT bậc nhất một ẩn là PT như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài 2 /6 SGK.
Với t = -1
VT = (-1 + 2)2 = 12 = 1
VP = 3(-1) + 4 = 1 
Vậy VT = VP 
=> t = -1 là một nghiệm của phương trình 
Với t = 0 
VT = (t + 2)2 = (0 + 2)2 = 4 
VP = (3t + 4) = (3.0 + 4) = 0 + 4 = 4 
=> VT = VP
 Vậy t = 0 là nghiệm của phương trình. 
Với t = 1
VT = (t + 2)2 = (1 + 2)2 = 32 = 9
VP = 3t + 4 = 3.1 + 4 = 7 
=> VT VP 
Vậy t = 1 không phải là nghiệm của pt. 
-Nêu đúng định nghĩa hai pt tương đương 
Cho ví dụ minh họa. 
- Hai pt x – 5 = 0 và x(x – 5) = 0 không tương đương vì x = 0 thỏa mãn pt (2) nhưng không thỏa mãn pt (1). 
 4.3/ Giảng bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Phương trình bậc nhất một ẩn.
VD : 2x – 1 = 0 ; 5 - x = 0 ; -2 + y = 0
GV yêu cầu hs xác định các hệ số a, b của mỗi phương trình.
GV yêu cầu hs làm bài tập 7/10 SGK.
Câu a, c, d : phương trình bậc nhất một ẩn.
Hãy giải thích tại sao phương trình b và c không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.
Để giải phương trình này ta thường dùng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
Hoạt động 2 : Hai quy tắc biến đổi phương trình.
GV : Tìm x,biết: 2x – 6 = 8
Gọi hs làm 2x – 6 = 8 
 2x = 8 + 6 
 2 x =14 
 x = 14:2
 x = 7
Gv các em vừa tìm x từ một đẳng thức số.
Trong quá trình tìm x trên ,em đã thực hiện qui tắc nào?
 Gọi hs phát biểu quy tắc chuyển vế.
Vậy Trong một pt cũng có quy tắc tương tự
1/ Quy tắc chuyển vế
Cho hs làm (?1).
 a/ x – 4 = 0 ta chuyển hạng tử -4 từ vế trái sang vế phải và đổi thành +4
.Hãy phát biểu qui tắc chuyển vế khi biến đổi phương trình
2/ Quy tắc nhân với một số :
GV :Ở bài toán tìm x trên, từ đẳng thức số
 2x = 14
Tacó x = 14 :2 hay x = 14. => x = 7
Vậy trong một đẳng thức số ta có thể nhân cả 2 vế với cùng một số hoặc chia cả 2 vế cho cùng một số khác 0
Đối với phương trình ta cũng có thể làm tương tự
Gọi HS phát biểu qtắc
HS làm (?2)
Hoạt động 3 : Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Ta thừa nhận rằng từ một phương trình dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương phương trình đã cho.
GV hướng dẫn hs giải pt bậc nhất 1 ẩn.
* 3x – 9 = 0
* 1 - x = 0
GV:Em nào có thể giải pt bậc nhất 1 ẩn ở dạng tổng quát.
HS:nêu cách giải
Gọi hs lên bảng giải pt -0,5x + 2,4 = 0
I. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn số :
-Phương trình có dạng ax + b = 0 với a và b là hai số đã cho và a 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ :
2x – 1 = 0 ; 5 - x = 0 ; -2 + y = 0 ; x = 0
II. Hai quy tắc biến đổi phương trình :
1/ Quy tắc chuyển vế : ( SGK /8)
Ví dụ 1 :
a/ x – 4 = 0 x = 4
b/ + x = 0 x = 
c/ 0,5 – x = 0 - x = - 0,5 x = 0,5
2/ Quy tắc nhân với một số (SGK/8)
VD : Giải phương trình.
a/ = -1 x = -2
b/ 0,1x = 1,5 x = 15
c/ -2,5x = 10 x = = -4
III. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn:
1/ Ví dụ : Giải phương trình.
a/ 3x – 9 = 0 3x = 9
 x = 3
Vậy pt có một nghiệm duy nhất x = 3.
b/ 1 - x = 0 x = 1 x = 1 : 
 x = 
Vậy pt có tập nghiệm S = 
2/ Tổng quát :
Giải pt : ax + b = 0 (a 0)
 ax = -b 
 x = 
Vậy S = 
 VD : Giải phương trình.
-0,5x + 2,4 = 0 -0,5x = -2,4
 x = 4,8
Vậy S = 
4. 4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV : Nêu câu hỏi.
a/ Định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình bậc nhất có bao nhiêu nghiệm ?
b/ Phát biểu hai quy tắc biến đổi phương trình.
Bài 8/10 SGK: Giải các phương trình .
a/ 4x – 20 = 0
b/ 2x – x + 12 = 0
c/ x – 5 = 3 – x 
d/ 7 -3x = 9 – x 
Học sinh làm theo nhóm.3 phút
- Nhóm 1+2: làm câu a, b.
- Nhóm 3+4: làm câu c, d.
KQ : HS nêu nhận xét bài làm của các nhóm.
 SGK / 7, 8
Bài 8/10 SGK: Giải các phương trình.
a/ 4x – 20 = 0 4x = 20 
 x = 5
 Vậy S = 
b/ 2x + x + 12 = 0 3x = -12
 x = - 4
 Vậy S = 
c/ x – 5 = 3 – x 2x = 8 
 x = 4
 Vậy S = 
d/ 7 -3x = 9 – x 2x = -2
 x = -1
 Vậy S = 
 4.5/ Hướng dẫn HS tự học 
* Bài cũ
 -Nắm vững định nghĩa, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình.
 -BT : 6;7;9 /9-10 SGK, bài 13, 15 / 4 SBT.
 Hướng dẫn : Bài 7/9SGK 
 Dựa vào định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
* Bài mới
 - Ôn tập các bước quy đồng mẫu, giải phương trình bậc nhất một ẩn.
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :	
- Phương pháp:	
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:	
	Kiểm tra, ngày tháng năm 2011
	Tổ trưởng 
	Huỳnh Thu Liễu
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ
DẠNG ax +b = 0
Bài 3  ... . Bài tập mới:
Bài 13/13SGK.
Bạn Hòa giải sai vì đã chia hai vế của phương trình cho x theo quy tắc ta chỉ được chia hai vế của phương trình cho cùng một số khác 0.
* Cách giải đúng là .
 x(x + 2) = x(x + 3)
 x2 + 2x = x2 + 3x 
 3x – 2x = 0 
 x = 0 
 Vậy S = 
Bài 15/13 SGK. 
Công thức liện hệ.
Quãng đường = Vận tốc x Thời gian.
V(km/h)
t(h)
s (km)
Xe máy
32
x + 1
32(x +1)
Ô tô
48
x
48x
Ô tô gặp xe máy sau x giờ có nghĩa là đến thời điểm đó quãng đường hai xe đi được là bằng nhau.
Vậy phương trình cần tìm là:
 32(x + 1) = 48x
Bài 16/13SGK.
Phương trình biểu thị cân thăng bằng là
3x + 5 = 2x + 7
Bài 19/ 14 SGK.
a/ (2x + 2).9 = 144
Kết quả: x = 7 (m)
b/ Cách 1 :
Diện tích hình thang.
 = 75
 (2x + 5).3 = 75
 2x = 20 x = 10
Cách 2 :
 6x + = 75
 6x + 15 = 75
 6x = 75 – 15 
 x = = 10
Bài 18/14 SGK. Giải phương trình.
a/ - = - x MTC: 6
 2x – (2x + 1)3 = x – 6x
 2x – 6x – 3 = x – 6x
 x = 3
 Vậy S = 
b/ - 0,5x = + 0,25
 8 + 4x – 10x = 5 – 10x + 5
 4x = 2
 x = 
 Vậy S = 
Bài tập : Giải pt.
a/ - 5 = MC:12
 6x – 4 – 60 = 9 – 6x – 42 
 Kq: S= 
b/ S = R .Phương trình nghiệm đúng với mọi x
c/ Kết quả : S = 
d/ S = 
 4.4/ Bài học kinh nghiệm :
GV: Em hãy nêu các bước giải phương trình dạng hữu tỉ không chứa ẩn ở mẫu.
III. Bài học kinh nghiệm :
-Cách giải phương trình dạng hữu tỉ không chứa ẩn ở mẫu:
+ Qui đồng mẫu hai vế của phương trình và khử mẫu, bỏ ngoặc, chuyển vế ,thu gọn, giải phương trình vừa tìm được, kết luận
4. 5/ Hướng dẫn HS tự học:
 * Bài cũ
 -Xem lại các bài tập đã giải.
 -Bài tập về nhà: 22, 23(b), 24, 25 / 6 – 7 SBT
 Hướng dẫn : 
 * Bài mới
 -Ôn tập phân tích đa thức thành nhân tử.
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :	
- Phương pháp:	
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:	
	Kiểm tra, ngày tháng năm 2011
	Tổ trưởng 
	Huỳnh Thu Liễu
PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
Bài 4 – Tiết 45
Tuần dạy 22
ND: 
1. Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức:
 - Học sinh hiểu khái niệm 
 - Học sinh biết được phương pháp giải phương trình tích ( có hai, ba nhân tử bậc nhất).
 1.2.Kĩ năng: 
 Phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng giải phương trình tích.
 1.3. Thái độ:
 Giáo dục tính cẩn thận về dấu khi chuyển vế.
2. Trọng tâm
 Giải phương trình tích
3. Chuẩn bị :
 GV : Bảng phụ ghi bài tập, máy tính casio.
 HS : Bảng phụ nhóm, máy tính casio.
 Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
4. Tiến trình : 
 4.1-Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2- Kiểm tra miệng
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Phân tích đa thức thành nhân tử
a) x 2 + 5x
b) 2x(x2 - 1) - (x2 - 1) 
c) (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2)
GV: gọi 3 HS lên bảng đồng thời
4.3-Giảng bài mới
Hoạt động 1 :Cách giải
Cho HS làm (?1)/15 sgk.
P(x) = (x2 – 1) + ( x + 1)(x – 2)
 = (x – 1)(x + 1) + (x + 1)(x – 2)
 = (x + 1)(x – 1+ x – 2)
 = (x + 1)(2x – 3)
Ta có : P(x) = 0
 (x + 1)(2x – 3) = 0
Đây là một phương trình tích và cách giải như thế nào ?
(?2) /15 SGK.
GV:Trong một tích nếu có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0. Ngược lại, nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích phải bằng 0.
ab = 0 a = 0 hoặc b = 0 với a, b là hai số. 
Tương tự đối với pt (2x – 3)(x + 1) = 0 khi nào ?.
Em hiểu thế nào là phương trình tích ?.
* Lưu ý : Trong bài này ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của nó là hai biểu thức hữu tỉ và không chứa ẩn ở mẫu.
Hoạt động 2 : Ap dụng.
(x+ 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x)
Làm thế nào để đưa pt trên về dạng tích ?
GV hướng dẫn hs biến đổi pt.
GV cho hs đọc “nhận xét” trang 16/ sgk.
GV cho hs làm (?3) / 16 sgk.
(x – 1)(x2 + 3x – 2) – (x3 – 1) = 0
Hãy phát biểu hằng đẳng thức trong pt rồi phân tích vế trái thành nhân tử.
GV yêu cầu HS làm ví dụ 3 và (?4).
Gọi 2 HS lên bảng cả lớp cùng giải. 
GV nhận xét bài làm của HS, nhắc nhở cách trình bày cho chính xác và lưu ý HS, nếu vế trái của pt là tích của nhiều hơn hai nhân tử, ta cũng giải tương tự, cho lần lượt từng nhân tử bằng 0 rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.
a) x 2 + 5x = x( x + 5)
b) 2x(x2 - 1) - (x2 - 1)
= ( x2 - 1) (2x - 1)
c) (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2)
 = ( x + 1)(x - 1)(x - 2)
I. Phương trình tích và cách giải :
1/ Ví dụ 1 : Giải phương trình.
(2x – 3)(x + 1) = 0
 2x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0 
 2x = 3 hoặc x = -1
 x = hoặc x = -1
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm: 
x = và x = -1 hay tập nghiệm của phương trình là S = ;-1
2/ Phương trình tích : Là một phương trình có một vế là tích các biểu thức của ẩn, vế kia bằng 0.
 A(x) = 0
 A(x).B(x) = 0 
 B(x) = 0
II. Ap dụng :
1/ Ví dụ 2 : Giải phương trình.
(x+ 1)(x + 4) = (2 – x)(2 + x)
(x+ 1)(x + 4) – (2 – x)(2 + x) = 0
 (x + 1)(x + 4) – (4 – x2) = 0
 x2 + 4x + x + 4 – 4+ x2 = 0
 2x2 + 5x = 0
 x( 2x + 5) = 0
 x = 0 x = 0
 2x + 5 = 0 x = 
Vậy S = 0; 
* Nhận xét ( sgk/16).
2/ Ví dụ 3 : Giải phương trình.
(x – 1)(x2 + 3x – 2) – (x3 – 1) = 0
 (x –1)(x2 + 3x –2) – (x –1)(x2+ x +1) 
 = 0 
 (x –1)(x2 + 3x -2 - x2 - x -1) = 0
 ( x – 1)( 2x – 3) = 0
 x – 1 = 0 x = 1
 2x – 3 = 0 x = 
Vậy S = 1; 
3/ Ví dụ 4 : Giải phương trình
2x3 = x2 + 2x – 1
 2x3 – x2 – 2x + 1 = 0
 ( 2x3 – 2x) – ( x2 – 1) = 0
 2x(x2 – 1) – ( x2 – 1) = 0
 (x2 – 1)(2x – 1) = 0
 (x – 1)(x + 1)(2x – 1) = 0
 x – 1 = 0 x = 1
 x + 1 = 0 x = -1
 2x – 1 = 0 x = 
Vậy S = -1; ; 1
Bài tập (?4)/17 Giải pt.
(x3 + x2) + (x2 + x) = 0
Kquả:
S = 
4. 4/ Củng cố và luyện tập
GV: Phương trình tich là phương trình có dạng như thế nào?
Bài 21(b, c) /17 sgk. : Giải pt.
b/ (2,3x – 6,9)(0,1x + 2) = 0
HS1: giải câu b.
Dãy 1 cùng làm.
c/ (4x + 2)(x2 + 1) = 0
HS2: lên bảng.
Dãy 2 cùng làm.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
GV sửa chữa bổ sung.
Bài 22/17 sgk.
HS hoạt động theo nhóm.5 phút
+ Nửa lớp làm câu b, c.
+ Nửa lớp làm câu e, f.
Sau khoảng 5’, đại diện hai nhóm lên trình bày bài giải.
Bài 21(b, c) /17 sgk. : Giải phương trình
b/ (2,3x – 6,9)(0,1x + 2) = 0
Kết quả : 
S = 
c/ (4x + 2)(x2 + 1) = 0
 4x = -2 hoặc x2 = -1 (ptvn)
 x = = -
Vậy S = - 
Bài 22/17 sgk : Phân tích vế trái thành nhân tử rồi giải phương trình.
b/ KQ : S = 
c/ S = 
e/ S = 
f/ S = 
 4.5/ Hướng dẫn hs tự học.
 * Đối với bài học ở tiết này:
 -BTVN : 21(a, d), 22, 23/17sgk.
 -Bài 26, 27, 28 / SBT.
 -Tiết sau luyện tập.
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :	
- Phương pháp:	
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:	
LUYỆN TẬP
Bài - Tiết 46
Tuần dạy 22
ND: 
1. Mục tiêu :
 1.1. Kiến thức:
 - Học sinh hiểu khái niệm 
 - Học sinh biết được phương pháp giải phương trình tích ( có hai, ba nhân tử bậc nhất).
 1.2.Kĩ năng: 
 Phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng giải phương trình tích.
 1.3. Thái độ:
 Giáo dục tính cẩn thận về dấu khi chuyển vế.
2. Trọng tâm
 Giải phương trình tích
3. Chuẩn bị
 GV : Bảng phụ ghi bài tập.
 HS : Bảng phụ nhóm.
4. Tiến trình :
 4.1- Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2-Sửa bài tập cũ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Sửa bài tập cũ
Bài 23/17 sgk. Giải pt.
HS 1:Giải câu a 
 a/ x(2x – 9) = 3x(x – 5)
GV lưu ý hs : Khi giải pt cần nhận xét xem các hạng tử của pt có nhân tử chung hay không, nếu có cần sử dụng để phân tích đa thức thành nhân tử một cách dễ dàng.
HS 2: Giải câu b
b/ 0,5x( x – 3) = (x -3)(1,5x – 1)
HS3 chữa bài 23(d)/17
Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét cho điểm hs.
4.3- Bài tập mới
Hoạt động 2: Bài tập mới
Bài 24 /17 sgk. Giải pt.
a/ (x2 – 2x + 1) – 4 = 0
Cho biết pt có dạng hằng đẳng thức nào ? 
Gọi 1 hs lên bảng, cả lớp cùng làm.
d/ x2 – 5x + 6 = 0
Làm thế nào để phân tích vế trái thành nhân tử.
Hãy nêu cụ thể.
Hs: Dùng phương pháp tách hạng tử.
Bài 25 / 17 sgk. Giải pt.
a/ 2x3 + 6x2 = x2 + 3x 
HS cả lớp giải pt.
Hs lên bảng làm.
b/ (3x – 1)(x2 + 2) = (3x – 1)(7x – 10)
Cho hs hoạt động nhóm 
Thời gian 3’.
Treo 3 bảng nhóm để hs nhận xét .
Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét sửa hoàn chỉnh.
Bài 33 /8 SBT.
Biết rằng x = -2 là một trong các nghiệm của phương trình.
x3 + ax2 – 4x – 4 = 0 (1)
a/ Xác định giá trị của a.
b/ Với a vừa tìm được ở câu a tìm các nghiệm còn lạicủa pt bằng cách đưa phương trình đã cho về dạng pt tích (đưa đề bài lên bảng phụ.)
-Làm thế nào để xác định giá trị của a.
GV cho hs biết trong bài tập này có hai dạng bài khác nhau.
+ Câu a, biết 1 nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của pt.
+ Câu b, biết hệ số bằng chữ, giải pt.
I. Sửa bài tập :
Bài 23/17 sgk. Giải pt.
a/ x(2x – 9) = 3x(x – 5)
 2x2 – 9x – 3x2 + 15x = 0
 -x2 + 6x = 0
 x(6 – x) = 0
 x = 0 x = 0
 6 – x = 0 x = 6
Vậy S = 
b/ 0,5x( x – 3) = (x -3)(1,5x – 1)
 0,5x( x – 3) – (x – 3)(1,5x – 1) = 0
 (x – 3)(0,5x – 1,5x + 1) = 0
 (x – 3)(1 – x) = 0
 x – 3 = 0 x = 3
 1 – x = 0 x = 1
Tập nghiệm của pt.
 S = 
Bài 23(d)/17
d/ x – 1 = x(3x – 7)
 3x – 7 = x(3x – 7)
KQ : S = 
II. Bài tập mới:
Bài 24 /17 sgk. Giải pt.
a/ (x2 – 2x + 1) – 4 = 0
 (x – 1)2 – 22 = 0
 (x – 1 + 2)(x – 1 – 2) = 0
 (x + 1)(x – 3) = 0
 x + 1 = 0 x = -1
 x – 3 = 0 x = 3 
 Vậy S = 
d/ x2 – 5x + 6 = 0
 x2 – 2x – 3x + 6 = 0
 x(x – 2) – 3(x – 2) = 0
 (x – 2)(x – 3) = 0
 x – 2 = 0 hoặc x – 3 = 0
 x = 2 hoặc x = 3
 Vậy S = 
Bài 25 / 17 sgk. Giải pt.
a/ 2x3 + 6x2 = x2 + 3x 
 2x2(x + 3) – x(x + 3) = 0
 x(x + 3)(2x – 1) = 0
 x = 0 x = 0
 x + 3 = 0 x = -3
 2x – 1 = 0 x = 
 Vậy S = 
b/ (3x – 1)(x2 + 2) = (3x – 1)(7x – 10)
(3x – 1)(x2 + 2) -(3x – 1)(7x – 10) = 0 
 (3x -1)(x2 + 2 – 7x + 10) = 0
 (3x – 1)(x2 – 3x – 4x + 12) = 0
 (3x – 1)[ x(x – 3) – 4(x – 3)] = 0
 (3x – 1)(x – 3)(x – 4) = 0
 3x – 1 = 0 x = 
 x – 3 = 0 x = 3
 x – 4 = 0 x = 4 
Vậy S = 
Bài 33 /8 SBT.
a/ Xác định giá trị của a.
 Thay x = -2 vàp pt (1), ta có.
 (-2)3 + a(-2)2 – 4(-2) – 4 = 0
 -8 + 4a + 8 – 4 = 0 
 4a = 4 
 a = 1
b/ Thay a =1 vào pt (1), ta có.
 x3 + x2 – 4x – 4 = 0
 x2(x + 1) – 4(x + 1) = 0
 (x + 1)(x2 – 4) = 0
 (x + 1)(x – 2)(x + 2) = 0
 x + 1 = 0 x = -1
 x – 2 = 0 x = 2 
 x + 2 = 0 x = -2
Vậy S = 
 4.4- Bài học kinh nghiệm.
GV: Giải phương trình tích, trước hết, ta thực hiện các quy tắc biến đổi nào ?
HS: trả lời
GV: chốt lại và rút ra bài học kinh nghiệm
III. Bài học kinh nghiệm :
Giải pt tích, trước hết ta phải:
+ Nhận xét hai vế có chứa nhân tử chung không ? Nếu có nên đặt nhân tử chung.
+ Chuyển các hạng tử của vế phải sang vế trái, tiếp tục phân tích vế trái thành nhân tử đến khi có dạng A(x).B(x) = 0
4.5/ Hướng dẫn hs tự học.
* Đối với bài học ở tiết này 
 - Xem lại bài tập đã sửa và làm bài tập 29, 30 31, 32, 34 /8 SBT.
 - Ôn lại điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định, thế nào là hai pt tương đương.
* Đối với tiết học sau:
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :	
- Phương pháp:	
- Sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học:	
	Kiểm tra, ngày tháng năm 2011
	Tổ trưởng 
	Huỳnh Thu Liễu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai so 8 tuan 2022.doc